Nông dân Cà Mau đồng hành nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, theo hướng ngành hàng chủ lực của địa phương

       Nông dân vừa học vừa sản xuất theo mô hình

       Điểm lại dấu ấn của chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đó là: vừa chuyển giao vừa nhân rộng mô sản xuất, con tôm, con cua, có cá, hạt lúa có hiệu, đã tạo sức sống mới ở những địa bàn dừng chân, bằng những mô hình sản xuất, qua đó đã hỗ trợ nông dân hiểu và biết cách tham gia thực hiện đề án tái cơ cấu ngành hàng nông sản trên mãng ruộng, miếng vườn của gia đình

       Nông dân vùng chuyên tôm, được chuyển giao mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh đảm bảo an tòan thực phẩm, năng suất đạt 1,4 – 2,5 tấn/ha; nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ, nuôi thẻ siêu thâm canh sử dụng hệ thống biogas năng suất đạt 55 tấn/ha/vụ, nuôi tôm sú quản canh cải tiến 2 giai đoạn năng suất đạt 300 kg/ha; nâng cao chất lượng tôm giống, kỹ thuật ương tôm sú giống trên bể lót bạt, nuôi cua theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm

Mô hình sản xuất cây giống

       Vùng chuyên lúa, mô hình nuôi tôm càng xanh trên lúa (lúa đạt 4 tấn/ha, tôm đạt 550 kg/ha); quy trình sản xuất lúa - tôm theo VietGAP đạt 6 tấn/ha; sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ năng suất đạt 5,2 tấn/ha; mô hình trồng bí lấy bông trên bờ ruộng năng suất đạt 1.800kg/ha; mô hình trồng chuối xen canh mãng cầu gai (chuối đạt 34 tấn/ha, mãng cầu 2,3 tấn/ha)….. mô hình nuôi heo hướng lạc, mô hình chăn nuôi an toàn, mô hình nuôi dê; vùng rừng có mô hình trồng rừng thâm canh, đào kênh kê liếp, trồng cây keo lai gỗ lớn, nuôi cá kết hợp dưới tán rừng

       Thông qua công tác truyền thông, nông dân có thêm nhiều kênh để học để làm “chương trình bạn nhà nông”, “chuyên đề kinh tế thủy sản” trên sóng phát thanh và truyền hình phát định kỳ. Ở những địa bàn dừng chân mô hình được chuyển giao đã  giúp nông dân học tại hiện trường theo phương pháp “nông dân dạy nông dân” đã hình thành các mối liên kết cùng học cùng làm, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, hàng ngàn hộ nông dân được chuyển giao, được hưởng lợi

       Đồng hành nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều  giải pháp hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất theo tổ, nhóm, tập hợp theo mô hình, dự án quy mô lớn đảm bảo ổn định bền vững, xây dựng vùng nguyên liệu nông sản tập trung, chuyển giao ứng dụng công nghệ - kỹ thuật, tránh các tác nhân gây nguồn ô nhiễm môi trường; triển khai một số chính sách hỗ trợ Hợp tác xã, Doanh nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển nhãn hiệu chứng nhận, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường

       Nhân rộng tạo sức bật để nông nghiệp thịnh vượng

       Năm 2019 huyện, thành phố đều có địa bàn xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất; 27 đơn vị cấp xã được Ngành nông nghiệp triển khai 132 mô hình nuôi trồng thủy sản với diện tích 517,76ha; 18 mô hình trồng trọt 450,1ha (trồng lúa 330ha/10 mô hình, rau màu 120,01ha/8 mô hình); chăn nuôi 28 mô hình; cung cấp 60 ngàn cây giống thực hiện 3 mô hình lâm nghiệp 70ha; phối kết hợp nhân rộng mô hình hiệu quả thủy sản 71,521ha, trồng lúa 4.416ha, rau màu 365ha, chăn nuôi 114.687 con, lâm nghiệp 15.039ha, khai thác 10 phương tiện; dự kiến trên 62.415 hộ nông dân tham gia.

