Mô hình trồng lúa nổi thích ứng với biến đổi khí hậu.

       Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang ảnh hưởng đến Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Đặc biệt là hiện tượng triều cường, mưa nhiều gây ngập úng cho cây trồng nói chung trong đó có cây lúa.Những thiệt hại đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt gạo khi bán ra thị trường dù trong nước hay xuất khẩu đều không mang lại giá trị về kinh tế cao gây rủi ro cho người nông dân. Mặt khác, chính những thiệt hại về năng suất và chất lượng cây lúa như thế làm giảm đi uy tín và khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á và trên trường quốc tế. Ngoài ra, diện tích mặt nước ngọt trong ao, hồ, sông, kênh rạch đang trong tình trạng ô nhiễm hoặc bị bỏhoang. Tuy biết trước được tình hình khó khăn như vậy nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp hiệu quả nào đem lại sự an tâm cho người trồng lúa để có thể phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện dự án“Mô hình trồng lúa nổi” nhằm nghiên cứu tính hiệu quả, khả thi của mô hình trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và tận dụng diện tích bề mặt ao, hồ, sông, kênh, rạch nước ngọt để trồng lúa góp phần tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực này.

       Quá trình thực hiện gồm các bước sau:

       - Gieo mạ: chọn giống lúa tốt, gieo mạ đạt chiều cao khoảng 10cm

       - Dụng cụ thực hiện:

       Thùng xốpdùng để đựng môi trường dinh dưỡng gồm bùn hữu cơ và nước đảm bảo cho cây lúa phát triển. Thùng xốp mô phỏng cho ao, hồ, sông, kênh rạch nước ngọt trong thực tế.

       Một nắp thùng được khoan 8 lỗ tròn để gắn các lon giá thể trồng lúa. Nắp thùng được cắt nhỏ lại sao cho có vai trò như một cái bè cố định cây lúa và có khả năng dao động lên xuống dễ dàng trong thùng xốp khi mực nước dâng lên, hạ xuống.

       Các lon nhựa được khoan lỗ hoặc cắt lỗ để cho rễ lúa mọc xuyên qua và mọc sâu vào dung dịch để hút nước và chất dinh dưỡng. Giá thể được trộn phân dừa và đất.

       Chuẩn bị thùng xốp và khoan lỗ nắp thùng

       - Trồng lúa vào giá thể

       Mỗi lon giá thể được trồng 3 cây mạ cao khoảng 10cm.

       Đặt các lon giá thể xuyên qua các lỗ trên nắp thùng

       Đặt vào thùng xốp chứa môi trường dinh dưỡng

       Chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của lúa

              + Bổ sung bùn hữu cơ

              + Bổ sung nước

Kiểm tra sự phát triển của cây lúa, chăm sóc

Cây lúa đang giai đoạn trổ bông

       Mô hình trồng lúa nổi không chịu tác động do biến đổi khí hậu đặc biệt là triều cường hoặc điều kiện thời tiết mưa nhiều đến cây lúa vì nắp thùng có tác dụng như cái bè và giá đỡ cho cây lúa và dâng lên theo mực nước.

       Bảng 1: Kết quả theo dõi, hiệu quả của mô hình

Số lượng cây lúa đẻ nhánh trong mỗi giá thể

10 - 18 cây

Chiều dài bông lúa

18 - 23 cm

Số lượng hạt trên 1 bông

90 - 110 hạt

Số hạt lép trên 1 bông

0 - 7 hạt

Chiều cao cây lúa

70 - 75 cm

Cỏ dại

Không có

Sâu bệnh

Không có

        Kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong bảng 1 cho thấy cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt ra rễ đẻ nhánh tốt từ 3 cây mạ ban đầu có thể đạt 10-18 cây lúa trong 1 giá thể. Chiều dài bông lúa đạt khoảng 18-23cm, mỗi bông lúa có từ 90-110 hạt. Kết quả này tương đương với lúa trồng bằng phương pháp thổ canh truyền thống. Mô hình trồng lúa nổi không có cỏ dại, không bị sâu bệnh và chuột gây hại. Trong quá trình nghiên cứu không sử dụng phân bón hóa học, cây lúa chỉ sử dụng chất dinh dưỡng được cung cấp từ bùn hữu cơ, không sử dụng phân bón lá cũng như thuốc trừ sâu hóa học.Kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể áp dụng thành công vào thực tế trên mặt nước ao, sông, kênh rạch nước ngọt kết hợp với nuôi cá.

Nguyễn Trẫn Vĩnh Khang, Mai Tấn Dương, Nguyễn Văn Quý