Nguồn: Ảnh tác giả
1. Đề xuất giải pháp chung trên cơ sở về chủ trương, quan điểm của chính phủ và địa phương
- Báo cáo tổng hợp năm 2017, Điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2017 và Định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025 và Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 06/11/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về triển khai thực hiện Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” và Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2020 – 2025;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (sau đây được gọi là quy hoạch) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016.
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và Quyết định số 2224/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030;
- Hiện nay, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của nông dân đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn chặt phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, đô thị quy hoạch,… Cà Mau cần phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 tỉnh Cà Mau là một trong bốn địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch phát triển nông thôn nói riêng cần đầu tư tập trung toàn diện bằng cơ chế, chính sách đặc thù để sớm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế bởi đây là vùng kinh tế động lực của ĐBSCL. Ngoài ra, tỉnh thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, cụ thể đó là:
+ Tiếp tục tăng cường đầu tư cho xây dựng kết cầu hạ tầng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống thủy lợi, phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phương án thoát lũ, ngăn mặn chung của vùng, nhất là các huyện ven biển;
+ Khuyến khích và hỗ trợ hơn nữa cho việc thực hiện các giải pháp phát triển liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp, nhằm gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản, gia súc, gia cầm và các sản phẩm theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP;
+ Đưa các mặt hàng nông sản chủ lực vào các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của tỉnh, đồng thời phát huy thương hiệu cho các mặt hàng đặc trưng và mang tính chủ lực của tỉnh như tôm, cua, cá,…;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn theo chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm và các cơ quan quản lý phải tích cực hỗ trợ người sản xuất thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ cao vào sản xuất, sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản chủ lực. Đồng thời, tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp chế biến lâm sản để tạo ra đột biến về năng suất, sản lượng và chất lượng các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh;
+ Tiếp tục đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện khí, điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện hydro xanh ven biển, phấn đấu đưa địa phương trở thành một trong những trung tâm năng lượng của khu vực;
+ Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh các giao dịch trực tuyến, kết nối giao thương...;
+ Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nền kinh tế và xã hội số, thu hút và sử dụng nguồn vốn vay, vốn tư nhân thông qua các hình thức đối tác công - tư để phát triển hạ tầng, các ngành có lợi thế và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
- Sự năng động và đột phá trong chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ của tỉnh.
- Sự đa dạng văn hoá; có nhiều sản vật địa phương đặc trưng, đa dạng, nổi bật, được nhiều người biết đến.
- Có thể tự cân đối được nguồn tài chính trong sản xuất.
- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được triển khai tích cực cùng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (trong đó có cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng).
+ Các sản phẩm sản xuất theo cách thủ công, còn thô sơ, chưa hấp dẫn (hình thức, thiết kế bao bì, nhãn mác,...), phần lớn chưa có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng.
+ Kiến thức và kỹ năng về thị trường của đội ngũ quản lý còn hạn chế.
+ Thị trường sản phẩm chưa ổn định, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm của địa phương, doanh nghiệp còn hạn chế.
+Tập quán sản xuất lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.
+ Thiếu mạng lưới hỗ trợ phát triển sản xuất (đầu vào và đầu ra).
+Thói quen phát triển thụ động “từ trên xuống” (theo hướng phát triển nông thôn ngoại sinh).
+ Có sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước
+ Chủ trương và chiến lược hỗ trợ phát triển nông thôn, tái cơ cấu nền kinh tế của Đảng và Chính phủ
+ Tâm lý e ngại các sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, độc hại,... của người dân ngày càng tăng lên
+ Có sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước (tập huấn đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật)
+ Cơ hội việc làm, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ
+ Hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc bán với giá rẻ
+ Làm hàng nhái, hàng giả do sự tuân thủ pháp luật của cộng đồng và hệ thống hành pháp luật còn kém.
+ Lợi ích nhóm, địa phương, gia đình trong quá trình triển khai và đầu tư
+ Bản sắc văn hoá đang dần bị mai một hoặc biến dạng
+ Khách hàng chưa tin vào chất lượng các sản phẩm đặc sản, đặc biệt là các vấn đề về nguy cơ không đạt VSATTP (với nhóm thực phẩm chế biến, đồ uống).
3. Giải pháp phát triển các mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Dùng điểm mạnh, tận dụng cơ hội:
+ Gắn kết chặt chẽ các hoạt động du lịch với phát triển nông thôn như lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng,… nhằm tối ưu hóa các hoạt động quảng bá và bán sản phẩm địa phương.
