Kết quả thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú (Penaeusmonodon) quảng canh cải tiến 2 giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) trên địa bàn huyện Năm Căn

1. Mở đầu

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước với hơn 280.000 ha, phát triển đa dạng các loại hình và đối tượng nuôi. Trong đó huyện Năm Căn chiếm hơn 9,2% diện tích với gần 26.000 ha, có nhiều loại hình nuôi khác nhau như: nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, tôm quảng canh cải tiến, tôm – rừng, ... Đặc biệt là loại hình nuôi tôm kết hợp với các loài thủy hải sản khác hiện nay chiếm tỷ lệ lớn, với hơn 80% diện tích hiện có. Tuy nhiên, thời gian gần đây dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của thời tiết, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của bà con nông dân nên hiện nay nuôi tôm không còn hiệu quả như trước đây (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, 2020; 2021). Trước những khó khăn đó, thời gian qua đã có nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu và đầu tư để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất trong các loại hình nuôi kết hợp với các đối tượng nuôi khác nhau. Qua các mô hình nuôi dần dần được hoàn thiện và mang lại hiệu quả, góp phần giúp cho người dân có nhiều cơ hội tiếp cận và chọn lựa mô hình sản xuất thích hợp với điều kiện sinh thái, từng bước cải thiện thu nhập và nâng cao lợi nhuận ổn định cuộc sống. Trong đó, có dự án nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) tại xã Hiệp Tùng và Hàng Vịnh đã được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Năm Căn triển khai thực hiện thành công vào năm 2020.

Qua kết quả cho thấy, mô hình rất phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất ở địa phương, giúp người nuôi tăng được sản lượng trên cùng một diện tích, từ đó tăng thu nhập và lợi nhuận, ổn định kinh tế hộ gia đình. Góp phần đa dang hóa các đối tượng và hình thức nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay, hướng đến mô hình nuôi tôm ổn định và bền vững. Trên cơ sở đó, năm 2021 Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Năm Căn tiếp tục triển khai thực hiện dự án “nhân rộng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) trên địa bàn huyện Năm Căn đã đem lại hiệu quả rất khả quan.   

2. Nội dung thực hiện dự án

2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện dự án

          -  Địa điểm: Tại 11 hộ nuôi thuộc 2 xã Hiệp Tùng và xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau (Bảng 2.1).

          - Thời gian tực hiên: Từ tháng 11/2021 – 11/2022.

Bảng 2.1. Danh sách các hộ thực hiện dự án

TT

      Họ và tên

     Địa chỉ

Diện tích (m2)

Ghi chú

1

Nguyễn Tấn Lịnh

Xã Tam giang

30.000

Ao 1

2

Trương Trung Dũng

Xã Tam giang

25.000

Ao 2

3

Lý Thanh Hùng

Xã Tam giang

30.000

Ao 3

4

Nguyễn Minh Trí

Xã Tam giang

40.000

Ao 4

5

Chung Minh Vương

Xã Tam giang

20.000

Ao 5

6

Trịnh Thanh Vũ

Xã Tam giang

25.000

Ao 6

7

Nguyễn Tuấn Kiệt

Xã Hiệp Tùng

25.000

Ao 7

8

Nguyễn Minh Chiến

Xã Hiệp Tùng

60.000

Ao 8

9

Nguyễn Thiện Chiến

Xã Hiệp Tùng

35.000

Ao 9

10

Dương Minh Chấm

Xã Hiệp Tùng

20.000

Ao 10

11

Tô Hoàng Phương

Xã Hiệp Tùng

20.000

Ao 11

Tổng

 

33.000

11 Ao

                              

2.2. Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá                            

  • Các yếu tố về môi trường nước
  • Nhiệt độ nước đo bằng nhiệt kế.
  • Độ trong đo bằng đĩa Secchi.
  • pH nước đo bằng test pH.
  • Độ kiềm đo bằng test KH.
  • Độ mặn đo bằng khúc xạ kế.

Các yếu tố môi trường nước được theo dõi kiểm tra hàng tháng.

  • Tốc độ tăng trưởng của tôm, cá

Định kỳ hàng tháng tiến hành kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm, cá một lần.  Cách kiểm tra: Thu ngẫu nhiên bằng cách dở nhá, đặt lú hoặc chài.

