Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp cua biển dưới tán rừng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

       I. ĐẶT VẤN ĐỀ
       Tại tỉnh Cà Mau, trong những năm qua đã áp dụng nuôi kết hợp nhiều đối tượng với tôm sú theo hình thức nuôi quảng canh để tăng thu nhập, một số đối tượng được chọn nuôi kết hợp như: cua, sò huyết, cá nâu… nhưng kết quả năng suất chỉ đạt từ 30-50kg/ha/năm. Các mô hình nuôi còn mang tính tự phát, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chưa có cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp hai đối tượng tôm sú và cua biển.
Theo nhu cầu sản xuất thực tế của bà con nông dân trong tỉnh, đặc biệt là các vùng ngập mặn như huyện Ngọc Hiển rất cần xây dựng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển ứng dụng khoa học kỹ thuật để đánh giá hiệu quả, hoàn thiện tài liệu kỹ thuật. Việc xây dựng mô hình nuôi “Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với cua biển dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” là nhu cầu cấp thiết, phù hợp với đặc điểm địa lý vùng sản xuất, tận dụng diện tích mặt nước, tăng thu nhập cho người nuôi trên cùng đơn vị diện tích đất sản xuất. Đồng thời, khi dự án thực hiện thành công làm cơ sở để nhân rộng mô hình nuôi cho các vùng lân cận có điều kiện nuôi thích hợp, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, từng bước giúp người nuôi tiếp cận khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào trong sản xuất.
Mục tiêu của Dự án
       - Xây dựng dự án nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp cua biển dưới tán rừng để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận mới các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tăng thêm nguồn thu nhập, phát triển kinh tế tập thể, tạo ra được sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
       - Quy mô thực hiện dự án: Tổng diện tích là 235,7 ha diện tích rừng – tôm kết hợp (98,5 ha diện tích mặt nước), gồm có 56 hộ thành viên tham gia, mỗi hộ có diện tích giao động từ 02 – 09 ha. Trong quá trình thực hiện dự án thành lập 01 Hợp tác xã để tổ chức sản xuất.
       * Nuôi tôm sú:
       - Ương tôm giai đoạn 1: Ương tôm P15 với thời gian ương 20 – 25 ngày để tôm đạt kích cỡ 2,5 – 3cm. Tỷ lệ sống đạt 75%.
       - Mật độ thả nuôi (giai đoạn 2): 5 con/m2/năm (thả 4 đợt, mỗi đợt thả từ 1-2 con/m2.
       - Nuôi tôm giai đoạn 2: Tỷ lệ sống thu hoạch: 18%.
       - Năng suất bình quân đạt: 300 kg/ha/vụ. Kích cỡ  thu hoạch: 30-25 con/kg.
       * Nuôi cua biển:
       - Ương cua giai đoạn 1: Tỷ lệ sống đạt 50%. (Kích cỡ giống ương: 0,3 – 0,5 cm/con).
       - Mật độ nuôi (giai đoạn 2): 4m2/con (thả 2 đợt, mỗi đợt 0,125 con/m2, mỗi đợt cách nhau từ 03 tháng trở lên).
       - Tỷ lệ sống thu hoạch: 18%.
       - Năng suất: 150 kg/năm. Kích cỡ thu hoạch: 2 - 4 con/kg;
       2. NỘI DUNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN
       Dự án đã triển khai thực hiện nội dung theo trình tự như sau:
       - Khảo sát, chọn địa điểm, chọn hộ dân tham gia thực hiện dự án.
       - Ký kết hợp đồng, thành lập Hợp tác xã.
       - Tiến hành thực nghiệm sản xuất.
       - Báo cáo tổng kết và nghiệm thu dự án.
       2.1 Phương án triển khai 
       - Địa điểm thực hiện dự án thuộc khóm Rạch Gốc B, thị trấn Rạch Gốc, có đường giao thông thuận lợi, có điều kiện kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật quy trình, nguồn nước cung cấp đạt yêu cầu nuôi trồng thủy sản. 
       - Thời gian triển khai: Từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022.
       - Quy mô: Dự án triển khai tại Hợp tác xã tôm rừng Rạch Gốc, với tổng diện tích 235,7 ha (98,5 ha diện tích mặt nước).
Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú QCCT 02 giai đoạn kết hợp cua biển