+ Hỗ trợ cộng đồng xúc tiến thương mại sản phẩm thông qua chương trình phát triển du lịch, quảng bá, giới thiệu sự kiện của tỉnh, hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các trung tâm du lịch của tỉnh.
+ Thông qua các chương trình, diễn đàn kết nối doanh nghiệp (như Hội nghị đối tác OCOP), tổ chức kinh tế cộng đồng gặp gỡ các nhà khoa học, đề xuất các chuyên đề khoa học, đặt hàng các nghiên cứu.
+ Trên nền tảng các sản phẩm sẵn có ở tỉnh Cà Mau, tiếp tục nghiên cứu và phát triển để đa dạng hóa, hiện đại hóa sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm địa phương hoặc sản phẩm OCOP;
+ Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức kinh tế cộng đồng (chủ yếu là các HTX, THT) đã được thành lập trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành và phù hợp với cách thức vận hành, biến động của thị trường nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển sản phẩm truyền thống của cộng đồng theo hướng từ dưới lên kết hợp với từ trên xuống, trong đó mấu chốt là từ dưới lên.
+ Nâng cao hiểu biết về phát triển sản phẩm, kinh tế, thị trường cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các lớp tập huấn cán bộ;
+ Hỗ trợ cộng đồng một cách có hệ thống trong việc nâng cấp sản phẩm, thiết kế mẫu mã sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, quản trị kinh doanh.
+ Nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc, nhất là về du lịch, dịch vụ và truyền thông để giữ, quảng bá hình ảnh, môi trường và cảnh quan du lịch thông qua hoạt động tuyên truyền.
- Dùng điểm mạnh, hạn chế nguy cơ thách thức:
+ Từng bước kiểm soát hệ thống quản lý thị trường của tỉnh nhằm nâng cao tính công bằng trong phát triển, kinh doanh hàng hoá, chống hàng giả, hàng kém chất lượng;
+ Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu minh bạch, dễ đo lường trong việc hỗ trợ các cộng đồng phát triển sản phẩm như bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm; bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực,…;
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp của địa phương theo hướng tối ưu hóa, tận dụng mọi giá trị của nguyên liệu;
+ Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, xây dựng và gắn câu chuyện sản phẩm từ các giá trị văn hóa nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm.
+ Hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chú trọng các hình thức cạnh tranh khó copy như thực hiện chiến lược “giá thành thấp”, chiến lược “cạnh tranh theo chuỗi giá trị”,...
+ Hỗ trợ cộng đồng xây dựng và quảng bá các thương hiệu sản phẩm gắn liền với chỉ dẫn địa lý trong tỉnh.
Cần nhân rộng các mô hình hiệu quả, tiêu biểu của phụ nữ có uy tín trong thời gian qua. Điển hình như:
- Chị Huỳnh Thị Nhan, Tổ trưởng tổ hợp tác ráp lú ấp Tân Ánh, , xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Bản thân bà Nhan luôn hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Cà Mau thời đại mới gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không – 3 sạch” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Năm 2015, có chút vốn dành dụm được, bản thân và gia đình tôi bắt tay vào thực hiện mô hình Ráp Lú bản thân tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về công việc ráp lú tại địa phương và đã thành công với mô hình này. Hiện nay bình quân mỗi tháng trừ chi phí gia đình thu lãi trên 40 triệu đồng. Từ các mô hình Ráp lú nêu trên tổng thu nhập mỗi năm của bản thân hiện tại là hơn 500 triệu đồng/1 năm và đã giúp cho 109 chị em phụ nữ có việc làm tại chỗ không phải đi làm ăn xa với hình thức lãnh lú về nhà ráp. Qua đó tạo thêm động lực cho chị em hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra bản thân còn chia sẽ nghề để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho thị trường, hiện tại đang bỏ mối cho các cơ sở ráp lú ở các ấp trên địa bàn xã và các xã như: Thạnh Phú, Tân Hưng, Đông Thới, Tân Hưng Đông và các huyện như: Năm căn, Ngọc Hiễn, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh. Đồng thời cũng bán mặt hàng ra các tỉnh như: Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre.
- Chị Cao Thị Bạch, Tổ trưởng tổ làm khô heo và chả tôm, ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau. Ban đầu chị Bạch chỉ làm khô theo nhu cầu của khách đặt, nguyên liệu chủ yếu tại địa phương, nói không với phẩm gia, sản phẩm khô thông thường, bán khô nhỏ lẻ, nhờ bạn bè, phụ nữ xã giới thiệu...dần dần khách hàng dùng thấy ngon và ưa chuộng nên chị Bạch đã mạnh dạng làm nhiều nhất là vào các dịp tết hàng năm. Hiện tại cơ sở Út Bạch có các loại chả tôm, khô thịt theo, khô cá lóc, mắm tôm,...Ngoài ra, chị cũng là hội viên của ấp thực hiện tốt các phong trào do Hội phụ nữ cấp trên phát động như “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, tuyên tuyền vận động thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” chung sức xây dựng nông thôn mới, tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên,…có thể nói chị xứng đáng là gương điển hình tiêu biểu về đức tính đảm đang để các chị em, hội viên, phụ nữ học tập và làm theo. Hiệu quả từ mô hình, sản phẩm của bản thân “khô heo và chả tôm”, trung bình sản phẩm cung ra thị trường hàng tháng 40kg đến 50kg , chưa tính vào dịp tết. Kết quả doanh thu trong năm từ 200.000.000 đồng chở lên, tạo việc làm từ 5 đến 7 lao động tại địa phương, góp phần tăng thu nhập ổn định kinh tế.
- Chị Võ Thị Lệ Huyền ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Thời gian đầu chị Huyền chỉ bán hàng may mặc thời trang may sẳn, sau đó chị may thảm lau của người thân trong gia đình do bạn bè và đồng nghiệp giới thiệu về mở rộng các loại mặt hàng, cho gian hàng thêm phong phú nên bản thân đã mạnh dạn phát triển thêm các mô hình như: Khô các loại, các loại mắm từ cá, tôm. Trong những năm qua bản thân đã phát triển mô hình từ nhỏ đến vừa và đang rất phát triển ổn định, thu nhập từ các loại sản phẩm kết hợp như: Thảm lau, khô các loại, mắm các loại, cho thu nhập bình quân dao động hàng năm từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng từ năm 2021. Giữa năm 2021 đến nay kết quả doanh thu đạt từ 200 triệu trở lên, trừ chi phí mua sản phẩm, thuê người làm, đóng gói, phí vận chuyển cho lợi nhuận bình quân từ 07 triệu đồng đến 12 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó đã giải quyết việc làm cho khoảng 06 lao động từ việc may thảm lau, làm cá khô, làm mắm, đóng gói, vận chuyển đến các khách hàng lân cận các ấp, các xã, còn lại vận chuyển lên các tỉnh ngoài như: Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ,...
- Chị Lưu Kim Trúc, ấp Tắc Biển, Viên An Đông, Ngọc Hiển, Cà Mau. Chị Trúc phát triển kinh tế gia đình làm giàu chính đáng với mô hình làm Mắm tôm, tôm khô, May thảm, làm Bánh khéo. Bước đầu chỉ sử dụng số nguyên liệu của gia đình làm ra sản phẩm tiêu thụ tại địa phương trong xóm ấp. Sau khi có vốn và kỹ thuật gia đình tôi mở rộng quy mô sản xuất, thu mua tôm của các hộ dân và thuê phụ nữ nhàn rỗi tại địa phương làm tiếp để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc Làm mắm tôm gia đình chị còn làm bánh khéo, may thảm….Hiện nay trung bình một tháng gia đình chị sản xuất từ 200 - 300 keo mắm tôm, trị giá một keo mắm tôm là 130.000 (bán sỉ), khoảng 50 ký bánh khéo như bánh pía, bánh nhân khóm, bánh vai vai vạc, bánh bò; may 50 tấm thảm. Sau khi trừ chi chí (nguyên liệu, công) một năm có thu nhập khoảng 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Tạo việc làm cho 7 lao động nữ nhàn rỗi. Ngoài ra, chị luôn làm tốt công tác vận động phụ nữ tham gia làm kinh tế; chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để giúp chị em học và làm theo. Từ đó đã tạo được lòng tin của chị em và có nhiều chị vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng.
- Chị Trần Thị Bích Thủy, ấp 15, xã Khánh Thuận, Huyện U Minh. Năm 2018, chị có ý tưởng chế biến chuối xiêm bằng phương pháp sấy dẻo, sau đó được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội LHPN các cấp chị đã phát triển và xây dựng được cơ sở chuối sấy dẻo Minh Quân, xây dựng sản phẩm OCOP và được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao. Hiện nay gia đình chị có nguồn thu nhập ổn định từ chuối sấy dẻo khoảng 1,5 triệu dồng đến 2 triệu đồng/ngày. Sau khi trừ chi phí, cơ sở thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/ tháng và giải quyết cho 05 lao động cho thu nhập ổn định từ 200 nghìn đồng/ngày/người./.
Nguyễn Chánh Nhân – Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau