Kết quả dự án nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn theo công nghệ Semi-biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

       I. Đặt vấn đề

       Hiện nay công nghệ Biofloc là công nghệ tối ưu về mặt thiết kế và kỹ thuật, đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí điện năng cho vận hành cao, trình độ kỹ thuật cao. Công nghệ Semi-biofloc hay còn gọi là “biofloc bán phần” ứng dụng công nghệ biofloc (phát triển vi khuẩn dị dưỡng trong ao nuôi, áp chế gần như hoàn toàn sự phát triển của tảo) nhưng vẫn duy trì một phần tảo (mật độ floc ở mức 2-3,0ml/l). Nhờ nuôi không thay nước, hệ thống công trình thiết kế đảm bảo an toàn sinh học và sử dụng biofloc để ức chế vi sinh vật gây bệnh mà bệnh tôm rất hiếm khi xảy ra trong các ao nuôi áp dụng công nghệ Biofloc. Tuy nhiên hiện nay trong điều kiện ở tỉnh Cà Mau là chưa thể áp dụng và phát huy tối ưu hiệu quả của công nghệ Biofloc vì công nghệ này rất phức tạp, chưa phù hợp với trình độ tay nghề và khả năng ứng dụng của người dân. Vì vậy sự lựa chọn công nghệ Semi-biofloc là phù hợp hơn, do công nghệ ít phức tạp và dễ thực hiện.

       Qua tình hình thực tế nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có nhiều địa phương đã phát triển loại hình nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ nuôi Semi-biofloc, điển hình là Đầm Dơi, Phú Tân, ngoài ra còn có các địa phương khác như Cái Nước, Năm Căn... Nhiều quy trình ra đời nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng tôm nuôi cũng như hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đáng kể nhất là quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 02 giai đoạn. Qua thực tế nuôi tôm, quy trình này vẫn còn mắc phải một số nhược điểm như: biến động môi trường ở mỗi giai đoạn nuôi còn cao, chi phí quản lý môi trường nhiều, thời gian nuôi kéo dài. Từ đây, quy trình nuôi tôm 03 giai đoạn ra đời nhằm mục đích giải quyết các vấn đề mà quy trình 02 giai đoạn đã gặp phải: Vấn đề môi trường trong từng giai đoạn nuôi ít biến động; Chế độ cho ăn được quản lý chặt chẽ và hợp lý nên hệ số thức ăn (FCR) giảm; Tôm chuyển giai đoạn, nghĩa là tôm được chuyển sang sống và phát triển trong một môi trường nước “mới và sạch”, kích thích tôm lớn nhanh hơn trong thời gian ngắn, rút ngắn thời gian nuôi của tôm, từ đó giúp hộ nuôi xoay vòng được nhiều vụ nuôi trong năm; Một chế độ thay nước phù hợp, xả thải được xử lý hợp lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài, từ đó giảm thiểu tối đa tác động từ hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh.

       Địa điểm thực hiện dự án tại ấp Cống Đá và ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Nằm cạnh ba con sông lớn là Tân Điền, Cái Đôi, và Cái Nước Biển. Đây là các con sông lớn cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất, nuôi tôm của huyện. Hệ thống thủy lợi thuận lợi, nối liền các kênh rạch, thuận lợi cho quá trình trao đổi nước khi triển khai dự án. Nguồn điện ngoài việc cung cấp điện cho các thiết bị sinh hoạt, còn đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi tôm công nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy rất thuận lợi để vận chuyển vật tư và sản phẩm thu hoạch có khối lượng lớn. Ngoài ra mạng lưới các dịch vụ như: Dịch vụ vật tư nông nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thu mua tôm, mua bán vật tư và sửa chữa nông ngư cơ phát triển đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đây thật sự là một địa điểm rất thuận lợi để thực hiện dự án.

       II. Phương pháp thực hiện

       1. Thời gian và địa điểm triển khai

       Thời gian: Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.

       Địa điểm: ấp Cống Đá - ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

       2. Quy mô dự án

       Dự án triển khai với quy mô là 03ha/02 hộ (mỗi điểm 1,5ha/hộ) trong đó diện tích thực nuôi là 0,15ha/hộ, còn lại là công trình phụ trợ (ao lắng thô, ao lắng xử lý, ao lắng tinh, ao thải, hố biogas).

