Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau.

       1. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho mỗi quốc gia. Du lịch đóng góp phần lớn vào doanh thu của đất nước, mang lại hàng triệu việc làm cho người dân. Đặc biệt, du lịch còn là một phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất. Theo hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC), trong 181 quốc gia, vùng lãnh thổ thì du lịch Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới về phát triển tổng thể, đứng thứ 54 vì những đóng góp cho nền kinh tế quốc gia và đứng thứ 12 về sự tăng trưởng dài hạn trong vòng 10 năm tới. Do đó, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt về thu hút du khách hơn bao giờ hết. Không chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành, sự cạnh tranh còn diễn ra gay gắt giữa các công ty du lịch lữ hành quốc tế và trong nước. Vì vậy, điều quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đến các công ty du lịch trong nước là làm thế nào để thu hút du khách đến Việt Nam và các điểm đến du lịch, nhưng quan trọng hơn là lôi kéo họ quay lại điểm đến du lịch. Nghĩa là, gia tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch trong giai đọan hiện nay.

Điểm du lịch mũi Cà Mau

       Đối với điểm đến tỉnh Cà Mau, là một tỉnh có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch với những ưu thế của thiên nhiên đất rừng nhiệt đới, địa hình, phong cảnh với sự đa dạng của nhiều hệ sinh thái cùng với những phong tục tập quán, nền văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc miền Tây Nam bộ. Đặc biệt, huyện Ngọc Hiển là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau có khu du lịch sinh thái mà không có bất kỳ huyện nào, tỉnh nào có được – đó chính là cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 (cây số 0) tận cùng của cực nam Tổ quốc – đó chính là khu du lịch Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, trên thực tế du lịch của tỉnh Cà Mau vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có, lượng du khách đến vởi tỉnh Cà Mau chưa nhiều. Một số hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, chưa chú trọng đến chất lượng dịch vụ, chưa định hướng phát triển bền vững, nên du khách thường có xu hướng “một đi không trở lại”. Đây chính lý do, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau”.

       2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

       Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, kích thước mẫu nghiên cứu là 260, được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại các du khách đang đang thực hiện tour tại các điểm đến du lịch Cà Mau từ lần thứ 2 trở lên và được đông đảo du khách lựa chọn trong những năm gần đây là Vườn quốc gia Đất tỉnh; Cột mốc quốc gia; Cồn Ông Trang; Đầm Thị Tường; Vườn chim Đầm Dơi; Vườn chim Tư Na - Năm Căn; Vườn chim trong trung tâm thành phố Cà Mau; Hòn Khoai; Hòn Đá Bạc.

       Trên cơ sở đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm SPSS 20.0. Qua đó, loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào thành phần đo lường phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các nội dung phân tích tiếp theo. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện qua hình 1 như sau:

      Hình 1: Mô hình lý thuyết hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả phân tích

       Do đó mô hình hồi qui bội được dự đoán như sau:

       LTT = β0 + β1HTDL + β2VHXH + β3 GTAT + β4 MTCQ+ β5KNTC + β6XTDL + ei

       3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

       3.1. Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha

       Kết quả được trình bày ở bảng 1 cho thấy, trừ thang yếu tố Cơ sở hạ tầng du lịch có Cronbach’s Alpha = 0,587 (trong đó biến HTDL3 có tương quan biến-tổng<0,3), tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6. Tuy nhiên, biến GTAT6 của thang đo yếu tố Điều kiện giải trí và ẩm thực; biến KNTC4 của thang đo yếu tố Khả năng tiếp cận, có tương quan biến tổng không đạt yêu cầu > 0,3. Kết quả sau khi loại các biến này tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và tương quan biến - tổng của tất cả các biến - tổng trong các thang đo > 0,3.

Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến này

 

Thang đo yếu tố Môi trường cảnh quan: Cronbach's Alpha = 0,653

MTCQ1

15,56

3,769

0,470

0,569

 

MTCQ2

15,63

4,598

0,302

0,644

 

MTCQ3

15,66

3,786

0,511

0,549

 

MTCQ4

15,67

3,759

0,445

0,582

 

MTCQ5

15,69

4,501

0,306

0,644

 

Thang đo yếu tố Môi trường văn hóa, xã hội: Cronbach's Alpha = 0,785

VHXH1

14,96

5,242

0,494

0,767

 

VHXH2

14,87

5,242

0,527

0,755

 

VHXH3

14,87

5,257

0,559

0,745

 

VHXH4

15,14

4,833

0,618

0,725

 

VHXH6

15,28

5,006

0,610

0,728

 

Thang đo yếu tố Cơ sở hạ tầng du lịch: Cronbach's Alpha =0,656

HTDL1

11,53

3,687

0,432

0,592

 

HTDL2

11,50

3,795

0,446

0,583

 

HTDL4

11,37

3,669

0,424

0,598

 

HTDL5

11,35

3,650

0,445

0,583

 

Thang đo yếu tố Điều kiện giải trí và ẩm thực: Cronbach's Alpha =0,772

GTAT1

16,31

4,886

0,502

0,744

GTAT2

16,31

4,839

0,486

0,749

GTAT3

16,30

4,568

0,597

0,712

GTAT4

16,30

4,186

0,593

0,712

GTAT5

16,28

4,440

0,546

0,729

Thang đo yếu tố Khả năng tiếp cận: Cronbach's Alpha = 0,772

KNTC1

7,52

2,212

0,577

0,725

KNTC2

7,52

2,089

0,608

0,693

KNTC3

7,40

2,271

0,639

0,662

Thang đo yếu tố Xúc tiến du lịch: Cronbach's Alpha = 0,671

XTDL1

11,92

4,468

0,372

0,653

XTDL2

12,08

4,040

0,420

0,625

XTDL3

12,33

3,683

0,511

0,564

XTDL4

12,33

3,449

0,513

0,561

Thang đo yếu tố Lòng trung thành của du khách: Cronbach's Alpha = 0,725

LTT1

10,84

3,603

0,557

0,644

LTT2

11,08

3,410

0,528

0,655

LTT3

10,84

3,400

0,428

0,723

LTT4

10,83

3,384

0,563

0,635

 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

                              Bảng 2: Kết quả EFA thang đo các biến độc lập

STT

Biến quan sát

Hệ số tải của các nhân tố thành phần

1

2

3

4

5

6

1

MTCQ1

 

 

0,703

 

 

 

2

MTCQ2

 

 

0,516

 

 

 

3

MTCQ3

 

 

0,721

 

 

 

4

MTCQ4

 

 

0,695

 

 

 

5

MTCQ5

 

 

0,537

 

 

 

6

HTDL1

 

 

 

0,642

 

 

7

HTDL2

 

 

 

0,624

 

 

8

HTDL4

 

 

 

0,658

 

 

9

HTDL5

 

 

 

0,738

 

 

10

VHXH1

0,681

 

 

 

 

 

11

VHXH2

0,613

 

 

 

 

 

12

VHXH3

0,651

 

 

 

 

 

13

VHXH4

0,749

 

 

 

 

 

14

VHXH5

0,716

 

 

 

 

 

15

GTAT1

 

0,683

 

 

 

 

16

GTAT2

 

0,666

 

 

 

 

17

GTAT3

 

0,767

 

 

 

 

18

GTAT4

 

0,750

 

 

 

 

19

GTAT5

 

0,721

 

 

 

 

20

KNTC1

 

 

 

 

 

0,713

21

KNTC2

 

 

 

 

 

0,764

22

KNTC3

 

 

 

 

 

0,685

23

XTDL1

 

 

 

 

0,579

 

24

XTDL2

 

 

 

 

0,655

 

25

XTDL3

 

 

 

 

0,752

 

26

XTDL4

 

 

 

 

0,791

 