Sơ đồ: Mô hình nuôi tôm sú QCCT 02 giai đoạn kết hợp cua biển

       2.3. Kỹ thuật nuôi tôm, cua thương phẩm (giai đoạn 2)
       a)  Vuông nuôi
       - Vuông nuôi tùy vào điều kiện thực tế của từng hộ mà chúng ta thiết kế:
       - Bờ bao chắc chắn, cao hơn mực nước lớn nhất trong năm là 0,5 m. 
       - Cống (cống xổ) luôn đảm bảo, thuận tiện cho việc xả thải, lấy nước và thu hoạch.
       - Độ sâu kinh 1,2 m trở lên, mặt trảng từ 0,4m trở lên. Kênh mương được thiết kế có độ sâu dần về phía cống xổ.
       b) Cải tạo vuông nuôi
       - Dọn chan đước cho thông thoáng, vệ sinh vuông (rong, ốc…), gia cố bờ bao, cống, mọi…
       - Sên, vét lớp bùn ở đáy kênh, mương, sao cho có độ dốc và sâu dần về cống xổ để dễ dàng cấp, thoát nước. Trong trường hợp vuông lớn và bùn đất lắng tụ đầy hết các kênh mương, không còn chổ cho tôm–cua trú ngụ thì có thể kết hợp 2 hình thức cải tạo nêu trên cùng lúc…
       - Xả hết nước để rửa vuông: Sau khi sên, vét xong, lấy nước vào đầy vuông và xả khô vuông liên tục từ 2 - 3 ngày (2 lần kênh cũ; 3-4 lần kênh mới), lần cuối xả khô nước, đóng cống lại để bón vôi và phơi khô.
       - Bón vôi: Dùng vôi CaCO3 liều lượng 350 kg/ha, bón khắp kênh vuông nuôi.
       - Phơi khô vuông nuôi đến nứt chân chim nếu có điều kiện.
       - Diệt cá tạp: Dùng Saponine liều lượng 50 kg/1.000m3 nước.
       - Lấy nước vào vuông nuôi đạt mực nước dưới kênh 1,4m. 
       - Sử dụng chế phẩm sinh học liều lượng 1,5 lít/10.000 m3 (1,5 lít chế phẩm sinh học + 2 lít mật đường + 20 lít nước sạch ủ kín 5-7 ngày); để làm sạch môi trường, đồng thời kết hợp với việc ủ cám gạo sẽ tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho  tôm, cua.
       - Bón phân trùn đỏ theo liều lượng 25kg/ha để góp phần tạo thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi... 
       - Sau khi kiểm tra các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp thì tiến hành thả giống.
       c) Thả giống
       - Với tôm sú sau khi ương 25 ngày tại ao ương tập trung thì tiến hành thu tôm cấp phát cho 56 thành viên trong Hợp tác xã, bằng cách dùng vợt và tháo cạn nước thông qua lù thoát nước đáy để thu toàn bộ. Đánh tỷ lệ sống và chia theo hộ, theo diện tích. Từng hộ nhận tôm đã ương cho vào bọt có bơm ôxy chuyển về vuông thả nuôi tiếp giai đoạn 2. Ban Giám đốc Hợp tác xã tôm rừng Rạch Gốc thành lập 05 nhóm tổ sản xuất, mỗi tổ trưởng chịu trách nhiệm phân phát cho các thành viên của tổ mình theo số lượng cụ thể của từng hộ.
       + Thời gian thả tôm: Vào buổi sáng.
       + Mật độ thả nuôi giai đoạn 2 là 05 con/m2/năm/hộ, tùy theo diện tích vuông nuôi của từng hộ, mỗi đợt thả nuôi từ 1-2 con/m2. 
       - Đối với cua sau khi ương 15 ngày thì tiến hành thu cua để phát cho 56 hộ thành viên Hợp tác xã nuôi giai đoạn 2. Bằng cách vớt bằng đếm số lượng phát cho thành viên theo diện tích vuông vuôi.
       - Thời gian thả cua: Lúc chiều mát.