                                                   Số lượng thu hoạch

  • Tỷ lệ sống (%) =  ----------------------------  x 100

                                          Số lượng thả nuôi

                                                Sản lượng thu hoạch

  • Năng suất (Tấn/ha)  =   ----------------------------

                                                      Diện tích nuôi

  • Sản lượng (kg)  =   Tổng các đợt thu hoạch

Ø  Phân tích hiệu quả của mô hình nuôi

Dựa trên các thông số thu được từ quá trình thực nghiệm, năng suất thu hoạch, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và phân tích. Tổng chi phí xây dựng mô hình bao gồm (1) chi phí cố định: khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm nước, ... (2) chi phí biến đổi: chi phí cải tạo ao nuôi, vôi, thuốc cá, phân bón, con giống, thức ăn, nhiên liệu, ...

+ Tổng thu  =  Tổng sản lượng thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg).

+ Lợi nhuận  =  Tổng thu – Tổng chi.

+ Tỷ suất lợi nhuận (%) =  (Lợi nhuận/Vốn đầu tư) x 100.

  • Thu thập và xử lý số liệu

Tất cả số liệu được thu thập, phân tích và xử lý bằng chương trình Excel để so sánh và đánh giá kết quả của các ao nuôi.  

3. Kết quả dự án

3.1. Kết quả về thả giống

Tổng lượng tôm sú giống thả 04 đợt là 2.640.000 post, đợt 1 được thả vào ngày 27/11/2021, đợt 2 ngày 20/01/2022, đợt 3 ngày 18/3/2022, đợt 4 ngày 20/5/2022. Kết quả các ao nuôi trong giai đoạn 1 được các hộ nuôi thực hiện rất tốt, đúng với thuyết minh dự án đề ra; cùng với sự tận tình hướng dẫn và quản lý chặt chẽ của nhóm chủ nhiệm dự án đã tạo điều kiện cho tôm phát triển tương đối tốt ở giai đoạn này. Tỷ lệ sống bình quân giữa 11 hộ nuôi đạt 82%. Sau thời gian nuôi giai đoạn 1 từ 20 ngày trở lên thì tiến hành cho tôm dần ra ao nuôi giai đoạn 2 (thời gian cho tôm ra ao nuôi giai đoạn 2 trên dưới 10 ngày). Cá giống được thả vào ngày 10/01/2022 cho 6 hộ nuôi ở xã Tam Giang và ngày 28/01/2022 cho 5 hộ nuôi ở xã Hiệp Tùng. Tổng số cá giống được thả là 66.000 con, cá đảm bảo các chỉ tiêu theo yêu cầu.

3.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường

Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường ao nuôi tôm ở giai đoạn 1

Chỉ tiêu

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

pH

7,7±0,1

7,8±0,2

7,8±0,2

7,8±0,4

Độ kiềm

107±10,2

109±11,4

112±3,7

120±8,6

Độ trong

34±0,2

33±0,3

32±0,1

31±0,2

Độ mặn

20±0,1

20±0,2

21±0,1

21±0,2

Nhiệt độ

29,3±0,2

29,6±0,2

29,5±0,3

30,2±0,1

                      

Từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy các yếu tố môi trường trong các ao nuôi giai đoạn 1 có sự dao động nhưng không đáng kể, pH dao động từ 7,7-7,8; độ kiềm (107-120 mg/L); độ trong (31-34 cm); độ mặn (20-21%o); nhiệt độ (29,3-30,2 0C). Nhìn chung ở 11 ao nuôi giai đoạn 1 các yếu tố môi trường đều nằm trong ngưỡng thích hợp với điều kiện tăng trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Bảng 3.2. Các yếu tố môi trường vuông nuôi tôm, cá giai đoạn 2