Giá trị Eigenvalue

4,434

2,695

2,075

2,028

1,579

1,245

Phương sai trích

17,054

10,366

7,981

7,801

6,073

4,790

Cronbach’s alpha

0,785

0,772

0,653

0,656

0,671

0,772

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       Kết quả phân tích EFA bằng phương pháp trích Principal components và phép quay varimax cho thấy, 26 biến quan sát (sau khi loại các biến HTDL3; GTAT6; KNTC4 trong quá trình Cronbach’s Alpha) đo lường 6 yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau được rút trích vào 06 nhân tố nguyên gốc (bảng 2 và phụ lục 1) tại giá trị Eigenvalue = 1,245 (>1); phương sai trích đạt 54,063% (>50%); tất cả biến quan sát được rút trích vào các nhân tố đều có trọng số tải nhân tố (Factor Loading) đạt tiêu chuẩn ≥ 0,5 và chênh lệch trọng số tải nhân tố (Factor Loading) > 0,3, đồng thời hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của các thang đo được kiểm tra lại đều đạt yêu cầu. Vì vậy, kết quả  EFA này được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo.

       Kết quả EFA thang đo biến phụ thuộc (bảng 3 và phụ lục 2) cho thấy, chỉ số KMO = 0,747; Sig. = 0,000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để EFA. Trong đó, 4 biến quan sát được rút trích vào 1 nhân tố với giá trị Eigenvalue = 2,225, tổng phương sai trích đạt 55,613%; tất cả biến quan sát đều có trọng số tải nhân tố (Factor Loading) đạt tiêu chuẩn ≥ 0,5, đồng thời hệ số tin cậy Cronbach’s alpha được kiểm tra lại = 0,725. Vì vậy, kết quả  EFA này được chấp nhận và có thể sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo.

           Bảng 3: Kết quả EFA thang đo biến phụ thuộc

Biến quan sát

Hệ số tải

nhân tố

Giá trị Eigen

Phương sai trích

Cronbach's alpha

Lòng Trung thành của du khách

2,225

55,613

0,725

LTT1

0,781

 

 

 

LTT2

0,763

 

 

 

LTT3

0,653

 

 

 

LTT4

0,799

 

 

 

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       Như vậy, với kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha và phân tích EFA trên đây có thấy, ngoài các biến quan sát: HTDL3; GTAT6; KNTC4 (của thang đo yếu tố Cơ sở hạ tầng du lịch; Điều kiện giải trí và mua sắm; Khả năng tiếp cận) bị loại, các biến quan sát còn lại và các khái niệm nghiên cứu được giữ nguyên gốc. Vì thế, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu được giữ nguyên trước khi đưa vào kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội.

       3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

       Kết quả tóm tắt mô hình hồi qui (bảng 4) bằng lệnh Stepwise (là một kết hợp của thủ tục đưa từng biến độc lập vào và loại từng biến độc lập ra khỏi phương trình; các biến không có ý nghĩa thống kê sẽ tự động bị loại khỏi mô hình hồi quy) cho thấy, mô hình được lựa chọn là  mô hình 5 (gồm các biến độc lập: Khả năng tiếp cận (KNTC); Cơ sở hạ tầng du lịch (HTDL); Môi trường văn hóa, xã hội (VHXH); Điều kiện giải trí và ẩm thực (GTAT); Môi trường cảnh quan (MTCQ). Vì, mô hình này có độ phù hợp cao nhất, đó là giải thích được 48,9% biến thiên của biến phụ thuộc (Lòng trung thành của du khách) và độ lệch chuẩn của sai số cần ước lượng thấp nhất (0,4235).