       d) Quản lý thức ăn
       Nuôi giai đoạn 2 không cho ăn thức ăn công nghiệp cho các tôm, cua. Tôm, cua được nuôi trong vuông quảng canh cải tiến, chỉ sử dụng phân trùng đỏ, chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường, tạo chuỗi thức ăn tự nhiên cho chúng. 
       e) Quản lý môi trường nước
       Trong quá trình nuôi luôn giữ mực nước ổn định trung bình từ 1 mét trở lên, độ pH từ 7 - 8,5, vuông nuôi phải có nhiều bó        chà các loại cây để cua trú ngụ trong thời gian lột xác.
       Mỗi con nước thay khỏang 20 - 30% lượng nước trong ao. Việc thay nước vừa làm sạch môi trường, kích thích tôm, cua lột xác, tăng trọng nhanh, ít biến động các yếu tố môi trường.
       Định kỳ 15 ngày/lần sử dụng chế phẩm sinh học và phân trung đỏ để ổn định môi trường vuông nuôi. Trong thời gian này, chỉ thay nước vuông nuôi khi mưa lớn hoặc nước có dấu hiệu xấu và mỗi lần thay không quá 30% lượng nước trong vuông. Định kỳ 7 ngày/lần kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời điều chỉnh khi có biến động.
       f) Quản lý sức khỏe tôm, cua nuôi và giải pháp phòng bệnh tổng hợp
       - Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm, cua nuôi giai đoạn ương thông qua hệ thống sàn ăn. Thực hiện các giải pháp phòng bệnh tổng hợp như:
       - Thiết kế và xây dựng hệ thống vuông nuôi phù hợp;
       - Cải tạo đúng qui trình kỹ thuật; Sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ; 
       - Kiểm tra các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp trước khi thả giống; Chọn tôm, cua giống tốt; mật độ thả nuôi phù hợp;
       g) Thu hoạch 
       + Đối với tôm sú: Sau thời gian nuôi 04 tháng khi tôm đạt kích cỡ khoảng 30-25 con/kg thì tiến hành thu hoạch theo hình thức thu tỉa bằng cách đặt lú ở gần cống xổ, theo con nước xổ (theo 15 và 30 âm lịch hàng tháng), sau 05 tháng nuôi thì xổ vuông để thu.
       + Đối với cua: Sau thời gian nuôi từ 05 tháng có thể thu hoạch khi đạt kích cỡ 4 con/kg trở về lớn bằng cách đặt lọp hoặc cắm câu...
       2.4. Phương pháp thu mẫu, phân tích, xử lý số liệu
       2.4.1. Đo các yếu tố môi trường
       Đo trong quá trình ương, trong quá trình nuôi thì không đo do thứ nhất là vùng thực hiện dự án nằm ven biển các yếu tố môi trường tương đối ổn định. Thứ 2 là vùng thực hiện dự án là rừng tôm, diện tích khá lớn. Đo bằng các loại dụng cụ:
       - pH: pH test kit.
       - Độ kiềm: KH test kit.
       - Độ mặn (‰): Tỷ trọng kế và khúc xạ kế.
       2.4.2. Theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống
       * Tăng trưởng chiều dài tôm- cua ương
       Sau khi thả giống ương cách 2 ngày nuôi tiến hành thu mẫu theo dõi tăng trưởng thu vợt ngẫu nhiên. Mẫu được thu ở nhiều điểm khác nhau nhằm đảm bảo tính đại diện, mẫu theo dõi tăng trưởng lần.
       3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
       3.1. Kết quả về thả giống tôm sú, cua ương (giai đoạn 1)

Ao ương tôm sú giống giai đoạn 1

       Dự án thả tôm ương là 04 Đợt, sử dụng 2 ao lót bạt và 1 ao lắng, với diện tích 560 m2 (mỗi ao có diện tích 280 m2, ao lắng 50m2). Kết quả, cụ thể như sau:
       2.1 Ương tôm Đợt 1
       + Thả tôm giống ương ngày 18 tháng 11 năm 2021; Mật độ ương: 5.870 con/m2
       + Tổng lượng tôm thả ương Đợt 1 là: 1.643.667 con, tổng thu để chuyển sang nuôi giai đoạn 2 là :1.052.768 con.
       + Thời gian ương: 25 ngày, tỉ lệ sống ương trung bình đạt 64,5 %.

       + Kích cỡ chiều dài của tôm qua ương giai đoạn 1, dao động từ 3.0 – 3.5 cm.
       + Qua ương tôm đợt 1, nhìn chung điều đạt tỉ lệ sống chưa cao trong khi dự án đưa ra chỉ 75%; do thời gian ương tương đối dài, tôm phân đàn, ương mật độ dày nêm ăn thịt lẫn nhau. Trong quá trình ương có xuất hiện các cơn mưa lớn làm cho môi trường nước luôn biến đổi, nên có tỷ lệ hao hụt.
       3.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường
       Chất lượng nước bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Trong nuôi trồng thủy sản thường quan tâm đến tính chất của nước ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng hoặc quản lý các sinh vật nuôi theo hướng có lợi. Có nhiều yếu tố chất lượng nước nhưng chỉ có vài yếu tố thường đóng vai trò quan trọng. Người nuôi thủy sản nên điều khiển các yếu tố đó bằng các biện pháp kỹ thuật. Ao nuôi có chất lượng nước tốt sẽ cho năng suất cao và tôm cua khỏe hơn ao nuôi có chất lượng nước kém. Hiểu biết về các nguyên lý về chất lượng nước sẽ giúp người nuôi xác định được tiềm năng của thủy vực, cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi và sản xuất hiệu quả hơn.
       Các yếu tố môi trường trong quá ương tôm, cụ thể như sau:
       Độ mặn, pH, độ kiềm của từng đợt ương tôm, cua 
       Qua biểu đồ cho thấy độ kiềm của ao ương nuôi Đợt 1 thực hiện dự án. Độ kiềm ban đầu khi thả tôm nuôi ngày 18 tháng 11 dương lịch từ 90mg/l và tăng dần đến mức cao nhất 135 mg/l ở ngày thứ 25.
       3.3 Ương cua, Đợt 1
       - Quá trình ương cua giống giai đoạn 1 tại điểm ương tập trung.
       + Thả cua giống ngày 30 tháng 11 năm 2021.
       + Mật độ ương khoảng: 1.710 con/m2.
       + Thời gian ương: 15 ngày, tỉ lệ sống ương đạt 52%.
       + Tổng lượng cua thả ương giai đoạn 1 là: 246.250 con. Thu để chuyến ra nuôi giai đoạn 2 là:128.050 con.
       + Kích cỡ chiều dài của cua dao động: 0,3 – 0.5 cm/con. 
       Với điều kiện ương cua trong các ao trãi cao su tập trung đã được chuẩn bị, cải tạo, vệ sinh kỹ nên các yếu tố môi trường điều nằm trong khoảng thích hợp như  pH: 7,0 – 8,0;  độ kiềm 102 - 117mg/l;  độ mặn 25%o... 
       Kết quả ương cua đợt 1, tỉ lệ sống đạt chỉ tiêu dự án đưa ra trên 50%. 

Ao ương cua giống giai đoạn 1

       3.4 Ương tôm Đợt 2
       Quá trình ương tôm Đợt 2, để chia cho 56 thành viên trong Hợp tác xã nuôi tiếp giai đoạn 2. 
       + Thả tôm giống Đợt 2 ngày 22 tháng 12 năm 2021.
       + Mật độ ương: 5.860 con/m2.
       + Thời gian ương: 25 ngày, tỉ lệ sống ương trung bình đạt 84,2%
       + Tổng lượng tôm thả Đợt 2 là: 1.641.000 con, thu để chuyển sang nuôi giai đoạn 2 là : 1.381.758 con.
       + Kích cỡ chiều dài khi thu hoạch qua ương giai đoạn 1 dao động: 2.5 – 3.0 cm. 
       Kết quả ương tôm của đợt 2, tỉ lệ sống đạt chỉ tiêu dự án đưa ra trên 75%. 
       - Các yếu tố môi trường trong quá ương tôm của lần 2 điều được chuẩn bị phù hợp với điều kiện sống của tôm giống và có phần hơi cao hơn lần 1 cụ thể như sau:
       3.5 Ương tôm Đợt 3
        Quá trình ương tôm của dự án Đợt 3, để chia cho 56 thành viên trong Hợp tác xã nuôi tiếp giai đoạn 2. 
       + Thả tôm giống lần 3 ngày 12 tháng 4 năm 2022.
       + Mật độ ương: 5.860 con/m2.
       + Thời gian ương: 25 ngày, tỉ lệ sống ương trung bình đạt 78,2 %
       + Tổng lượng tôm thả Đợt 3 là: 1.641.000 con, tổng thu để chuyển sang nuôi giai đoạn 2 là : 1.283.061 con.
       Kết quả ương tôm giai đoạn 1 của đợt 3, tỉ lệ sống đạt chỉ tiêu dự án đưa ra trên 75%.
       - Các yếu tố môi trường trong quá ương tôm, cụ thể như sau:
       3.6 Ương cua Đợt 2
       - Quá trình ương cua giống Đợt 2 tại điểm ương tập trung.
       + Thả cua giống ngày 08 tháng 5 năm 2022.
       + Mật độ ương khoảng: 1.710 con/m2.
       + Thời gian ương: 15 ngày, tỉ lệ sống ương đạt 54% 
       + Tổng lượng cua thả ương là: 246.250 con. Thu để chuyển ra nuôi giai đoạn 2 là:132.975 con.
       Với điều kiện ương cua trong các ao trãi cao su tập trung đã được chuẩn bị, cải tạo, vệ sinh kỹ nên các yếu tố môi trường điều nằm trong khoảng thích hợp như  pH: 7,0-80;  độ kiềm 102- 117mg/l;  độ mặn 25%o... 
Kết quả ương cua đợt 2, tỉ lệ sống đạt chỉ tiêu dự án đưa ra trên 50%. 
       3.7 Ương tôm Đợt 4
        Quá trình ương tôm của dự án Đợt 4, để chia cho 56 thành viên trong Hợp tác xã nuôi tiếp giai đoạn 2. 
       + Thả tôm giống Đợt 4, ngày 27 tháng 5 năm 2022.
       + Mật độ ương: 5.860 con/m2.
       + Thời gian ương: 25 ngày, tỉ lệ sống ương trung bình đạt 75,2%
       + Tổng lượng tôm thả Đợt 4 là: 1.641.000 con, tổng thu để chuyển sang nuôi giai đoạn 2 là: 1.233.713 con.
       - Các yếu tố môi trường trong quá ương tôm của Đợt 4, cụ thể như sau:
       Qua biểu đồ ương tôm 4 đợt cho thấy tôm tăng trưởng bình thường theo ngày tuổi, không có sự khác biệt quá lớn trong các lần ương. Tôm đạt kích cở dao động từ 30 – 32 mm ở thời điểm ương khoản 25 ngày tuổi. Đạt chiều dài 30 mm ở tôm ương các đợt 1,2,3,4.  Theo Chanratchakool (2003) cho rằng tôm nuôi có nồng độ muối cao hơn 30‰ thường bị bệnh mà đặc biệt là bệnh đốm trắng, đầu vàng và khó lột xác, tôm có thể nuôi ở nồng độ muối thấp thì bệnh ít xảy ra nhưng độ muối không nhỏ hơn 5‰. Nếu nồng độ muối thấp hơn sẽ làm tôm bị còi, mềm võ, tỷ lệ sống thấp. Kết quả theo dõi tăng trưởng của tôm nuôi của dự án phù hợp với nghiên cứu trên.
       4. Đánh giá kết quả nuôi tôm, cua giai đoạn 2 (nuôi thương phẩm)

       4.1. Quá trình theo dõi các yếu tố môi trường 
       - Về độ mặn(S%o¬) 
       - Về pH
       4.2 Kết quả theo dõi tăng trưởng
       Kết quả biểu đồ cho thấy không có sự khác biệt lớn về tăng trọng giữa các vuông nuôi của các hộ dân qua các đợt nuôi. Ở thời điểm thu hoạch vụ 1, trọng lượng tôm của tôm nuôi từ 49,6 – 50 g/con, thu hoạch vụ 2, từ 50 – 50,2 g/con. 
       5. KẾT QUẢ THU HOẠCH TÔM, CUA THƯƠNG PHẨM
       Sau thời gian thả nuôi tôm sú từ 4 - 5 tháng (02 vụ, 04 đợt nuôi), tôm đạt kích cỡ từ 25 - 30 con/kg; cua đạt kích cở từ 2-4 con thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch tôm thương phẩm bằng cách đặt lú thưa thu tỉa và xổ cống theo con nước. Đối với cua thu hoạch bằng cách đặt lọp hoặc cấm câu và xổ vuông...

Bảng 1. Thu hoạch tôm, cua thương phẩm của thành viên dự án

TT

Họ và tên chủ hộ

Diện tích mặt nước vuông nuôi

Kết quả thu hoạch tôm thương phẩm (kg)

Kết quả thu hoạch cua thương phẩm (kg)

Ghi chú

1

Nguyễn Thanh Tín

1.6

695

269

 

2

Nguyễn Minh Khẩn

1

380

180

 

3

Trần Văn Bằng

1.3

425

205

 

4

Phạm Quốc Việt

1.5

480

260

 

5

Trần Thanh Lâm

1.3

426

206

 

6

Nguyễn Tiến Trước

2.3

725

350

 

7

Diệp Văn Khởi

2.4

705

102

 

8

Lê Thị Yến

1.8

502

65

 

9

 Huỳnh Tấn Danh

1.8

556

170

 

10

Phạm Minh Phúc

2.5

775

389

 

11

Hà Minh Lợi

2.3

705

336

 

12

Huỳnh Chí Dũng

1.4

452

215

 

13

Đặng Hồng Thắng

1.9

586

288

 

14

Nguyễn Trí Thức

1.1

368

160

 

15

Nguyễn Xuân Bắc

2.4

735

350

 

16

Nguyễn Hoàng Minh

2.3

728

352

 

17

Nguyễn Xuân Nam

1.3

425

150

 

18

Lâm Sĩ Em

1.5

486

215

 

19

Lê Việt Triều

1.9

607

250

 

20

Võ Minh Hiếu

1.1

415

160

 

21

Nguyễn Văn Huyến

1.6

520

250

 

22

Nguyễn Thanh Trọng

1.5

525

205

 

23

Nguyễn Thanh Bình

1.5

474

215

 

24

Trần Thanh Hùng

1.3

425

200

 

25

Phạm Minh Sử

1.2

395

185

 

26

Ngô Việt Vĩnh

2

602

250

 

27

Nguyễn Kim Oanh

1.4

394

110

 

28

Nguyễn Thạnh Nhân

1.6

465

140

 

29

Nguyễn Thanh Trúc

1

350

206

 

30

Nguyễn Thị Hậu

1.9

586

265

 

31

Thái Hữu Phước

1.9

620

290

 

32

Lê Tấn Hiệp

1.4

495

220

 

33

Diệp Thị Hiếu

1.8

504

240

 

34

Nguyễn Thanh Trung

1.6

498

250

 

35

Nguyễn Xuân Thành

1.6

495

255

 

36

Lê Hồng Thu

1.9

583

289

 

37

Nguyễn Minh Thiết

1.8

580

290

 

38

Lê Văn Hòa

2.8

795

425

 

39

Quách Vĩnh Thoảng

2

590

285

 

40

Trần Hữu Hiện

1.4

620

250

 

41

Huỳnh Trường Giang

2.1

725

319

 

42

Trần Quốc Hùng

2.7

900

409

 

43

Bùi Hoàng Dũng

1.5

470

230

 

44

Đỗ Văn Dũng

1

360

155

 

45

Đỗ Kim Chi

1.8

585

264

 

46

Nguyễn Văn Thưởng

1.4

435

211

 

47

Trần Văn Thâu

1.1

350

170

 

48

Võ Văn Chơn

1

352

158

 

49

Lê Thanh Lan

1.5

489

205

 

50

Phan Al Pha

1.4

415

110

 

51

Nguyễn Hùng Việt

2

638

280

 

52

Nguyễn Minh Dẽn

3.8

1,156

590

 

53

Tiết Minh Khởi

3.7

1,135

602

 

54

Võ Hữu Cường

1.2

368

185

 

55

Trần Liễu Minh Triều

2.4

705

90

 

56

Võ Thanh Tùng

2

585

150

 

Tổng cộng

98.5

31,360

13,620

 

Bảng 2: Tổng hợp kết quả thu hoạch tôm sú, cua thương phẩm

 

STT

 

Nội dung

Kết quả

Ghi chú

ĐVT

Số lượng

 

 

-

Tổng số hộ nuôi

Hộ

56

 

 

-

Tổng diện tích

Ha

235,7

98.5 ha mặt nước

 

-

 Tổng sản lượng tôm thu được

Tấn

31.360

Đạt

 

 

Kích cỡ trung bình (tôm)

Con/kg

28,5

Đạt

 

 

Năng suất bình quân

Kg/ha

318

Đạt

 

 

Tỷ lệ sống

%

18,05

Đạt

 

-

 Tổng sản lượng cua thu được

Tấn

13.620

Chưa đạt

 

 

Kích cỡ trung bình (cua)

Con/kg

3

Đạt

 

 

Năng suất bình quân

Kg/ha

138,27

Chưa đạt

 

 

Tỷ lệ sống

%

16,59

Chưa đạt

 

       Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy, hiệu quả dự án đối với tôm đạt tổng sản lượng là 31.360 kg, với năng suất bình quân là 318 kg/ha, đạt chỉ tiêu dự án đề ra. Cụ thể: 
       Qua thống kê cho thấy, đối với tôm sú có 46/56 hộ có năng suất trên 300 kg/ha, chiếm 82,14% tổng số hộ tham gia; đối với cua có 32/56 năng suất đạt trên 150/kg/ha, chiếm 57,1% so với tổng số hộ tham gia, các hộ cọn lại cũng đạt gần 150 kg/ha.
Nhìn chung trong 56 hộ tham gia thực hiện dự án điều rất tâm quyết, tuân thủ và luôn thực hiện đúng từng bước trong quy trình kỹ thuật nuôi và trao đổi thường xuyên với nhóm thực hiện dự án. Kết quả năng suất thấp nhất là 280 kg/ha và cao nhất là 434 kg/ha, bình quân đạt 318 kg/ha, đạt theo năng suất dự án đề ra (300 kg/ha) và so sánh với các hộ dân xung quanh không có thực hiện dự án thì năng suất cao hơn. Theo thông tin về tình hình thu hoạch của cán bộ khuyến nông cơ sở và trực tiếp người dân trong khu vực thì các hộ không nằm trong dự án năng suất khoảng 220 - 250 kg/ha (Có hộ tính trên 1 con nước xổ vuông chưa được 2 triệu đồng) nhưng kích cỡ tôm khi thu hoạch trung bình là 28,5 con/kg và tỉ lệ sống của tôm là 18,05 % (tương đương 893.760/ 4.925.000 con tôm giống đã qua ương giai đoạn 1).

Hình ảnh các thành viên HTX thu hoạch tôm, cua thương phẩm

5.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Với quy mô thực hiện trên 235,7 ha (diện tích mặt nước 98.5 ha), mô hình nuôi có tổng chi phí đầu tư trực tiếp là 2.358.368.000 đồng.

                           Bảng 3.2: Chi phí thực hiện mô hình

TT

Nội dung chi

Thành tiền

Ghi chú

-

Tôm giống

394.000.000

 

-

Cua  giống

246.250.000

 

-

Thuốc cá

98.500.000

 

-

Phân

246.250.000

 

-

Vôi

68.950.000

 

-

Mật đường

24.625.000

 

-

Thức ăn tôm sú

25.000.000

 

-

Thức ăn cua

2.500.000

 

-

Dụng cụ đo môi trường

15.210.000

 

-

Điện

6.000.000

 

-

Chi phí cải tạo

246.250.000

 

-

Công thuê mướn

672.000.000

 

-

Khấu hao tài sản

14.952.000

 

 

Tổng chi (A)

2.195.925.000

 

       5.2. Hiệu quả xã hội
       Dự án “Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp cua biển dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” được triển khai thực hiện ngoài hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân còn mang lại hiệu quả xã hội tích cực.
       Thông qua mô hình sản xuất của dự án, từng bước giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để nâng cao năng suất, sản lượng, thu nhập; tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động; góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và an ninh trật tự ở địa phương. Quá trình thực hiện các mô hình đã tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và cách tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, hợp tác.
       6. KẾT LUẬN
       Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp cua biển dưới tán rừng có ý nghĩa thiết thực trong nuôi kết hợp hai đối tượng, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Ưu tiên cho giống loài bản địa và có giá trị kinh tế khá cao. Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, môi trường, tình hình bệnh trên tôm cua xãy ra, tình hình dịch bệnh trên người xãy ra trên toàn cầu. Nhưng với quy trình kỹ thuật nuôi tôm – cua  2 giai đoạn đã giúp tôm- cua nuôi thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, tỉ lệ sống và năng suất đều cao hơn so với các hộ sản xuất truyền thống khác,...người dân địa phương có đề xuất cần thiết tục thực hiện dự án để hỗ trợ quy trình kỹ thuật cũng như nuôi kết hợp nhiều đối tượng trong cùng diện tích để nâng cao thu nhập, giúp người dân phát triển kinh tế như tình hình khó khăn hiện nay. 
       * Kết quả thực hiện của dự án như sau:
       - Tổng sản lượng tôm sú 31.360/29.550 tấn, đạt cao hơn so với mục tiêu của dự án đề ra, kích cở trung bình 28,5 con/kg đạt mục tiêu của dự án (30-25 con/kg). Năng suất tôm đạt 318 kg/năm, cao hơn năng suất bình quân của dự án (Tỷ lệ số đạt 18,05%).
       - Tổng sản lượng cua biển 13.620 tấn, đạt 92,18% so với mục tiêu của dự án, kích cở thu hoạch 3 con/kg đạt mục tiêu của dự án (2-4 con/kg).  Năng suất cua đạt 138,05 kg/năm, tỷ lệ số đạt 16,59%.
       Dự án tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, bên cạnh đó nuôi theo hình thức này tôm, cua  không nhiễm kháng sinh, hóa chất nên đáp ứng tốt yêu cầu trong an toàn thực phẩm.
       Hiệu quả kinh tế của của dự án còn giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân trong vùng dự án góp phần thực hiện tốt công tác nhân rộng trong thời gian tới giúp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Ks. Lê Hoài Phương 
Phòng NN và PTNT huyện Ngọc Hiển