Tháng nuôi

Chỉ tiêu

Nhiệt độ

pH

Độ trong

Độ kiềm

Độ mặn

Tháng 1

30,3±0,2

7,8±0,4

30±0,3

112±8,6

22±0,4

Tháng 2

30,1±0,3

8,0±0,3

31±0,2

119±11,2

23±0,3

Tháng 3

31,5±0,1

8,2±0,1

30±0,3

120±10,8

24±0,4

Tháng 4

30,6±0,2

8,2±0,3

29±0,4

122±11,3

25±0,3

Tháng 5

30,0±0,2

8,2±0,2

30±0,4

117±7,2

23±0,2

Tháng 6

29,4±0,1

7,9±0,2

31±0,3

107±9,4

20±0,3

Tháng 7

29,3±0,2

7,8±0,3

33±0,2

100±12,3

17±0,2

Tháng 8

28,2±0,3

7,8±0,4

34±0,1

109±8,6

17±0,4

Tháng 9

29,6±0,2

8,1±0,2

32±0,2

112±6,6

18±0,3

Tháng 10

30,7±0,2

8,2±0,3

30±0,3

122±8,6

20±0,2

Tháng 11

31,1±0,2

8,4±0,2

31±0,1

126±8,1

22±0,3

3.2.1. Nhiệt độ (0C)

Nhiệt độ là yếu tố vô sinh quan trọng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hô hấp, chuyển hóa vật chất dinh dưỡng trong thủy vực, ảnh hưởng đến cường độ trao đổi chất và quá trình sinh trưởng, phát triển của thủy sinh vật nói chung và tôm, cá nói riêng trong các loại hình thủy vực (Đặng Ngọc Thanh, 1979). Qua kết quả thực nghiệm nuôi tôm, cá trong ở các ao trên cho thấy, nhiệt độ dao động từ 28,2 – 31,5oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng nuôi thứ 3 và thấp nhất vào tháng nuôi thứ 8. Nhìn chung nhiệt độ trung bình ở các ao nuôi tương đối ổn định và sự dao động giữa các tháng nuôi phù hợp với điều kiện thay đổi của thời tiết. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) khoảng nhiệt độ thích hợp cho nuôi tôm, cá trong các lọai hình thủy vực là 27 – 33oC. Cũng như Phạm Xuân Thủy (2011) nhiệt độ cao hơn 330C hay thấp hơn 250C thì khả năng bắt mồi của tôm, cá giảm 30-50% và giảm hoạt động tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công. Qua Bảng 3.2 cho thấy yếu tố nhiệt độ trong hai ao nuôi đều nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm, cá.

Hình 3.1. Biến động nhiệt độ

3.2.2. pH nước

Cũng như yếu tố nhiệt độ, pH ở các ao nuôi có sự biến động (Bảng 3.2) tương đối lớn (7,7 – 8,4), và sự biến động này có khuynh hướng tăng vào những tháng cuối vụ. Nguyên nhân làm tăng sự biến động này có thể do các tháng cuối vụ rơi vào mùa nắng kết hợp với việc bón phân tạo thức ăn tự nhiên cho tôm cá, cũng như tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao ngày càng nhiều từ chất thải của tôm, cá nên tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển dẫn đến pH cao hơn những tháng đầu vụ. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2009) thì pH nước của ao rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các loài thủy sản. pH thích hợp cho nuôi tôm, cá từ 7,5 – 8,8 và khoảng dao động hàng ngày không vượt quá 0,5 đơn vị pH.  Qua kết quả trên cho thấy pH các ao nuôi đều thích hợp cho tôm, cá tăng trưởng và phát triển.

Hình 3.2. Biến động pH

3.2.3. Độ trong (cm)

Kết quả khảo sát về độ trong (Bảng 3.2) qua các tháng nuôi dao động khá lớn từ 29 - 34 cm, độ trong thấp nhất vào tháng nuôi thứ 4 và cao nhất vào tháng nuôi thứ 8. Sự dao động này cho thấy quá trình phát triển của phiêu sinh vật trong các ao nuôi không ổn định, mật độ phiêu sinh trong ao tăng, giảm là do ảnh hưởng của thời tiết và trong quá trình nuôi không thay nước hàng ngày mà chỉ bổ sung vôi, phân và men vi sinh để điều chỉnh mật độ phát triển của tảo nên chỉ thay nước ao nuôi khi thật sự cần thiết. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng, nhưng dễ nhìn thấy và người nuôi dễ dàng nhận biết để điều chỉnh lượng nước thay cho phù hợp với điều kiện môi trường ao nuôi. Theo (Trần Ngọc Hải, 1999) khoảng giới hạn về độ trong của ao nuôi động vật thủy sản tốt nhất là 25 – 40 cm. Qua đó, cho thấy độ trong của các ao nuôi trên là thích hợp cho sự phát triển của tôm, cá.

Hình 3.3. Biến động độ trong

3.2.4. Độ kiềm

Kết quả theo dõi ở bảng 3.2 cho thấy độ kiềm có xu hướng giảm vào những tháng giữa vụ nuôi do có mưa (tháng 5-9) và tăng dần ở các tháng cuối vụ. Độ kiềm trung bình qua các tháng nuôi có sự dao động từ 100-126 mg CaCO3/L, sự dao động độ kiềm cũng phù hợp với điều kiện của thời tiết. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì độ kiềm thích hợp trong ương nuôi tôm, cá nằm trong khoảng 80-140 mg CaCO3/L. Cũng như (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) cho rằng trong ao, đầm nuôi tôm, cá thì độ kiềm tốt nhất nằm trong khoảng 80-150 mg CaCO3/L. Qua kết quả các ao nuôi (Bảng 3.2) cho thấy với kết quả này thì độ kiềm rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm, cá.

Hình 3.4. Biến động độ kiềm

3.2.5. Độ mặn (0/00)

Qua kết quả của Bảng 3.2 cho thấy độ mặn có sự dao động tương đối lớn (17-25‰) , tuy nhiên so với từng tháng nuôi thì dao động của độ mặn cao nhất là 3‰ và nhỏ nhất là 1‰. Tháng nuôi có độ mặn thấp nhất là 17‰ và cao nhất là 25‰, độ mặn có khuynh hướng tăng dần ở các tháng đầu và cuối vụ nuôi, giảm dần ở các tháng giữa vụ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết, nắng nhiều ở những tháng đầu vụ và cuối vụ nuôi, mưa nhiều ở những tháng giữa vụ. Đối với tôm, cá biển thì nhu cầu về độ mặn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của chúng. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2009) thì nồng độ muối tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú khi nuôi trong ao, đầm từ 10 – 25‰. Tuy nhiên, tôm sú có thể thích nghi với nồng độ muối từ 0,5-35‰. Nếu nồng độ muối qúa cao sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lột xác và tăng trưởng của tôm. Cá đối mục cũng là loài sống rộng muối có thể sống ở nước ngọt, lợ. Qua kết quả thực nghiệm sản xuất cho thấy độ mặn ở hai ao nuôi là phù hợp.

Hình 3.5. Biến động độ mặn

3.3. Kết quả theo dõi tăng trưởng của tôm, cá nuôi

Bảng 3.3. Tăng trưởng của tôm sú

Tháng nuôi

Tăng trưởng (g)

 

Tôm vụ 1

Tôm vụ 2

Tháng 1

1,5 – 2

1,3 – 1,8

Tháng 2

5 – 10

4,5 – 8,5

Tháng 3

9,0 – 20

9,0 – 18

Tháng 4

18 – 33

17 – 32

Tháng 5

30 – 55

28 – 45

Tháng 6

45 – 76

40 – 67

TB

9,52

8, 65

Tăng trưởng của tôm nuôi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường nước ở ao nuôi, chất lượng con giống, thức ăn và thời tiết, … trong đó môi trường nuôi là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của đối tượng nuôi. Kết quả theo dõi ở Bảng 3.3 cho thấy, sự tăng trưởng của tôm qua 02 vụ nuôi có sự khác nhau. Tăng trọng trung bình ở vụ nuôi thứ nhất là 9,52 g/tháng và 8,65 g/tháng ở vụ nuôi thứ hai. Trọng lượng tôm nuôi đến thời điểm thu hoạch lớn nhất ở vụ 1 là 76 g/con, nhỏ nhất là 31.25 g/con và tôm nuôi ở vụ 2 lớn nhất  là 67 g/con, nhỏ nhất là 30 g/con. Trọng lượng khi thu hoạch tôm ở vụ 1 đạt từ 13-32 con/kg và 14-33 con/kg ở vụ 2.  

Hình 3.6. Tăng trưởng trung bình của tôm sú

Bảng 3. 4. Tăng trưởng của cá đối mục

Tháng nuôi

Tăng trưởng (g)

Ao 1

Ao 2

Ao 3

Ao 4

Ao 5

Ao 6

Ao 7

Ao 8

Ao 9

Ao 10

Ao 11

Tháng 1

13

14

15

13

14

13

14

15

14

15

14

Tháng 2

21.5

22.5

22.5

21

22

20.5

22.5

23

22.5

23.5

22

Tháng 3

31

34

32.5

31.5

34

30

34

32.5

34

32.5

34

Tháng 4

42

48.5

49

43.5

50

35

48.5

49

48.5

49

50

Tháng 5

52.5

85

85

52.5

85

80

85

85

80

75

75

Tháng 6

110

115

120

110

120

115

115

120

115

115

120

Tháng 7

160

165

165

160

165

150

165

165

155

165

165

Tháng 8

200

205

205

200

205

205

205

210

200

210

215

Tháng 9

280

295

300

280

300

250

295

305

295

270

300

Tháng 10

315

335

340

315

345

310

335

340

340

325

345

Tháng 11

365

380

385

360

390

350

365

385

365

380

375

Tháng 12

405

410

420

400

405

375

400

410

405

425

435

TB

166.2

175.7

178.2

165.5

177.9

161.1

173.6

178.3

172.8

173.7

179.1

Qua kết quả theo ghi nhận từ Bảng 3.4 cho thấy, tăng trưởng của cá đối mục giữa các ao nuôi có sự khác nhau nhưng không lớn, tăng trưởng bình quân giữa các ao nuôi là (170.1 g/tháng ). Ao nuôi có độ tăng trưởng cao nhất là (179.1 g/tháng) và thấp nhất là (161.1 g/tháng). Nguyên nhân có thể do điều kiện vuông nuôi của các ao nuôi khác nhau về độ sâu và diện tích mặt trảng nên ảnh hưởng đến quá trình bón phân gây màu tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Tuy nhiên, theo kết quả trên cho thấy cá đối mục có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn khi trọng lượng cá đạt từ 200 g/con trở lên. Trong lượng cá đến thời điểm thu hoạch lớn nhất đạt 435g/con và nhỏ nhất đạt trọng 250g/con.

Hình 3.7. Tăng trưởng trung bình của cá đối mục

3.4. Kết quả theo dõi t lệ sống, sản lượng và năng suất của tôm, cá

Tỷ lệ sống, sản lượng và năng suất của tôm, cá nuôi được tính toán và đánh giá sau khi kết thúc vụ nuôi, được thể hiện bảng sau:

          Bảng 3.5. Tỷ lệ sống, sản lượng và năng suất của tôm sú

Ao nuôi

Diện tích (m2)

Tỷ lệ sống

(%)

Sản lượng

(kg/hộ)

Năng suất

(tấn/ha)

Ao 1

30.000

13.76

1467.8

489.27

373.04

Ao 2

25.000

10.49

932.6

Ao 3

30.000

14.10

1503.7

501.23

Ao 4

40.000

14.10

2005.5

501.38

Ao 5

20.000

14.26

1014.0

507.00

Ao 6

25.000

15.47

1374.7

549.88

Ao 7

25.000

17.33

1540.7

616.28

Ao 8

60.000

13.74

2930.2

488.37

Ao 9

35.000

12.93

1609.4

459.83

Ao 10

20.000

12.98

922.9

461.45

Ao 11

20.000

16.94

1204.3

602.15

TBT

33.000

14.07

1500.53

500.18

* Ghi chú: Trọng lượng tôm thu hoạch từ 13-32 con/kg. Giá bán bình quân 200.000 đồng/kg.

Qua kết quả thu được ở Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ sống của tôm nuôi ở các ao có sự dao động tương đối lớn; Ao nuôi có tỷ lệ sống cao nhất là 17.33% và thấp nhất là 10.49%; Bình quân tỷ lệ sống của 11 ao nuôi là 14.07% ; Sản lượng bình quân của 11 ao nuôi là 1500.53 kg/ao, với tổng sản lượng thu được là 16505.8 kg  đạt 100.03% so với mục tiêu đề ra và năng suất bình quân là 500.18 kg/ha đạt 100.04% so với mục tiêu đề ra. Qua kết quả cho thấy tỷ lệ sống trung bình của tôm nuôi thấp hơn so với mục tiêu đề ra (≤ 20%), tuy nhiên sản lượng, năng suất và trọng lượng tôm nuôi lại đạt cao hơn so với mục tiêu. Nguyên nhân tỷ lệ thấp hơn so với mục tiêu có thể do đa số các hộ nuôi không thu hoạch vào thời điểm tôm đạt trọng lượng 30/kg vì giá bán thấp (chỉ thu hoạch khi thay đổi nước tôm ra cống, sản lượng không nhiều) nên các hộ tiếp tục nuôi kéo dài thêm thời gian đến đến khi tôm đạt trọng lượng từ ≤ 25 con/kg thì tiến hành thu liên tục. Thời gian nuôi tôm kéo dài sẽ giúp tôm tăng thêm trọng lượng nhưng có thể đây cũng là nguyên nhân làm hao hụt tôm do quá trình lột xác, cạnh tranh để tăng trưởng phát triển dẫn đến giảm tỷ lệ sống.