Bảng 4: Kết quả tóm tắt mô hình hồi qui

Mô hình

R

R2

R2

 điều chỉnh

Độ lệch chuẩn của sai số ước lượng

Mức độ thay đổi giá trị thống kê

 

Durbin-Watson

Mức

độ

thay

đổi R2

độ

thay

đổi F

Bậc

tự do

tử số (df1)

Bậc

tự do

mẫu số (df2)

Mức độ thay đổi

ý nghĩa F

1

0,529a

0,280

0,277

0,50370

0,280

100,361

1

258

0,000

 

2

0,642b

0,412

0,408

0,45604

0,132

57,748

1

257

0,000

 

3

0,680c

0,462

0,456

0,43717

0,050

23,669

1

256

0,000

 

4

0,693d

0,481

0,472

0,43036

0,019

9,158

1

255

0,003

 

5

0,706e

0,499

0,489

0,42350

0,018

9,333

1

254

0,002

1,868

a. Predictors: (Constant), KNTC

b. Predictors: (Constant), KNTC, HTDL

c. Predictors: (Constant), KNTC, HTDL, VHXH

d. Predictors: (Constant), KNTC, HTDL, VHXH, GTAT

e. Predictors: (Constant), KNTC, HTDL, VHXH, GTAT, MTCQ

f. Dependent Variable  LTT

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       Kết quả phân tích ANOVA (bảng 5) cho thấy, mô hình được chọn (mô hình 5) có trị thống kê F có giá trị 50,590, tại mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Chứng tỏ giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Vì thế, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp dữ liệu về tổng thể.   

Bảng 5: Kết quả phân tích ANOVA

Mô hình

Tổng các bình phương

Bậc tự do (df)

Trung bình bình phương

F

Sig.

5

Hệ số hồi quy

45,367

5

9,073

50,590

0,000e

Phần dư

45,555

254

0,179

 

 

Tổng cộng

90,922

259

 

 

 

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       Kết quả phân tích hệ số hồi qui được tổng hợp trên (bảng 6) cho thấy, sự giải thích của các yếu tố (biến độc lập) trong mô hình được chọn bao gồm: Khả năng tiếp cận (KNTC); Cơ sở hạ tầng du lịch (HTDL); Môi trường văn hóa, xã hội (VHXH); Điều kiện giải trí và ẩm thực (GTAT); Môi trường cảnh quan (MTCQ) đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05). Do vậy, dựa vào kết quả này cho phép kết luận:

       Thứ nhất, mô hình hồi quy dạng chưa chuẩn hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau được xác định như sau:

       LTT= - 0,725+ 0,313*HTDL + 0,268*VHXH + 0,225*KNTC +0,175*GTAT + 0,155*MTCQ

Bảng 6: Các thông số của từng biến trong phương trình hồi qui

Biến

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Sig.

Đa cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

Độ chấp

 nhận

Hệ số phóng đại

(Constant)

-0,725

0,341

 

-2,127

0,034

 

 

KNTC

0,225

0,045

0,266

5,028

0,000

0,703

1,422

HTDL

0,313

0,047

0,321

6,672

0,000

0,852

1,174

VHXH

0,268

0,057

0,249

4,667

0,000

0,694

1,441

GTAT

0,175

0,055

0,143

3,163

0,002

0,965

1,036

MTCQ

0,155

0,051

0,137

3,055

0,002

0,987

1,013

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       Thứ hai, ngoài giả thuyết H6 (Xúc tiến du lịch có ảnh hưởng cùng chiều đến Lòng trung thành của du khách bị bác bỏ, các giả thuyết: H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận (bảng 7).

Bảng 7: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết

Nội dung

Kết quả kiểm định

H1

Môi trường cảnh quan ảnh hưởng cùng đến lòng trung thành của du khách

Chấp nhận

H2

Cơ sở hạ tầng du lịch có ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của du khách

Chấp nhận

H3

Môi trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách

Chấp nhận

H4

Điều kiện giải trí và ẩm thực có ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của du khách

Chấp nhận

H5

Khả năng tiếp cận có ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của du khách

Chấp nhận

H6

Xúc tiến du lịch có ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành của du khách

Bác bỏ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

       Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau được xác định như sau:

        -  Cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Cơ sở hạ tầng du lịch được du khách đánh giá tăng lên một đơn vị, thì lòng trung thành của du khách sẽ tăng 0,321 đơn vị.

       - Khả năng tiếp cận là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, nếu Khả năng tiếp cận được du khách đánh giá tăng lên một đơn vị, thì lòng trung thành của du khách sẽ tăng 0,266 đơn vị.

