Nông sản “thương hiệu” cần có đột phá mới để phát triển mỗi xã một sản phẩm.

       Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; mục tiêu nhằm khai thác tốt lợi thế của từng địa phương, với những sản phẩm chủ lực, tạo mũi nhọn trong liên kết phát triển sản phẩm trong chuỗi liên kết ngành hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; mô hình 1 sản phẩm gắn vớiviệc tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, cho người dân;khơi dậy vàphát huy nội lực của nông dân cùng doanh nghiệp liên kết tổ chức phát triển ngành hàng với sản phẩmcó giá trị cao, nâng cao thu nhập cho nông dân.Vì nông dân chúng ta cần phải nâng cao tư duy, khả năng hành động của nông dân, tạo bước đột phá xây dựng, sử dụng sản phẩm có thương hiệutừsản xuất - kinh doanhcủa nông dân trong chương trình mỗi xã 1 sản phẩm

        Khơi dậy sức sống sản phẩm truyền thống

       Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành hàng nông nghiệp, nhiều cơ sở đã vào cuộc xây dựng cái “tên” cho nông sản địa phương. Đến nayCà Mau, có 9 sản phẩm được bảo hộ mang“nhãn hiệu tập thể”,đó là“Tôm khô Rạch Gốc”, “Cua Năm Căn – Cà Mau”, “Mật ong U Minh Hạ”,“Cá Khoai Cái Đôi Vàm”, “Cá khô bổi U Minh”, “Cá chình, cá bống tượng Tân Thành”, “Mắm lóc Thới Bình”, “Chuối khô Trần Hợi”, “Bồn bồn Cái Nước”. 7nhãn hiệu tập thể do Hội Nông dân các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Cái Nước, Ngọc Hiển làm chủ sở hữu; 2 nhãn hiệu do Hội Nông dân xãlàm chủ sở hữu; còn 2 nhãn hiệu do Hội Thủy sản làm chủ sỡ hữu.

Thương hiệu cá khô bổi đã được đăng ký nhãn hiệu bảo hộ - Ảnh: NP

       Một số mặt hàng nông sản đặc sản, đặc thùđược cấp và bảo hộ “nhãn hiệu tập thể”góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩyvùng có nhãn hiệu tham gia tổ chức lại sản xuất, phát triển sản phẩm hàng đặc sản của địa phương, gắn kết với “nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm” của cơ sở sản xuất, Chính quyền địa phương đã hỗ trợ quản bá,tìm thị trường,giúp cho người dùng phân biệt được chất lượng sản phẩm nông sản Cà Mau. Một số doanh nghiệpliên kết với người sử dụng nhãn hiệu, làm cầu nốiliên kết nông dântổ chức lại sản xuất, cung ứng sản phẩmcho các nhà trong chuỗi cung - cầu

       Việc tuyên truyền, tổ chức cho người dân, được các chủ sở hữu quan tâm...Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển thực hiện khá tốt, đến nay có 2 Doanh nghiệp, 8 cá nhân sử dụng nhãn hiệu “Tôm khô Rạch Gốc”,sản phẩm được nhiều doanh nghiệp và siêu thị ký kết hợp đồng cung hàng như: Organice, Saigoncoop, pessi Cần Thơ, Vinamax Hà Nội, Công ty thực Phẩm ba miền Hà Nội, Công ty US max Sài Gòn, Công ty Tầm Nhìn Rộng TPHCM, Công ty TNHH An Vĩnh TPHCM, Công ty xuất nhập khẩu VS.

       Ông Lê hoàng Lâm, chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển cho biết:Việc tuyên truyền và vận động đăng ký sử dụng “nhãn hiệu tập thể” và xây dựng “nhãn hiệu hàng hóa” cho các sản phẩm của cơ sở sản xuất,được Hội quan tâm theo phương châm“dân biết, dân hiểu, dân làm, dân hưởng thụ” đã góp sức cho sản phẩm đặc sản tại địa phương vươn lên

       Gắn kết nhãn hiệu sản phẩm của Doanh nghiệp,trên cơ sở chất lượng và uy tín,Doanh nghiệptôm khô Chí Tâm, Hợp Tác xã tôm khô Tân Phát Lợi, cơ sở tôm khô Kim Thảo, Tổ Hợp tác Bánh phồng tôm Kim Tiền, cơ sở bánh phồng tôm Ánh Nguyệt đã vươn lên tầm khu vực Đồng bằng sông cửu long;hay cơ sở sản xuất Ba Đức, Tư Hùng, Tám Oanh đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Cá khô bổi U Minh”, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, mã số, mã vạch, nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm đúng tiêu chuẩn công bố,...sản phẩmđược “thượng đế” tin dùng, được tôn vinh chất lượng tại các Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh; thông qua các phiên chợ đưahàng Việt về nông thôn, lượng người dùng sản phẩm tăng nhanh