       Từ ngân sách và huy động sức dân 36 tỷ đồng, địa phương triên khai 46 mô hình, dự án; nổi bật 29 mô hình thủy sản, 50.363 hộ, xẽ được tiếp cận các quy trình ứng dụng công nghệ xử lý nước đầu vào bằng tia UV nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, nuôi tôm sú quản canh cải tiến ít thay nước 2 giai đoạn ứng phó với biến đổi khí hâu, nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh theo quy trình công nghệ semi-Biofloc; nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn, nuôi sú quản canh cải tiến 3 giai đoạn, nuôi cua thâm canh trong ao đất 2 giai đoạn, nuôi tôm tít trong ao đất, nuôi cá mú trân châu thương phẩm bằng lồng nhựa theo công nghệ NaUy tại hòn chuối; sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ghẹ xanh, tôm tích; nuôi cá đối mục, nuôi cá tra bần, cá hô trong ao đất; nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp cua, sò, cá nâu; xây dựng mô hình ứng dụng men vi sinh trong nuôi tôm rừng, lúa tôm.

       Triển khai mô hình sản xuất lúa an toàn chất lượng cao, mô hình sinh thái tổng hợp lúa – hoa màu, nhân giống lúa chất lượng cao, sản xuất lúa an toàn, canh tác lúa thông minh, trồng rau thủy canh, trồng bồn bồn kết hợp cá đồng, trồng dừa sáp trên đất nhiễm phèn, chăn nuôi an toàn, sản xuất giống heo Dan Mạch, Canada, nuôi heo sinh sản,  nuôi dê; trồng rừng thâm canh (cây keo lá tram gỗ lớn), mô hình nuôi cá dưới tán rừng trồng tram úc thâm canh; trồng cây chống sạt lở bảo vệ đê bao vùng chuyên lúa; lĩnh vực khai thác thủy sản hỗ trợ 10 phương tiện ứng dụng lưới chụp 06 tăng gong trong khai thác vùng biển xa bờ

       Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, các mô hình xẽ đi sâu bổ sung và chuyển giao những công đoạn cụ thể trong khâu thực hành theo nhóm hộ, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa; kêu gọi doanh nghiệp – doanh nhân  tham gia nhân rộng sản phẩm có hiệu quả, hoàn thiện quy trình mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật…. cùng với doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất theo loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, quản lý sản xuất theo hướng cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị …… cùng nhà khoa học, nhà quản lý bắt tay cùng nông dân chứng nhận sản phẩm cây, con, có hiệu quả, giúp dân phát triển bền vững ngành hàng nông sản theo hướng bề vững

       Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương công bố các vùng nguyên liệu nông sản an toàn gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, lập hồ sơ truy xuất nguồn gốc, công bố tiêu chuẩn hàng hóa an toàn thực phẩm, quản bá các sản phẩm có chứng nhận các tiêu chuẫn, nhãn hiệu hàng hóa nông sản tại hội chợ triễn lãm, phiên chợ nông sản, tuyên truyền, phổ biến trên báo, đài.

       Công tác thông tin, tuyên truyền được tăng cường, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, đăng ký tham gia; đặc biệt là khơi dạy nguồn lực nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi để tạo nòng cốt để hỗ trợ nông dân thay đổi tập quán sản xuất cũ, lạc hậu, không phù hợp, biết ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm để sản xuất có hiệu quả hơn; chủ động xây dựng HTX kiểu mới liên kết doanh nghiệp với nông dân trong phát triển chuỗi giá trị ngành hàng

       Bằng những giải pháp giúp dân xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn lực giúp dân khai thác tốt hơn nữa thế mạnh, điều kiện tự nhiên của vùng mặn, vùng lợ, vùng ngọt, cũng chính là nền móng xây dựng người nông dân mới thực hiện mục tiêu “nông dân giàu có, nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn văn minh, hiện đại” vững bước trên con đường hội nhập phát triển./.

Phạm Văn Đông