       -  Môi trường văn hóa, xã hội là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Môi trường văn hóa, xã hội được du khách đánh giá tăng lên một đơn vị, thì lòng trung thành của du khách sẽ tăng 0,249 đơn vị.

       -  Điều kiện giải trí và ẩm thực là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ thứ tư đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Điều kiện giải trí và ẩm thực được đánh giá tăng lên một đơn vị, thì lòng trung thành của du khách sẽ tăng 0,143 đơn vị.

       - Môi trường cảnh quan là yếu tố có ảnh hưởng yếu nhất đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Môi trường cảnh quan được đánh giá tăng lên một đơn vị, thì lòng trung thành của du khách sẽ tăng 0,137 đơn vị.

       4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết quả nghiên cứu này cho thấy để củng cố và gia tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau trong những năm tới, Chính quyền tỉnh Cà Mau, các Trung tâm lữ hành và Công ty du lịch của tỉnh Cà Mau cần tập trung vào các hàm ý chính sách sau đây:

       4.1.Nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch của điểm đến tỉnh Cà Mau

       Cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau (Beta = 0,321). Bởi thế, để củng cố và gia tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau, Chính quyền tỉnh Cà Mau, các Trung tâm lữ hành và Công ty du lịch của Cà Mau cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

       - Gia tăng đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển các khu du lịch và hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng có chất lượng để tạo dựng hình ảnh điểm đến du lịch Cà Mau thông qua các cơ sở hạ tầng du lịch này.

       - Liên kết chặt chẽ giữa các Trung tâm lữ hành, các công ty du lịch trong tỉnh thực hiện các chương trình khuyến mại kích cầu du lịch để thu hút du khách đến tham quan và mua sắm.

       - Tập trung phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đặc thù, gắn với nguồn tài nguyên và tiềm năng sẵn có của Cà Mau và địa phương phụ cận để tạo ra những sản phẩm du lịch riêng biệt, đậm đà bản sắc của địa phương, qua đó nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang thương hiệu du lịch của Vùng đất Phương Nam nói chung và của đất tỉnh Cà Mau nói riêng.

       4.2. Nâng cao Khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch

       Khả năng tiếp cận điểm đến là yếu tố có mức độ quan trọng thứ hai (sau yếu tố Cơ sở hạ tầng du lịch) ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau (Beta = 0,266). Tuy nhiên, du khách đánh giá Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau ở thời điểm hiện tại là chưa cao. Bởi thế, để gia tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau, Chính quyền tỉnh Cà Mau, các Trung tâm lữ hành và Công ty du lịch của Cà Mau cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

       - Tăng cường liên kết, hợp tác giữa Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực trong việc quảng báo thương hiệu và phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh, xuyên Việt, trong đó Cà Mau là điểm kết nối quan trọng; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia tích cực vào Hiệp hội du lịch để tạo nên sức mạnh hợp lực trong toàn ngành du lịch của cả nước và khu vực miền Tây Nam bộ.

       -Tăng hỗ trợ kinh phí cho ngành du lịch tổ chức mời, đón một số đoàn Famtrip, Presstrip nước ngoài, dành cho các doanh nghiệp lữ hành, các hãng thông tấn, báo chí quốc tế từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng đến chứng kiến để quảng bá thông tin về sự an toàn, thân thiện, hấp dẫn của điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau trên các kênh thông tin trong nước, nước ngoài; đồng thời nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên truyền hình, phát thanh nhằm thu hút khách nội địa.

       - Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông đường bộ, bên cạnh đường sông ở khu vực trung tâm và kết nối các khu du lịch. Trong đó, chính quyền tỉnh cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài đến Cà Mau tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

       4.3. Cải thiện môi trường văn hóa, xã hội

       Môi trường văn hóa xã hội là yếu tố quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau (Beta = 0,249). Để cải thiện vấn đề này thì chính quyền tỉnh Cà Mau, các Trung tâm lữ hành và Công ty du lịch của Cà Mau cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

       - Phát triển các loại hình du lịch văn hóa thông qua việc tổ chức các lệ hội văn hóa truyền thông của vùng đất Phương Nam, tổ chức có chất lượng các sự kiện du lịch gắn kết với văn hóa, thể thao, tạo hiệu ứng thu hút và gia tăng lòng trung thành của du khách nội địa và quốc tế.

