Cần duy trì và ổn định diện tích sản xuất lúa 2 vụ đối với vùng sản xuất chuyên lúa.

       Trong thời gian qua một số người dân tự ý đưa nước mặn vào vùng đất trồng lúa 2 vụ để chuyển đổi loại hình sản xuất từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất lúa của người dân trong vùng.

       Cây lúa, hạt gạo có vị trí vai trò rất quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp và đời sống của người dân, do vậy ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp. Nhiều Đề án, dự án, chương trình liên quan đến sản xuất lúa gạo được ban hành, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Khoa học – công nghệ là giải pháp quyết định đến chất lượng tăng trưởng cũng như hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo của tỉnh.

Mô hình sản xuất lúa 2 vụ

       Tuy nhiên trong thực tế sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã chứng minh khoa học và công nghệ đã được chuyển giao đến người dân và được nhiều người dân sản xuất lúa áp dụng, cùng với các chính sách khuyến khích phù hợp, gắn với tổ chức sản xuất hiệu quả cả về quy mô và loại hình sản xuất, với việc tổ chức tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất cho những người dân và các nhà quản lý đó là cơ sở để thời gian tới đòi hỏi cần phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trước những biến đổi khí hậu như hiện nay. Để giúp người dân có những giải pháp ứng phó kịp thời hạn chế rủi ro trong sản xuất.

       Tuy nhiên trong sản xuất lúa gạo hiện nay từng ngành, từng địa phương đã  triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của chính phủ, bộ, ngành để giúp người dân tham gia thực hiện có hiệu quả những chính sách đó trong sản xuất lúa gạo như hiện nay.

       Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại kết quả sản xuất lúa gạo trong nhiều năm qua mà ngành chuyên môn cùng với người dân đã thực hiện đạt được và tính hiệu quả của nó để có những giải pháp để chú trọng và ưu tiên thực hiện những chính sách phù hợp với từng địa phương, từng điều kiện sản xuất của người dân để giúp người dân sản xuất lúa gạo có lợi nhuận cao và bền vững đó là cơ sở để người dân có lòng hăng sai, nhiệt tình, mạnh dạng đầu tư sản xuất lúa gạo trên mỗi diện tích, thửa ruộng của từng hộ, đó là điều kiện để người dân không có ý định chuyển đổi diện tích đất sản xuất chuyên lúa sang sản xuất loại hình khác kém hiệu quả ảnh hưởng đến thu hẹp dần diện tích và sản lượng lúa hàng năm của địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

       Đối với người dân cần có suy nghĩ thực tế và có cách làm theo định hướng chủ trương của Đảng, của nhà nước về phát triển kinh tế nông nông của tỉnh, để có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu điều kiện đất đai và thị trường để mang tính ổn định và bền vững tăng thu nhập kinh tế của từng hộ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

       Với thực trạng như trên, nếu ngành chức năng không can thiệp mạnh, không có cơ chế xiết chặt, trong tương lai những vùng đất chuyên sản xuất lúa sẽ bị chuyển dần sang hình thức sản xuất lúa - tôm.

Thu hoạch lúa

       Nhằm để ổn định diện tích sản xuất vùng đất chuyên lúa, thiết nghĩ chúng ta nên có những lưu ý:

       Thứ nhất: Nhà nước có thể điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng ổn định diện tích đất sản xuất chuyên lúa và tăng diện tích sản xuất lúa - tôm đối với một số vùng không đủ điều kiện sản xuất chuyên lúa, kém hiệu quả, xâm nhập phèn, mặn... Xây dựng cơ sở hạ tầng (cống, đập, kênh thủy lợi…) khép kính toàn bộ diện tích vùng đất sản xuất chuyên lúa.

       Thứ hai: Có cơ chế cụ thể để áp dụng xử lý đối với những trường hợp tự ý phá vỡ quy hoạch theo chủ trương của nhà nước, nêu cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp, thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.

       Thứ ba: Thường xuyên kiểm tra hướng dẫn người dân áp dụng những mô hình sản xuất phù hợp với hệ sinh thái nước ngọt, có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, tăng cường khuyến khích đầu tư vào sản xuất lúa theo hình thức liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm.

       Thứ tư: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công ty, doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia xây dựng mô hình trình diễn, đầu tư vào sản xuất lúa, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa, góp phần giúp người dân sản xuất lúa có lợi nhuận nhiều, bền vững, có lòng hăng sai, nhiệt tình sản xuất lúa.

       Thứ năm: Song song đó, chính quyền địa phương tổ chức xây dựng hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn đã được khoanh vùng quy hoạch sản xuất lúa để liên kết sản xuất với qui mô diện tích tập trung nhằm đáp ứng được yêu cầu của công ty, doanh nghiệp thu mua lúa./.

Trần Minh Chòi