       3 Quy trình kỹ thuật

 

 Lưu ý: Trong suốt quá trình thực hiện các giai đoạn của dự án, thường xuyên theo dõi và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường (chỉ số floc, độ mặn, độ kiềm, pH, canxi, magie….); tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống,…

       III. Kết quả và thảo luận

       1. Kết quả về các yếu tố môi trường

TTChỉ tiêuAo nuôiKết quảGhi chú
Ao 1Ao 2Ao 1Ao 2
1Chỉ số floc (mL/L)1,5 - 3,21,5 - 3,3ĐạtĐạt 
2Độ trong (cm)20 - 3020 - 40ĐạtĐạt 
3Độ kiềm (mg/L)140 - 200160 - 230ĐạtĐạt 
4Độ mặn (‰)18 - 3727 - 37ĐạtĐạt 
5pH7,8 - 8,77,8 - 8,7ĐạtĐạt 
6DO4 - 54 - 5ĐạtĐạt 
7Canxi280 - 350260 - 350ĐạtĐạt 
8Magie500 - 1.200750 - 1.200ĐạtĐạt 
9NO0 - 0,40 - 0,4ĐạtĐạt 
10NH0 - 0,020 - 0,02ĐạtĐạt 

            Nhận xét: Các chỉ tiêu môi trường nêu trên đều đạt trong dự án.

       2. Kết quả về quản lý thức ăn

       Kết quả theo dõi thức ăn cho tôm ăn ở 02 ao nuôi được thể hiện ở bảng sau:

Hệ số thức ăn các ao trong quá trình nuôi

TTAo nuôiSố ngày nuôiSản lượng thu hoạch (kg)Lượng thức ăn sử dụng (kg)Hệ số FCR
1A857.1508.3201,163
2A667.5008.4301,124
Trung bình767.3258.3701,143

       Kết quả từ dự án cho thấy, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR trung bình thấp hơn so với thuyết minh dự án, FCR của vụ nuôi là 1,143 (so với thuyết minh ≤1,2). Từ kết quả này cho thấy quản lý thức ăn trong quá trình nuôi hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao.

       3. Kết quả về tỷ lệ tăng trưởng

       Kết quả theo dõi tăng trưởng tôm nuôi các giai đoạn.

       Qua biểu đồ cho thấy tốc độ tăng trưởng không có sự chênh lệch nhiều giữa 02 ao nuôi như sau:

       Giai đoạn 01: Từ 22-24 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng tôm nuôi của ở điểm khá tốt, trong bình 0,729gram/con; trong đó ao số 01 (22 ngày tuổi, trọng lượng bình quân 0,588g/con, tương đương với 1.700 con/kg) ao số 02 (24 ngày tuổi, trọng lượng bình quân 0,869g/con, tương đương với 1.150 con/kg)

       Giai đoạn 02: Do diễn biến thời tiết năm 2020 diễn biến phức tạp, gây nên nắng hạn El-nino kéo dà từ tháng 02 đến tháng 5 năm 2020; đồng thời tình hình dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến tác dộng về môi trường nuôi và quá trình di chuyển của nhóm thực hiện dự án, nên việc chuyển giai đoạn của tôm nuôi không như mong muốn theo thuyết minh Dự án. Kết quả triển khai đạt được cụ thể như sau: Từ 60-76 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng tôm nuôi của ở điểm khá tốt, trung bình 21,24gram/con; trong đó ao số 01 (76 ngày tuổi, thời gian nuôi của giai đoạn 02 là 54 ngày, trọng lượng bình quân 23,25g/con, tương đương với 43 con/kg) ao số 02 (60 ngày tuổi, thời gian nuôi của giai đoạn 02 là 36 ngày trọng lượng bình quân 19,23g/con, tương đương với 52 con/kg).

       Giai đoạn 03: Thời điểm thu hoạch, từ 66-85 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng tôm nuôi của ở thời điểm chuyển khá tốt, trong bình 23,37gram/con; trong đó ao số 01 (85 ngày tuổi, thời gian nuôi của giai đoạn 03 là 9 ngày, trọng lượng bình quân 26,32g/con, tương đương với 38 con/kg) ao số 02 (66 ngày tuổi, thời gian nuôi của giai đoạn 02 là 7 ngày trọng lượng bình quân 20,42g/con, tương đương với 49 con/kg). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng ở các ao nuôi tương đối đồng đều. Điều này cũng phù hợp thực tế là giữa 02 ao nuôi theo các giai đoạn; do trong quá trình triển khai thực tế nhiều yếu tố dịch bệnh diễn biến phức tạp (ao số 02) và đã thu hoạch trước hạn định. Tỷ lệ sống trung bình cho cả 02 ao nuôi (ở giai đoạn 03) là 89%.

       4. Kết quả về tỷ lệ sống

       Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của các ao trong qúa trình nuôi

TTAo nuôiSố ngày nuôiTỷ lệ sống theo thuyết minh Dự án ở GĐ3 (%)Tỷ lệ sống thực tế ở GĐ3 (%)Ghi chú
1Ao 1859080 
2Ao 2669098 
Tỷ lệ sống bình quân9089 

       Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ sống của 02 ao: Ao số A sau 85 ngày nuôi, ao số A sau 66 ngày nuôi, đạt tỷ lệ sống 89% cho thấy: Bố trí hệ thống ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước hợp lý, qui trình nuôi, lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng, sạch bệnh là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của tôm trong quá trình nuôi.

       IV. Hiệu quả kinh tế

Năng suất và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng

TTAo
 nuôi
Diện tích(m)Năng suất (tấn/ha)Tổng sản lượng (tấn)Ghi chú(Tên hộ nuôi)
1A1.50047,677,15Lư Trần Hải Đăng
2A1.50050,007,50Ngô Văn Thắng
 Cộng3.00097,6714,65 
Năng suất BQ48,847,325 

           Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án

TTNội dungKết quảGhi chú
1234
1Lượng tôm thu hoạch (tấn)14,65 
2Kích cỡ thu hoạch (con/kg)43,5 
3Giá thành sản phẩm (đồng/kg)66.931 
4Giá bán trung bình (đồng/kg)124.500 
5Tổng chi (đồng)980.540.000 
6Tổng thu (đồng)1.823.925.000 
7Lợi nhuận (đồng)843.385.000 
8Tỷ suất lợi nhuận0,86 

 

       Qua kết quả bảng trên cho thấy, Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế là  843.385.000 đồng trong 03 tháng nuôi với tỷ suất lợi nhuận đạt 0,86. Tỷ suất lợi nhuận đạt cao hơn thuyết minh đề cương, mặc dù khi tôm dự án thu hoạch giá tôm giảm so với cùng kỳ năm trước.

       V. Kết luận và kiến nghị

       1. Kết luận

       Dự án “Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn theo công nghệ Semi-biofloc” tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đạt được kết quả khả thi với sản lượng thu hoạch được 14,65 tấn tôm thẻ chân trắng, kích cỡ thu hoạch: ao 01: 38 con/kg, ao 02: 49 con/kg, so với thuyết minh đề cương đặt ra là 40 con/kg. Lợi nhuận: 843.385.000 đồng. Từ kết quả trên, việc áp dụng và nhân rộng mô “Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn theo công nghệ Semi-biofloc” rất cần thiết, theo chủ trương của tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nuôi tôm trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

       Dự án triển khai với giá thành sản phẩm là 66.931 đồng; Giá thành phẩm của sản phẩm dự án (tôm thẻ nguyên liệu) là 124.500 đồng, tỷ suất lợi nhuận là 0,86, từ cơ sở này cho thấy dự án có khả năng nhân rộng vì mang lại hiệu quả kinh tế. Từ thành công của dự án này góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhà; góp phần thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển ngành tôm của tỉnh đến năm 2025 theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

       2. Đề nghị

       Quy trình “Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn theo công nghệ Semi-biofloc”, có khả năng triển khai, nhân rộng vào sản xuất do có các ưu điểm hệ thống công trình nuôi, cải thiện môi trường, hạn chế dịch bệnh đạt được hiệu quả khá tốt. Vì thế các cơ quan quản lý cần xem xét tiếp tục hỗ trợ thực hiện quy trình này tại một số địa phương khác, để có cơ sở đánh giá được đầy đủ hiệu quả của mô hình, làm cơ sở nhân rộng mô hình hiệu quả và thiết thực trong thời gian tới.

       Cơ quan chủ quản triển khai đến các cơ quan hữu quan các cấp có kế hoạch triển khai nhân rộng cho các tổ chức, các cá nhân nuôi trồng thủy sản ở các địa phương có điều kiện thuận lợi để triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 03 giai đoạn theo công nghệ Semi-biofloc trong thời gian tới.

Bùi Trung Quân - Trung tâm Khuyến nông Cà Mau