       - Duy trì và phát triển mô hình du lịch làng nghề truyền thống để tạo nên những tour du lịch văn hóa đặc sắc, điểm tham quan sinh thái và cộng đồng .

       - Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự để xây dựng hình ảnh tốt đẹp về điểm đến, con người Cà Mau trong lòng du khách. 

       4.4. Phát triển điều kiện giải trí và ẩm thực

       - Điều kiện giải trí và ẩm thực là yếu tố quan trọng thứ tư ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau (Beta=0,143). Tuy nhiên, nhu cầu của du khách về điều kiện giải trí và ẩm thực là càng ngày càng cao, bởi thế, từ kết quả này để gia tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau, Chính quyền tỉnh Cà Mau và các Trung tâm lữ hành và Công ty du lịch của Cà Mau cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

       - Phát triển các loại hình giải trí đa dạng, lành mạnh đáp ứng nhu cầu giả trí, thư giãn của khách du lịch. Cụ thể, cần cải thiện, nâng cấp những khu vui chơi giải trí, điểm du lịch truyền thống mang bản chất văn hóa địa phương và xây dựng thêm những khu du lịch mới.

       - Nghiên cứu, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trên sông như: Hội hoa đăng vào dịp Tết âm lịch; Lễ hội văn hóa – thể thao – du lịch trên sông vào mùa hè; Lễ hội dân gian Cầu ngư, nghệ thuật đơn ca tài tử vốn là thế mạnh của vùng đất tỉnh. Quy hoạch một số khu vực để xây dựng, phát triển mô hình du lịch sinh thái và biển đảo để tạo điểm nhấn đặc trưng của điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau.

       4.5. Cải tạo môi trường cảnh quan

       Mặc dù Cảnh quan môi là có ảnh hưởng yếu nhất đến đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau (Beta = 0,137). Vì vậy, để gia tăng lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau, Chính quyền tỉnh Cà Mau, các Trung tâm lữ hành và Công ty du lịch của Cà Mau cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

       - Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cần thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự để xây dựng hình ảnh đẹp về điểm đến du lịch Cà Mau.

       - Tuyên truyền nâng cao ý thức của đội ngũ những người vận tải làm nhiệm vụ đưa đón du khách, người bán hàng, hướng dẫn viên, vv, về cách ứng xử lịch sự và văn minh, không để xảy ra bất cứ điều gì gây phiền hà cho du khách, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của địa phương.

       - Cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức và văn hóa du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương, hạn chế tình trạng ăn xin làm mất hình ảnh trong mắt du khách.

       - Tăng đầu tư phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên đối với những loài động vật quý hiếm được phát hiện và nuôi dưỡng tại các khu du lịch sinh thái vốn được coi là một thế mạnh của vùng đất tỉnh Ca Mau.

       5.KẾT LUẬN

       Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 05 yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm: HTDL (Hạ tầng du lịch); KNTC (Khả năng tiếp cận); VHXH (Văn hóa, xã hội); GTAT (Điều kiện giải trí và ẩm thực). MTCQ (Môi trường cảnh quan). Ngoài ra, 05 yếu tố được cô đọng trong mô hình nghiên cứu này chỉ giải thích được 48,9% biến thiên của lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau. Điều đó chứng tỏ, khả năng còn có những yếu tố khác, các biến quan sát khác cũng tham gia vào giải thích lòng trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau nhưng chưa được cô đọng trong mô hình của nghiên cứu này.

       TÀI LIỆU THAM KHẢO

       [1] Luật Du lịch Việt Nam (2005).

       [2] Lê Văn Công (2014a), Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

       [3] Lê Văn Công (2014b), Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội.

