Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trải nghiệm làm đồ chơi góp phần bảo vệ môi trường.

       1. Đặt vấn đề

       Đồ chơi là phương tiện dùng để chơi, nó là những vật cụ thể giúp trẻ cầm nắm dễ dàng. Đồ chơi nhằm phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nhân cách cho trẻ, trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mĩ rất quan trọng. Vì vậy đồ chơi phải kích thích được hoạt động của trẻ đồng thời mang tính giáo dục và khơi gợi những tình cảm thẩm mĩ tốt.

       Đồ chơi là niềm hạnh phúc của trẻ thơ. Những hình ảnh trẻ em thiếu thốn đồ chơi thấy rất rõ ở những lớp trong các trường nông thôn. Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi để cung cấp thêm đồ chơi cho lớp, bù đắp sự thiếu thốn và giảm chi phí mua sắm. Trẻ rất hứng thú với tất cả các loại đồ chơi và nhất là những đồ chơi tự làm đơn giản. Từ việc trải nghiệm làm đồ dùng đồ chơi từ các loại phế liệu đã qua sử dụng tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, qua đó phát triển khả năng sáng tạo, tính thẩm mĩ, khéo léo, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Nhận thức được điều đó nên tôi thực hiện giải pháp “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trải nghiệm làm đồ chơi góp phần bảo vệ môi trường”.

       2. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm làm một số đồ chơi từ phế liệu

       * Chim cánh cụt

       - Chuẩn bị: hộp đựng sữa chua, xốp màu, keo dán.

       - Cách tiến hành: giáo viên hướng dẫn trẻ chọn hộp sữa đã sử dụng và vệ sinh sạch làm thân chim, sau đó trẻ chọn xốp màu và cắt để trang trí làm phần đầu, phần bụng của chim, còn cánh, chân  và mắt thì chọn xốp màu đen để làm.

       - Mục đích sử dụng chính: giúp trẻ nhận biết vê những đặc điểm bên ngoài của chim cánh cụt như: hình dáng, cấu tạo, màu sắc. Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm đã tạo ra, biết giữ gìn sản phẩm, trình bày và trang trí các góc hoạt động trong lớp.

 

Hình 1. Giáo viên hướng dẫn trẻ làm chim cánh cụt và sản phẩm

        * Chú lợn con

       - Chuẩn bị: hộp đựng sữa chua, xốp màu, keo dán.

       - Cách tiến hành: đầu tiên trẻ sẽ chọn 2 hộp sữa chua dùng keo dán lại với nhau, sau đó dùng xốp màu trang trí làm thành các bộ phận trên cơ thể.

       - Mục đích sử dụng chính: trẻ được chơi các trò chơi giúp trẻ nhận biết tiếng kêu của con vật. Trưng bày, trang trí các góc trong lớp.

 

Hình 2. Giáo viên hướng dẫn trẻ làm chú lợn con và sản phẩm

       * Chiếc cầu mơ ước

       - Chuẩn bị: ống hút, xốp màu, keo dán, màu, tăm.

       - Cách tiến hành: trẻ chọn những ống hút dán dính lại với nhau và xốp màu làm thành chiếc cầu bắt ngang dòng sông, người đi bộ và các phương tiện giao thông như xe, thuyền.

       - Mục đích sử dụng: giúp trẻ nhận biết được đặc điểm, lợi ích của chiếc cầu, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm lao động, biết ơn người tạo ra sản phẩm, chiếc cầu còn được sử dụng dạy trong tiết thơ, truyện.

Hình 3. Sản phẩm chiếc cầu mơ ước

        * Đu quay

       - Chuẩn bị: thìa sữa chua, hộp sữa chua, nắp và vỏ chai, keo dán, xốp màu.

       - Cách tiến hành: cho trẻ chọn những chiếc thìa dùng keo dán lại với nhau, tiếp theo dùng vỏ chai cắt ra làm chân đu quay, sau đó dùng xốp màu trang trí thêm đẹp.

       - Mục đích sử dụng: trang trí các góc chơi, thông qua các hoạt động vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ.

Hình 4. Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đu quay và sản phẩm

       * Máy xay sinh tố

       - Chuẩn bị: chiếc cốc nhựa màu trắng và một vỏ hộp sữa chua, xốp màu, keo dán.

       - Cách tiến hành: trẻ dùng hộp nhựa màu trắng, hộp sữa chua dán lại với nhau và dùng xốp màu trang trí thành quay, nút bấm của máy xay.

       - Mục đích sử dụng: giúp trẻ nhận biết được đặc điểm, ý nghĩa của máy xay sinh tố thông qua các giờ hoạt động của trẻ như giờ ăn để trẻ hiểu rõ máy sinh tố để xay thức ăn, các loại sinh tố từ các loại trái cây.

Hình 5. Giáo viên hướng dẫn trẻ làm máy xay sinh tố và sản phẩm

       * Những chú rùa con

       - Chuẩn bị: hộp xốp, vỏ vộp, xốp màu, những chiếc thìa sữa chua và keo dán.

       - Cách tiến hành: chọn hộp xốp hoặc vỏ vộp và trang trí bằng xốp màu làm thân rùa, sau đó dùng keo dán các thìa sữa chua với nhau tạo ra những chú rùa trông rất đáng yêu.

       - Mục đích sử dụng: trang trí lớp, các hoạt động vui chơi, tiết dạy thơ.

 Hình 6. Giáo viên hướng dẫn trẻ làm những chú rùa con và sản phẩm

       Kết quả và hiệu quả mang lại

       Qua thời gian tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm tự làm một số đồ chơi từ nguồn phế liệu, trẻ đã tự làm được rất nhiều đồ chơi như chim cánh cụt, chú lợn con, xích đu, chiếc cầu mơ ước, những chú rùa con, máy xay sinh tố. Để so sánh tính hiệu quả của giải pháp, tôi tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu ở lớp Lá 3 trên 39 trẻ, đạt được kết quả như sau:     

Số TT

Chỉ tiêu khảo sát

Trước khi cho trẻ tự làm đồ chơi

Sau khi cho trẻ tự làm đồ chơi

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Trẻ tích cực tham gia hoạt động

24

61,54

39

100

2

Trẻ có ý thức bảo bệ môi trường, giử gìn sản phẩm

20

51,28

36

92,31

3

Trẻ phát triển kỹ năng khéo léo, tính sáng tạo

18

46,15

35

89,74

        Kết quả khảo sát cho thấy sau khi tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi đã thu hút sự tích cự tham gia của trẻ tăng từ 61,54% lên 100%. Số lượng trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và biết giử gìn sản phẩm tăng từ 20 lên 36 trẻ. Tỉ lệ trẻ phát triển kỹ năng khéo léo và có tính sáng tạo tăng gần gấp đôi từ 46,15% lên 89,74%.

       Bên cạnh đó, thông qua việc tổ chức cho trẻ tự làm một số đồ chơi từ nguồn nguyên vật liệu mở, tôi nhận thấy những tác động tích cực như sau:

       + Trẻ rất hứng thú, sáng tạo, tỉ mỉ, tích cực thực hiện tạo nhiều đồ chơi thú vị.

       + Trẻ ngày càng có kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết phân công việc làm, đoàn kết cùng nhau hoàn thành sản phẩm nhanh nhất, đẹp nhất.

       + Trẻ phát triển thể chất, đôi tay trở nên khéo léo, thuần thục.

       + Trẻ được trải nghiệm, tự tạo ra sản phẩm từ đó biết quý trọng sức lao động. Hiểu được từ những nguyên vật liệu phế phẩm chúng ta có thể tận dụng để tạo ra những món đồ chơi thú vị từ đó biết không vức rác bừa bãi, giữ gìn, bảo vệ môi trường.

       + Trong quá trình chơi trẻ phát triển được tình cảm tốt với bạn bè biết chia sẻ đồ chơi cho nhau, có ý thức giữ gìn đồ chơi. Giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh, rèn luyện và hoàn thiện các giác quan.

Mai Thị Thắm - Trường Mầm non Thị trấn Năm Căn