Kết quả triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh tại Cà Mau

       I.    Thông Tin Chung 
       1.1. Tên dự án: “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực bán thâm canh tại Cà Mau”.  Dự án thuộc chương trình ứng dụng khoa học vào sản xuất và đời sống. 
       1.2. Đơn vị chủ quản: Sở khoa học và công nghệ Cà Mau
       1.3. Đơn vị thực hiện: Phân viện NCTS Nam Sông Hậu chủ trì, Ths. Vũ Hồng Như Yến làm chủ nhiệm.
       1.4. Chủ nhiệm dự án: Ths. Vũ Hồng Như Yến
       1.5. Thời gian thực hiện: tháng 6/2022-12/2022
       II. Kết quả Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực mật độ 6 con/m2 bán thâm canh trong ruộng lúa tại Cà Mau.
       Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nuôi tôm 02 giai đoạn
       - Giai đoạn 1: ương trong ao 60 ngày (có sục khí)
       - Giai đoạn 2: nuôi thương phẩm xen canh trong ruộng lúa từ 3,5- 4 tháng đạt size <20 con/kg.
       1. Các yếu tố môi trường giai đoạn ương, tỷ lệ sống tôm ương giai đoạn 01

Bảng 1: Các yếu tố môi trường ao ương

Địa điểm

Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ (C)

pH

Độ kiềm (mgCaCO3/L)

Độ mặn (‰)

TAN (mg/L)

HTX Trí Lực

Trung bình

26,65

6,94

80,84

4,30

0,30

Độ lệch chuẩn

0,21

0,21

5,53

0,65

0,08

HTX Đoàn Phát

Trung bình

26,40

7,10

80,90

4,12

0,26

Độ lệch chuẩn

0,30

0,17

4,77

0,70

0,07

 

Nhìn chung các yếu tố môi trường trong giai đoạn ương phù hợp cho sự phát triển của TCX.
Dự án không đánh giá tỷ lệ sống của tất cả các hộ nuôi, những có đánh giá một số hộ đại diện. Tỷ lệ sống trung bình từ 70-80%, có hộ điển hình lên đến 85% như hộ Lê Văn Mưa và hộ Trần Văn Tính. Trọng lượng trung bình của tôm sau 60 ngày là 2,1 – 2,7 g/con.

Hình 01: Ao Ương giai đoạn 01

       Sau thời gian ương gièo trong ao từ 60 ngày, tôm ương được chuyển sang ruộng nuôi đến đạt kích cỡ thương phẩm. Phương pháp chuyển là dùng lưới kéo (lưới mành) kết hợp với đặt lú dầy khi kéo, kết hợp với bơm cạn nước.
       Nhìn chung, ứng dụng kỹ thuật ương dưỡng tôm càng xanh giống một thời gian trước khi thả ra ruộng nuôi, kết hợp cho thức ăn công nghiệp, sử dụng: chế phẩm sinh học, khoáng tạt định kỳ đã nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng tôm nuôi và tận dụng thời gian giữa nuôi tôm sú, tôm càng xanh và trồng cây lúa.
       2. Kết quả giai đoạn nuôi tôm thương phẩm
       2.1. Quản lý chất lượng nước
       Trong thời gian nuôi thương phẩm dự án cũng định kỳ sử dụng CaCO3, CaO, vi sinh xử lý môi trường nước ao nuôi, khoáng tạt, Zeolite... để điều chỉnh môi trường. 
       Quản lý mực nước trong ruộng theo giai đoạn phát triển của cây lúa, giữ nước ngập mặt ruộng để tôm lên tìm thức ăn; khuyến khích thay nước khi có điều kiện để kích thích tôm lột vỏ tăng trưởng. Kiểm tra các yếu tố pH, nhiệt độ, độ kiềm và độ mặn... thường xuyên để có giải pháp xử lý kịp thời. 

Bảng 2 : Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường nước các ao ruộng nuôi

Địa điểm

Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ (C)

pH

Độ kiềm (mgCaCO3/L)

Độ mặn (‰)

TAN (mg/L)

HTX Trí Lực

Trung bình

26,04

7,10

83,56

1,99

0,51

Độ lệch chuẩn

0,11

0,09

2,53

0,41

0,03

HTX Đoàn Phát

Trung bình

26,11

6,98

81,76

2,12

0,54

Độ lệch chuẩn

0,12

0,13

4,73

0,27

0,04


       Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường điều nằm trong ngưỡng cho phép (QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT). Riêng chỉ số TAN trung bình của hai HTX cao nên tại một số ruộng nuôi tôm có dấu hiệu rớt rải rát nhất là vào buổi sáng (do thiếu oxy cục bộ kết hợp với khí độc) dẫn đến năng suất không như mong đợi.
       2.2. Theo dõi tôm nuôi 
 

Hình 02: Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi đinh kỳ

       Thường xuyên theo dõi tập tính phản xạ, sự biến đổi màu sắc của cơ thể, mang tôm và khả năng bắt mồi, những phụ bộ và hệ thống gan tụy của tôm,.... Định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm (phương pháp thu mẫu bằng chài hoặc bằng sàng ăn), bên cạnh đó xem xét các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhiễm khuẩn, đóng rong,... để kịp thời phòng, trị bệnh cho tôm, trong thời gian nuôi cũng lưu ý không sử dụng nông dược cho cây lúa, khi cần thiết có thể sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học).  \

Hình 3: Tôm càng xanh 2-6 tháng tuổi

       2.3. Kết quả thu hoạch tôm càng xanh 

Bảng 4: Kết quả thu hoạch tôm càng xanh toàn đực

Hợp Tác Xã

Năng suất TB (kg/ha)

Kích cở TB (con/kg)

Sản lương (kg)

 Trí Lực

       504,6

              19,0

         10.147

Đoàn Phát

       528,2

              18,1

         10.585


Nhìn chung qua bảng 4 cho thấy năng suất tôm càng xanh bình quân của hai vùng dự án là 516,4 kg/ha đạt so với mục tiêu đề ra (>500 kg/ha). Năng suất của dự án đạt được là cao hơn so với bình quân trung của xã là 350 kg/ha
       

Hình 4: Thu hoạch tôm càng xanh toàn đực

Bảng 3: Tỷ lệ năng suất của các hộ 

Năng suất TB (kg/ha)

 Tỷ lệ (%)

 HTX Trí Lực

 HTX Đoàn Phát

 < 400

7,1

-

 400-500

42,9

30,0

 > 500-600

35,7

50,0

 >600

21,4

20,0


       Qua bảng 5 cho thấy tỷ lệ đạt năng suất > 600 kg/ha đạt tỷ lệ khá cao trên 20% của mô hình. Tỷ lệ đạt > 500 kg/ha tại HTX Đoàn Phát chiếm tỷ lệ 50% cao hơn so với 35,7% tại HTX Trí Lực. Nguyên nhân là do HTX Trí Lực thu tôm có kích cỡ > 20 con/kg chiếm tỷ lệ khá cao 35,7 % so với 20% HTX Đoàn Phát. Tỷ lệ kích cỡ tôm thu trong nhóm từ 20-15 con/kg ở hai HTX đạt khá cao (Trí lực 57,1%, Đoàn Phát 70%). Bên cạnh đó kích cỡ tôm trong nhóm < 15 con/kg ở HTX Đoàn Phát chiếm đến 10% và 7,1% của HTX Trí Lực
       Kết quả thu hoạch cho thấy nếu các hộ cho ăn từ lúc thả giống ương cho đến đạt size thu hoạch (15-18 con/kg) thì thời gian nuôi sẽ rút ngắn rất nhiều, điển hình như hộ ông Lê Văn Mưa, Lê Văn Năm, Nguyễn Văn Bá, Văn Thành Nhựt thời gian nuôi chỉ có 5 tháng

Bảng 4: Tỷ lệ kích cỡ tôm thu

Kích cở (con/kg)

 Tỷ lệ (%)

 HTX Trí Lực

 HTX Đoàn Phát

 < 15

7,1

10,0

 15-20

57,1

70,0

 > 20

35,7

20,0


       Ngoài TCX, thu hoạch lúa của các hộ trong 2 HTX đạt trung bình 4.047 kg/ha so với mục tiêu của dự án 4.000 kg/ha, tổng sản lượng đạt 162.214 kg.

Bảng 5: Năng suất và sản lượng lúa thu

Hợp Tác Xã

 Năng suất TB (kg/ha)

Sản lương (kg)

 Trí Lực

4.139

  82.600

Đoàn Phát

3.956

  79.614

       Tỷ lệ các hộ trong dự án đạt ≥ 4.000 kg/ha đạt tỷ lệ khá cao, HTX Đoàn Phát có 40% trong khi đó HTX Trí Lực chiếm đến 71,4%

Bảng 6: Tỷ lệ đạt năng suất lúa của các hộ trong dự án

Năng suất TB (kg/ha)

 Tỷ lệ (%)

 HTX Trí Lực

 HTX Đoàn Phát

 < 4.000

         28,6

              60,0

 ≥ 4.000

         71,4

              40,0


       3.2.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Bảng 7: Tổng thu TCX và lúa của mô hình

Loại

Sản lượng

(kg)

Giá bán TB

(1.000 đ)

Thành tiền

(1.000 đ)

Tôm càng xanh

20.732

100

2.073.200

Lúa

162.214

7,5

1.216.605

Tổng

3.289.805


       Qua bảng 7 cho thấy tổng thu của TCX cao gấp 1,5 lần so với lúa. Tuy nhiên, do lúa năm 2022 bị ảnh hưởng bởi các cơn mưa trái vụ làm lúa bị giảm chất lượng nên giá mua thấp.

Bảng 8: Hiệu quả mô hình

Vật tư

HTX Trí Lực

HTX Đoàn Phát

Tổng

(1.000 đ)

Con giống

312.000

312.000

624.000

Vật tư

140.981

140.981

281.962

Thức ăn

119.952

119.952

239.904

Lúa giống

25.000

25.000

50.000

Phân bón lúa

90.000

90.000

180.000

Điện

5.940

5.940

11.880

Dầu

8.400

8.400

16.800

Cải tạo ao

25.000

25.000

50.000

Công lao động

148.500

148.500

297.000

Tổng chi

1.751.546

Tổng thu

3.289.805

Lợi nhuận

1.538.259

Lợi nhuận trên 1 ha

38.456


       Lợi nhuận trên một ha bị ảnh hưởng bởi giá lúa và giá tôm giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận giảm theo. Nếu cộng thêm công lao động của bà con bỏ ra mà dự án đã thêm vào để tính kinh phí thì lợi nhuận thực của bà con nhận là 45.881.000 đồng/ha.
Vụ nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để hài hòa giữa TCX và lúa cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Mô hình có năng suất lúa cao sẽ dẫn đến giảm năng suất TCX (HTX Đoàn Phát có năng suất lúa thấp hơn HTX Trí Lực, nhưng năng suất TCX lại cao hơn). Đó là một hạn chế cần rút kinh nghiệm trong sản xuất vụ sau: là phải tuân thủ theo kế hoạch sản xuất, theo đúng quy trình kỹ thuật (phải rửa mặn đảm bảo từ 4-5 ‰ trước khi triển khai vụ nuôi TCX, sử dụng vi sinh, khoáng theo hướng dẫn, cho ăn trong suốt vụ nuôi). Vì khi đã thả TCX rồi bà con rất khó để rửa mặn (sợ ảnh hưởng đến TCX, giá trị TCX cao hơn lúa). Để đảm bảo đạt hiệu quả cao bà con nên có ao ương (như dự án đã thực hiện): 1) nhằm ương trước từ 2 tháng, trong khoảng thời gian đó bà con rữa mặn ruộng nuôi được triệt để hơn và tân thu tôm sú còn sót lại; 2) Tận dụng được thời gian dài hơn trong nuôi thương phẩm TCX (2 tháng ương + 5 tháng nuôi = 7 tháng) để đạt size thu hoạch lớn < 15 con/kg từ đó lợi nhuận sẽ tăng thêm.

ThS. Vũ Hồng Như Yến, ThS. Ngô Minh Lý, ThS. Mai Xuân Hương