Hình 3.8. Tỷ lệ sống của các ao nuôi tôm

Bảng 3.6. Tỷ lệ sống, sản lượng và năng suất của cá đối mục

Ao nuôi

Diện tích (m2)

Tỷ lệ sống

(%)

Sản lượng

(kg/hộ)

Năng suất

(tấn/ha)

Ao 1

30.000

55.29

1136

378.67

Ao 2

25.000

53.94

923.6

369.44

Ao 3

30.000

50.72

1042.1

347.37

Ao 4

40.000

57.01

1562

390.50

Ao 5

20.000

70.95

971.9

485.95

Ao 6

25.000

62.50

1070.2

428.08

Ao 7

25.000

81.28

1391.7

556.68

Ao 8

60.000

61.32

2519.8

419.97

Ao 9

35.000

45.26

1085

310.00

Ao 10

20.000

65.15

892.4

446.2

Ao 11

20.000

72.35

991.1

495.55

TBT

33.000

60.11

1235.07

411.69


* Ghi chú: Trọng lượng cá thu hoạch từ 250-435g/con. Giá bán bình quân 90.000 đồng/kg.

Từ kết quả Bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ sống của cá nuôi ở các ao có sự dao động tương đối lớn (50.72 – 81.28); Ao nuôi có tỷ lệ sống cao nhất là 81.28% và thấp nhất là 50.72%; Bình quân tỷ lệ sống của 11 ao nuôi là 60.11% ; Sản lượng bình quân của 11 ao nuôi là 1235.07 kg/ao, với tổng sản lượng thu được là 13585.8 kg  đạt 100.03% so với mục tiêu đề ra và năng suất bình quân là 500.18 kg/ha đạt 102.92% so với mục tiêu đề ra. Năng suất trung bình đạt 411.69 kg/ha; Ao nuôi có năng suất bình quân cao nhất là 556.68 kg/ha và thấp nhất là 310 kg/ha.

Nhìn chung qua thời gian thực hiện tuy thời tiết có sự diễn biến gây bất lợi cho quá trình nuôi nhưng qua kết quả của 11 ao nuôi cho thấy đều ổn định về môi trường khi nuôi ghép cá đối mục với tôm sú, cải thiện được chất lượng nước trong các vuông nuôi giúp cho tôm, cá phát triển và tăng trưởng tốt, góp phần nâng cao sản lượng, tăng năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi. Qua kết quả thực hiện cho thấy, về tỷ lệ sống, sản lượng và năng suất đều đạt so với mục tiêu đề ra.

Hình 3.9. Tỷ lệ sống cá đối mục

Từ kết quả như trên, cho thấy hộ nuôi đã nắm khá vững và áp dụng đúng các kỹ thuật mà cán bộ đã hướng dẫn vào thực tiễn của mô hình nuôi, các biện pháp kỹ thuật nuôi đã góp phần cải thiện đáng kể sản lượng, năng suất. Từ kết quả sản xuất thực nghiệm này cho thấy, mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục đã đạt được kết quả khá cao, đạt với mục tiêu dự án đặt ra, nên hoàn toàn có thể ứng dụng nhân rộng loại hình này trong thời gian tới để giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân.

3.5. Kết quả thực hiện của dự án

Bảng 3.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án

Đơn vị tính: đồng

TT

                  Hạng mục

Số lượng (kg)

Đơn giá

Thành tiền

I

Tổng thu

 

 

4.523.864.000

1

Tôm sú

16505.8

200.000

3.301.160.000

2

13585.6

90.000

1.222.704.000

II

Tổng chi

 

 

1.371.020.000

1

Tôm giống

            2.640.000

60

158.400.000

2

Cá giống

66.000

7.000

462.000.000

3

Thức ăn công nghiệp (tôm giai đoạn 1)

1.020

41.000

41.820.000

4

Thức ăn công nghiệp (cá)

500

35.000

17.500.000

5

Cải tạo ao

33

2.500.000

82.500.000

6

Vôi CaCO3

16.500

2.000

33.000.000

7

Dolomite

33.000

3.000

99.000.000

8

Thuốc cá

1.320

20.000

26.400.000

9

Diệt khuẩn

333

200.000

66.600.000

10

Vi sinh

1.980

55.000

108.900.000

11

Mật rĩ đường

3.960

10.000

39.600.000

12

Khoáng tạt

200

50

10.000.000

13

Phân hữu cơ

3.300

25.000

82.500.000

14

Dụng cụ môi trường

11

800.000

8.800.000

15

Nhiên liệu ( điện, xăng, dầu)

-

-

24.000.000

16

Công chăm sóc

-

-

110.000.000

III

Lợi nhuận

 

 

3.152844.000

IV

Lợi nhuận/ha

 

 

95.540.000

V

Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

229.96


Quá trình triển khai thực hiện dự án cũng như
quản lý, chăm sóc hệ thống các ao nuôi gặp không ít những khó khăn do những tháng đầu khi triển khai thực hiện ngay thời điểm còn dịch bệnh covid-19, song song đó thì thời tiết cũng thay đổi bất thường, môi trường xung quanh cũng nhiều biến động,... đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, nhờ có sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan, cũng như sự tâm huyết của các hộ tham gia thực hiện dự án nên kết quả mang lại khá cao.

Kết quả hoạch toán hiệu quả mang lại từ dự án nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục theo Bảng 3.7 cho thấy, trong tổng số 11 hộ nuôi thực nghiệm thì đều thu được lợi nhuận. Tổng thu 4.523.864.000 đồng và tổng chi là 1.371.020.000 đồng. Bình quân lợi nhuận giữa các hộ nuôi là 95.540 triệu đồng/ha, với tỷ suất lợi nhuận 229.9%.

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi thực nghiệm này là tương đối cao. Phân tích hiệu quả mang lại từ mô hình cho thấy các hộ nuôi đều thu được lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận khá cao. Nếu so sánh với các loại hình nuôi khác như: tôm thâm canh, siêu thâm canh hoặc các hình thức nuôi độc canh tôm sú thì rủi ro sẽ cao hơn mô hình nuôi này. Đặc biệt là hai đối tượng này khi nuôi ghép sẽ bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh về thức ăn cũng như không gian sống, cá đối mục thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ nên khả năng làm sạch môi trường ao nuôi là rất tốt, giúp môi trường nuôi ổn định tạo điều kiện thuận lợi để tôm nuôi phát triển, hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích nuôi. Mặt khác, thị trường tiêu thụ hiện nay đang được mở rộng, giúp người dân yên tâm sản xuất. Từ kết quả trên cho thấy, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục rất có tiềm năng và triển vọng ở huyện Năm Căn nói riêng, Cà Mau nói chung. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay thì kết quả của mô hình nuôi này mang lại là hết sức thiết thực và hiệu quả, giúp những người nông dân có lựa chọn đúng đối tượng và hình thức nuôi phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của địa phương để tiếp tục sản xuất ổn định kinh tế gia đình.

4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

- Dự án đã tổ chức thực hiện được 02 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục trên địa bàn huyện với hơn 60 lượt người tham dự.

- Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở giai đoạn 1 bình quân giữa các ao nuôi là 82%; Tỷ lệ sống tôm nuôi giai đoạn 2 là 14.07%; Năng suất tôm đạt trung bình là 500.18 kg/ha. Tỷ lệ sống của cá đạt trung bình giữa các ao nuôi là 60.11% và năng suất đạt 411.69 kg/ha.

- Trong 11 hộ thực hiện dự án đều thu được lợi nhuận. Lợi nhuận bình quân là 95.540 triệu đồng/ha, với tỷ suất lợi nhuận 229.9%.

Qua thực tế cho thấy, dự án nuôi tôm sú hai giai đoạn kết hợp cá đối mục bước đầu hoàn thiện tài liệu kỹ thuật và mang lại hiệu quả khá cao nên người dân khu vực này có khả năng ứng dụng và phát triển mô hình nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, ổn định kinh tế gia đình.

4.2. Kiến nghị

- Đây là mô hình nuôi rất phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất ở địa phương nên cần tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình nuôi tôm sú hai giai đoạn kết hợp cá đối mục ở huyện Năm Căn và các huyện lân cận có điều kiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Do con giống cá đối mục còn phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất nên có thể chọn thời điểm nuôi phù hợp để giảm được chi phí, tăng lợi nhuận và hiệu quả của mô hình nuôi.

- Cần có những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo giống cá đối mục để chủ động và đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi trong thời gian tới.

Tác giả: ThS. Nguyễn Nghi Lễ