Kỹ thuật trồng cây gừng (gừng) trong điều kiện ở đô thị

       Trong điều kiện ở đô thị không có đất trồng trọt nên việc trồng các loại rau gia vị gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên ở đô thị bà con cần trồng Gừng để ăn củ theo cách trồng như sau:

       1. Thời vụ gừng:

       Cây Gừng trồng được quanh năm nếu có đủ điều kiện.Tuy nhiên để thu hoạch vào những ngày tết nên trồng  từ tháng 7 dương lịch và thu hoạch từ tháng 1 tháng 2 dương lịch năm sau (trùng vào dịp tết Nguyên đán).

       2. Đất trồng gừng:

       Cây Gừng có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất thịt pha sét…. Tuy nhiên không nên trồng Gừng ở  đất nhiểm phèn, mặn nặng.

       3. Khu vực trồng gừng, dụng cụ trồng gừng:

       Tận dụng sân thượng, băng công, quanh hàng rào… để bố trí trồng. Sử dụng thùng mướp củ, cal mủ củ, bao nilon… để trồng. Lưu ý ở đáy thùng, cal cần tạo các lổ nhỏ để thoát nước khi có mưa.

       Đổ đất vào các dụng cụ trồng (cal, thùng mướp…) sao cho đất thấp hơn miệng thùng, cal khoãng 10 cm.

  

Hình ảnh: Trồng Gừng bằng bao nilon

       4. Đặt hom gừng

        Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt.Sau đó đặt hom vào các thùng, cal.. đã chuẩn bị đất sẳn (vùi sâu khoãng 3-5 cm) dùng rơm rác mục phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoãng 1-2 tuần là cây mộc mầm.

       5. Phân bón cho gừng         

       Phân chuồng 02 kg/m2 ( rơm, rạ mục), phân đạm 100g/m2, phân lân 200 gam/m2 phân kali 100g/m2,  được chia đều để bón thúc 2 lần.

       6. Chăm sóc cây gừng

       - Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali và toàn bộ phân lân).

       - Sau khi mọc 3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.

       - Tưới nước vừa đủ ẩm cho cây phát triển.

       - Khi trời nắng có thể che bớt cho cây nhất là trồng trên sân thượng.

       7.Thu hoạch gừng

       Khi Gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Nên thu hoạch hết một lần sau đó cải tạo lại và trồng mới thì năng suất cao hơn thu hoạch nhiều lần. 

       II. Sâu bệnh hại gừng
       1. Sâu hại gừng

       Trên cây Gừng, thường gặp một số loài gây hại như: Dế Nhũi,  Rầy xanh, Châu chấu, Rệp sáp, Mối đất, Bọ trĩ,.... Để phòng trừ các loai sâu này cần theo dõi và phòng trừ  bằng  các loại thuốc  như: Basudin 10H, Aremec 18EC, Tungcydan 30EC…(phun theo khuyến cáo). 

       2. Bệnh hại cây gừng

       Các bệnh chủ yếu thường thấy là bệnh Cháy lá, Bệnh thối củ do nấm và thối củ do vi khuẩn.

       a. Bệnh cháy lá

       Tác nhân gây bệnh là nấm.

       Triệu chứng tác hại:Trên phiến lá vết bệnh đầu tiên là những đốm màu xanh tái, sau đó vết bệnh lớn lên, đường kính 3-7mm, giữa có màu nâu xám, xung quanh viền nâu đậm. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành mảng cháy lớn trên lá. Vết bệnh có thể xuất hiện ở đỉnh hoặc mép lá, tạo thành mảng cháy lan rộng vào trong phiến là. Bệnh nặng có thể làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác, củ ít và nhỏ.

       Biện pháp phòng trừ

       - Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch

       - Trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK

       - Ngắt bỏ sớm những lá bị bệnh.

       - Phun thuốc :Sông lam 333EC, Anvil 5SC…. theo nồng độ khuyến cáo.

       b. Bệnh thối khô củ

       Tác nhân gây bênh: Nấm.

      Triệu chứng, tác hại: Đầu tiên vết bệnh xuất hiện ở bẹ lá chỗ gốc cây gần mặt đất, là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm. Sau đó vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh viền nâu đen. Lá bị bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc làm thối một phần củ, vết thối khô hơi xốp. Bệnh nặng có thể làm cây chết và củ bị thối hoàn toàn.

       Biện pháp phòng trừ

       - Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch

       - Không trồng mật độ dày quá, bón phân đạm vừa phải.

       - Khi bệnh phát sinh phun thuốc: Validacin 5SL, Anvil 5SC,, …

       c. Bệnh thối nhũn cũ

       Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn.

       Triệu chứng, tác hại:Vết bệnh trên củ lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu xám, hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh lớn dần và ăn sâu vào trong làm một phần củ bị thối mềm, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn. Cây bị bệnh lá úa vàng và đổ gục. Bệnh tiếp tục làm thối củ trong thời gian bảo quản.

       Biện pháp phòng trừ

       - Không trồng củ bệnh. Trước khi trồng nhúng củ vào dung dịch sulfat đồng 0,5%.

       - Bón thêm vôi cho đất,  không trồng mật độ dày quá, bón đủ phân lân và kali.

       - Phun các thuốc :NeW kasuran16.6WP, Kasumin2SL….

 KS. Dương Khoa Văn

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  Cà Mau