Hội nông dân huyện u minh triển khai dự án nuôi cá đồng trong khu vực lâm phần rừng tràm

       Trong 02 ngày tháng 8 năm 2024 vừa qua Hội Nông dân huyện U Minh phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, Ủy ban nhân dân xã, Hội Nông dân xã tổ chức Hội nghị triển khai dự án nuôi cá đồng trong khu vực lâm phần rừng tràm tại xã Khánh Thuận và xã Nguyễn Phích.

Đánh giá đa dạng di truyền làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn gen cua biển Cà Mau

       Cua biển hay cua bùn (Mud crab) cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cũng như thu nhập cho người dân ở nhiều khu vực ven biển trên thế giới (Shelley and Lovatelli, 2011). Mặc dù đã được người dân tiến hành sản xuất trước đây nhiều năm, tuy nhiên ngành nhân nuôi cua biển những năm gần đây ngày càng được mở rộng đặc biệt tại các nước Đông Nam châu Á do tính thích nghi cao, chống chịu bệnh tốt của con cua biển so với tôm

Giải pháp công nghệ phát triển nghề nuôi tôm, cua Cà Mau bền vững, an toàn sinh học và giảm thiểu phát thải

       Theo báo cáo của Tỉnh Cà Mau (2021), Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, với trên 278.000 ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng tôm năm 2016 đạt 145.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm khoảng 1 tỷ USD, chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.

kết quả thực hiện đề tài “nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) tại tỉnh Cà Mau”.

       Sự biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống, ngành thủy sản cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tình hình xâm nhập mặn ngày càng phức tạp ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, để thích ứng an toàn và hiệu quả, nhiều loài thủy sản có khả năng chịu mặn được tập trung nuôi với quy mô lớn trong những năm gần đây.

Giải pháp ứng dụng chatbot trợ lý ảo tư vấn mua bán các đặc sản của Cà Mau tích hợp vào fanpage của cửa hàng kinh doanh.

       Cà Mau vùng đất Phương Nam không chỉ giàu có, trù phú về rừng và biển, mà nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có “cá bạc, tôm vàng”. Chính sự phong phú về động thực vật trên rừng, dưới biển đã góp phần tạo nên những món ăn ngon, dân dã, mang đậm hương vị quê hương được xem là đặc sản của Cà Mau.

Vận dụng dãy số thời gian trong thống kê vào việc tính chỉ số của một số chỉ tiêu kinh tế.

       Vật chất luôn luôn vận động không ngừng và biến đổi theo thời gian. Để nghiên cứu sự biến động của kinh tế xã hội, người ta thường sử dụng dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xềp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian

Phát huy tiểm năng du lịch, góp phần phát triển  Kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau

       Cà Mau là tỉnh cuối cùng của cực Nam Tổ Quốc, có vị trí địa lý đặc biệt, có 3 mặt giáp biển; thế mạnh về vị trí địa lý thuận lợi để phát triển du lịch. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn nét đặc trưng về đời sống văn hóa người dân nông thôn nơi đây

Kết quả thực hiện dự án nhân rộng sản xuất muối sạch kết tinh trên nền bạt (ô kết tinh) tại xã tân thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

       Muối ăn có tên gọi là natri clorua (NaCl) là một hợp chất khoáng quan trọng đối với con người, động vật và trong công nghiệp. Muối có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người, là nguồn cung cấp ion Na+ và Cl- trong chế độ ăn hàng ngày. Natri cần thiết cho chức năng thần kinh, vận động và bao gồm việc điều hòa dung dịch trong cơ thể