       [4] Nguyễn Hằng (2011), Nghiên cứu triển vọng phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí khoa học, số 8, Đại học Đông Á.

       [5] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với  SPSS, NXB Thống kê.

       [6] Hồ Huy Tựu và Nguyễn Ái Cẩm (2012), Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với điểm đến du lịch Nha Trang, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, số 262, 2012.

       1. Tài liệu Tiếng Anh

       [7] Burkart, A.J. & Medlik, S (1974), Tourism: Past, Present and Future.

       [8] Chi, C.G.Q. & Qu (2008), Examining structural relationship of destination image, tourist satisfaction, and destination loyalty, an integrated approach, Tourism management, 29, 624-636.

       [9] Hu, Y., & Ritchie, B.J.R (1993), Measuring destination attractiveness: A. contextual approach, Jounal of Travel Research, 32 (2), 25-34.

       [10] Hunziker & Kraf (1941), Tourism as the sum of the phenomena and relationships arising from the travel and stay of non – residents, Publications Aiest Association International Experts Scientific Tourism.

       [11] Prayag, G. and Ryan, C (2011), The relationship between the push & pull attributes of a ourist destination: the role of nationality, An analytical qualitative research approach. Current Issues in Tourism 14(2): 121-143.

       [12] Rajesh, R (2013), Impact of Tourist Perceptions, Destination Image and Tourist Satisfaction on Destination Loyalty: A Conceptual Model, Pondicherry University, Puducherry, India, Vol. 11 No. 3, pp. 67-78.


PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ EFA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP

 

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.765

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

1.746E3

df

325

Sig.

.000

 

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

1

4.434

17.054

17.054

4.434

17.054

17.054

2.880

11.076

11.076

2

2.695

10.366

27.419

2.695

10.366

27.419

2.703

10.395

21.471

3

2.075

7.981

35.400

2.075

7.981

35.400

2.197

8.450

29.921

4

2.028

7.801

43.200

2.028

7.801

43.200

2.106

8.102

38.023

5

1.579

6.073

49.273

1.579

6.073

49.273

2.106

8.099

46.122

6

1.245

4.790

54.063

1.245

4.790

54.063

2.065

7.942

54.063

7

.996

3.830

57.893

 

 

 

 

 

 

8

.950

3.655

61.547

 

 

 

 

 

 

9

.900

3.462

65.009

 

 

 

 

 

 

10

.862

3.315

68.324

 

 

 

 

 

 

11

.757

2.910

71.234

 

 

 

 

 

 

12

.732

2.816

74.050

 

 

 

 

 

 

13

.667

2.567

76.617

 

 

 

 

 

 

14

.654

2.515

79.132

 

 

 

 

 

 

15

.609

2.341

81.473

 

 

 

 

 

 

16

.589

2.264

83.738

 

 

 

 

 

 

17

.567

2.182

85.920

 

 

 

 

 

 

18

.540

2.075

87.995

 

 

 

 

 

 

19

.517

1.987

89.982

 

 

 

 

 

 

20

.447

1.718

91.700

 

 

 

 

 

 

21

.431

1.658

93.358

 

 

 

 

 

 

22

.401

1.541

94.900

 

 

 

 

 

 

23

.366

1.409

96.309

 

 

 

 

 

 

24

.345

1.329

97.637

 

 

 

 

 

 

25

.325

1.249

98.887

 

 

 

 

 

 

26

.289

1.113

100.000

 

 

 

 

 

 

Extraction Method: Principal Component Analysis.

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ EFA BIẾN PHỤ THUỘC

 

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.747

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

210.167

df

6

Sig.

.000

 

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

1

2.225

55.613

55.613

2.225

55.613

55.613

2

.737

18.436

74.049

 

 

 

3

.540

13.503

87.552

 

 

 

4

.498

12.448

100.000

 

 

 

Extraction Method: Principal Component Analysis.

 

 

 

Tác giả: Lê Khánh Linh – Vũ Đắc Thọ1

1Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau