Liệu có cứu sống khi vi rút dại đã bùng phát.

        Y học hiện đại Thế giới và Việt Nam khẳng định, không thể cứu chữa được bệnh nhân bị chó điên cắn khi đã lên cơn dại. Người Mỹ và người Mexico (những nước có nhiều người bị rắn độc cắn và tử vong) đều cho rằng các trường hợp bị rắn độc cắn mà sống được là do không phải rắn độc cắn, hoặc lượng nọc độc chưa đủ gây chết người. Thực tế ở Cà Mau có nhiều “thầy” thuốc dân gian chữa trị được rắn độc cắn. Tìm hiểu 2 cơ sở chữa trị rắn độc cắn, chó dại cắn ở Phường 6, TP Cà Mau cho thấy họ đã cứu sống nhiều trường hợp.

       Từ mười mấy năm trước, người viết bài đã tìm hiểu, nhưng đây thuộc lĩnh vực khoa học y tế mà chưa được Sở Y tế Cà Mau tổ chức nghiên cứu, kết luận nên chưa thể thông tin trên báo chí. Nay, người viết chỉ đưa ra một số thông tin thu thập được tại 2 cơ sở này.

       Theo cuốn sổ ghi chép tại gia đình ông Nguyễn Minh Tuấn (chủ cơ sở chữa trị số 114 - Lý Thường Kiệt) cùng các bản tường thuật, bản xác nhận của thân nhân bệnh nhân đã cho thấy như vậy. Đặc biệt là nhiều trường hợp bị chó dại cắn khi đã lên cơn dại. Lúc đó bệnh nhân đã ở trong tình trạng “thập tử, nhất sinh”. Điển hình là một ca Bệnh viện tỉnh Cà Mau đã “bó tay”, “chê” và trả người bệnh về.

Cơ sở của ông Nguyễn Minh Tuấn. Ảnh Tg

       Khi thực hiện bài viết, tôi tận mắt chứng kiến 2 trường hợp bị chó cắn được gia đình chở đến “lấy nọc”. Đó là em Triệu Văn Hiến học sinh lớp 5, ở một trường tiểu học Phường 5, TP Cà Mau (theo yêu cầu của gia đình, nên người viết không tiết lộ cụ thể hơn). Bệnh nhân thứ hai là em Nguyễn Thanh Thảo học sinh lớp 7, Trường THCS xã Hòa Thành. Quan sát thấy ông Tuấn lúc ấy không ghi chép gì cả, chẳng hạn như họ tên, địa chỉ, mức độ thương tích để theo dõi chữa trị (hay là ông ghi chép sau thì tôi không rõ). Sau khi xử lý, ông Tuấn chỉ căn dặn người nhà: “Cứ để như vậy là khỏi, không cần chích ngừa gì nữa. Nếu gia đình muốn thì cho cháu đi chích ngừa cũng được, vì thuốc gia truyền này không kỵ tân dược”. Chủ cơ sở tự tin như vậy là có một số lý do sau:

       - Cơ sở đã cứu chữa thành công rất nhiều ca bệnh rất nặng do rắn độc cắn. Ruộng đồng, vườn tược, đường đi lối lại ở nông thôn Cà Mau có nhiều cây bụi. Rừng U Minh hạ rậm rạp nên người dân hay bị rắn độc cắn vào ban đêm. Do chở bằng xuồng nên ra tới TP Cà Mau thì bệnh đã nặng. Nhiều ca Bệnh viện Cà Mau đã chịu thua, nhưng các bệnh nhân đến đây vẫn chữa được, chỉ trừ trường hợp cá biệt, hi hữu do quá nặng, đờm nhớt đã bít đường thở, trụy tim mạch không thể cứu vãn được nữa.

       - Hai cơ sở trên được Sở Y tế cấp Giấy phép hành nghề chữa bệnh Đông y gia truyền, được treo bảng hiệu: “Lấy nọc chó cắn, rắn cắn và các loại nọc độc”. Hành nghề công khai, cạnh Trạm tiêm phòng vắc xin (đối diện cổng Bệnh viện tỉnh cũ). Cơ quan chức năng về y tế chưa chính thức thừa nhận, nhưng không bác bỏ việc chữa trị rắn độc cắn và chó dại cắn.

       Cơ sở trên của hai anh em ruột Nguyễn Hữu Thời, Nguyễn Hữu Tuấn, ở cạnh nhà nhau, cùng phương pháp chữa trị giống nhau, sử dụng bài thuốc gia truyền để lại. Chữa trị rắn độc và chó dại cắn dùng bài thuốc cơ bản nhưng có gia giảm tùy theo bệnh nhân nặng, nhẹ, vết thương, vị trí vết cắn (vết sâu, gần đầu, gần tim, đưa đến muộn thì nguy hiểm hơn). Xem dấu răng họ biết loài rắn độc nhiều, độc ít để để chữa trị đúng cách nhất.

       Tại đây, họ đã chữa khỏi nhiều bệnh nhân bị chó dại cắn. Khi bệnh nhân chuyển đến thì trước tiên phải rạch vết thương rộng ra để nặn máu. Rửa thuốc sát trùng vết cắn và đặt cục gạc nai đã “hội thuốc” ngay miệng vết thương. Sau 20 phút lấy gạc nai ra rồi cho bệnh nhân về. Cấp thêm thuốc bôi và 40 cc thuốc uống. Dùng trong 03 ngày, mỗi ngày 3 – 4 lần. Thông thường là khỏi, bệnh nhân không cần quay trở lại.

       Ông Tuấn cho biết, có ca bị chó dại cắn mà Bệnh viện tỉnh đã bất lực. Nếu đưa về nhà thì coi như nắm chắc phần chết, vì “còn nước còn tát” nên thân nhân chở người bệnh đến đây. Bệnh nhân được cứu sống, trước sự ngỡ ngàng của một bác sĩ Bệnh viện tỉnh (bác sĩ được phân công theo dõi và trợ giúp về tim mạch).

       Theo ông Tuấn, nhiều trường hợp bị chó cắn đã lên cơn dại, lúc ấy người bệnh trong tình trạng khó thở, mà dân gian gọi là “ngợp nước”. Bệnh nhân lúc này rất sợ nước, la hét kinh hoàng khi nhìn thấy nước. Có trường hợp nóng sốt, mê man, bất tỉnh, chân  tay run, đã mất ngủ từ từ 2 đến 3 ngày. Có người mất trí, hoảng loạn, không tự chủ được hành vi của bản thân nữa (bò quay vòng tròn, cào cấu, tru sủa…). Vợ chồng anh Tuấn tự tin, khắng định, nếu bệnh nhân khởi phát đến ngày thứ hai vẫn cứu chữa được 100%. Nếu bước qua ngày thứ 3, thứ 4 thì đã rất nặng, sẽ khó khăn trong việc giành lại sự sống. Lúc ấy phải cạy miệng nạn nhân ra đổ thuốc. Vì vết chó cắn khi ấy đã lành rồi, không đắp thuốc được nữa, vi rút thì đã bùng phát ta toàn cơ thể. Cho bệnh nhân uống thuốc rồi theo dõi. Sau vài phút, nếu thấy người bệnh ợ hơi và ngủ được thì chắc chắn qua cơn nguy kịch. Sau đó thì thân nhân gia đình sẽ tự chăm sóc bệnh nhân.    

       Tìm hiểu thêm bà con xung quanh, kế cận đều xác nhận rằng, việc chữa trò rắn độc và chó dại cắn như trên là đúng vậy. Nhiều người hiếu kỳ còn đến xem nữa.

       Thạc sỹ Nguyễn Thu Vân (nguyên Chi cục trưởng thú y tỉnh Cà Mau) rất quan tâm vấn đề này nhưng bà chưa có điều kiện nghiên cứu.

       Chị Nguyễn Thị Nhiên ở ấp Cái Rắn (xã Phú Hưng, Cái Nước) khi được đưa đến đây trong tình trạng chờ chết. Gia đình đã mua quan tài lo hậu sự nhưng đã qua khỏi. Mừng quá nên chị quay lại, không nói được câu nào mà chị cứ ôm ông Tuấn mà lắc. Sau đó chị xin nhận làm con nuôi để mong có dịp trả ơn người đã cứu mạng.

       Trong cuốn sổ theo dõi bệnh nhân (không được cập nhật, ghi chép đầy đủ) có một số trường hợp đáng chú ý như sau:

       Ông Huỳnh Văn Hậu ở xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi) tự ghi vào sổ: “Con trai tôi 5 tuổi bị chó dại cắn đã lên cơn co giựt, mê sảng, mất trí nhưng được chữa trị khỏi”.

       Ông Ngô Phần, làm việc ở Công ty Quốc Việt (TP. Cà Mau) tự ghi: “Con trai tôi 6 tuổi bị chó điên cắn nát mặt. Vì lo ngại không cấp cứu kịp, Trạm tiêm phòng vác xin của Sở Y tế không chích ngừa nữa mà giới thiệu qua đây, sau đó cháu bé không hề phát bệnh”.  

       Loại trừ các trường hợp do vừa chữa trị tại cơ sở này đồng thời vừa chích ngừa vắc xin; loại trừ các trường hợp không để lại địa chỉ nên không theo dõi, xác định được thì đã có nhiều ca chữa trị khỏi hẳn cơn bệnh dại do chó cắn.

       Ông Tuấn cung cấp thêm một số thông tin liên quan. Có lần đoàn cán bộ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về Cà Mau khảo sát muỗi và ký sinh trùng sốt rét ở rừng U Minh hạ. Đoàn chạm trán với tổ ong vò vẽ, nhiều người bị ong chích nhiều mũi. Được đưa vào Bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng vẫn còn đau nhức dữ dội. Khi đến cơ sở này chữa trị thì đã hết nhức. Gần đây hơn, có một vị thiếu tướng quân đội bị sứa biển cuốn. Đầu, mặt, trán của ông đã bị cháy đen, rất nguy hiểm cho đôi mắt. Được đại úy, anh hùng LLVT nhân dân Lê Minh Kiệm (công tác ở Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau) giới thiệu đến đây, vị tướng đã an toàn.

       Đã có người ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Đồng Nai biết tiếng và xuống Cà Mau hỏi mua bí quyết, bản quyền với giá 05 cây vàng, nhưng ông Tuấn không bán vì sợ giao cho người khác sẽ không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ông Tuấn cho biết, chi phí cho một ca chữa trị rắn độc cắn, chó dại cắn khoảng vài trăm ngàn đồng. Nhưng việc “hội” thuốc không đơn giản, phải nấu thuốc mấy ngày, mấy đêm liền. Còn gạc nai không phải con nai nào cũng dùng được. Gạc non quá không đủ chất lượng, mà người nào đó lơ tơ mơ, yếu tay nghề thì có mà làm chết người.

       Thiết nghĩ ngành y tế cần phải khảo sát điều tra, nghiên cứu. Nếu bài thuốc trên hiệu quả và đúng như như vậy thì sẽ cứu giúp cho nhiều bệnh nhân tai qua, nạn khỏi, không bị chết oan uổng, khi mà ở Việt Nam mỗi năm có tới 100 người chết bị chó dại cắn.

 Phạm Anh Hoan