        “ Sản phẩm có thương hiệu”vẫn ít người lo

       Bước vào thị trường hội nhập,nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở nông thôn rất ít hiểu giá trị của thương hiệu sản phẩm có chứng nhận; thậm chí nhiều cơ sở sản xuất, người sản xuất vẫn chỉ coi việc công bốchứng nhậnchỉ là công nhận một sản phẩm truyền thống vốn có tại địa phương,còn việc có sử dụng“nhãn hiệu” hay không lại tùy thuộc vào khách mua; với cách nhìn từngười sản xuất đếnngười mua, người bán dẫn đến sản phẩm có “thương hiệu” vẫn loay hoay đi tìm đất sống

       Nhiều sản phẩm đặc sản có tiếng một thời như:khô cá bổi, mật ong,cua, mắmcá lóc; chuối khô... nhiều vùng sản xuất có chứng nhận, nhưng phần lớn nông dân ít quan tâm việc phát triển vùng nuôi, sản xuất, đăng kýsử dụng“nhãn hiệu”trên sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Vùng có sản xuất sản phẩm nổi tiếng, người dânvẫn cung hàng theo mô hình“có gì bán lấy”, sản xuất - kinh doanh theo mô hình “nông hộ”, “lời - lỗ”lệ thuộc thương lái, chỉ vì sản phẩm có tiếng nhưng miếng thì không

Lễ công nhận nhãn hiệu tậ thể cho  sản phẩm bồn bồn cái nước Cà Mau - Ảnh: NP

       Cây đã đơm hoa kết trái, những rất ít người quan tâm như: cá khoai, Cái Đôi Vàm 111 cơ sở kinh doanh sản phẩm, chỉ có 03 hộ sử dụngnhãn hiệu “Cá Khoai Cái Đôi Vàm”. Thị trấn Năm Căn có3 cơ sở sử dụng “Cua Nam Căn – Cà Mau”, vì“không có sự khác biệt giữa giá cua mang nhãn hiệu và cua không mang nhãn hiệu”. “Mật ong U Minh Hạ” có 04 hộ đăng ký mã số, mã vạch, nhãn hiệu độc quyền. Nơi cây bồn bồn được công nhận “Bồn bồn Cái Nước”, đến với xã Tân Hưng Đông, vẫn thấy người dân bày bán sản phẩm bồn bồnnhỏ lẻ 2 ven đường. Sản phẩm có“thương hiệu” còn gập ngềnh trên con đường kinh doanh,vì người nông dân chưa đủ khả năng biến “thương hiệu” trở thành giá trị hiện kinh,  phục vụ cho cộng đồng và cho chính mình 

       Tuy ở một vài điểm“chất liệu” của thương hiệu có khai thácvà đăng ký sử dụng....Thế nhưngkhi kinh doanh nhiều Doanh nghiệp, cá nhân vẫn phải “tự bơi” với sản phẩm cùng loại... thị trường, người dùng vẫn “thờ ơ”với sản phẩm có nhãn hiệu. Thể hiện rõ nét nhất “Cá Khô bổi U Minh”sau 8 nămchỉ có 27 thành viên; ở vùng nuôihàng năm vào vụ thu hoạch lại ra sức chống đỡ cá rớt giá, sản phẩm bước vào thị trường thật, giả đan xen

       Cà Mau bước tiếp vào sân chơi lớn,có thêm mũi nhọn mỗi xã một sản phẩm; đòi hỏitrong thực hiện phảigắn kết chặt chẽ việcphát huy thương hiệu sản phẩm đã có, giúp nông dân hưởng lợi từ “thương hiệu” bằng hiệu quả kinh tế đích thực; cùng với sự chung tay củaChính quyền, doanh nghiệp,cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã,tổ hợp tác, hộ sản xuất, chắc chắn nông sản Cà Mau xẽ tạo cho mình một chất liệu mới, chấp cánh cho nông dân làm giàu bền vững bằng chính tiền năng vùng đất Cà Mau./.

Thái Quỳnh