Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình Đồng bào dân tộc khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau

       1. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có điều kiện tự nhiên đa dạng, đất đai, địa hình, thời tiết, khí hậu, mặt nước, sông rạch, biển và bờ biển, hải đảo và rừng ngập mặn... là thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi.“Đất lành chim đậu” nên Cà Mau là điểm đến lập nghiệp của các dân tộc khắp cả nước từ miền núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên, đến các tỉnh Tây Nam bộ, nhất là sau ngày đất nước thống nhất, non sông quy về một dãy từ Cao Bằng, Hà Giang đến Mũi Cà Mau. Đến nay, Cà Mau đã có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong nhiều thế hệ, đã sát cánh bên nhau, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong lao động, chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng quê hương Đất Mũi ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Mô hình trồng cây nha đam cho kinh tế cao

       Theo tổng hợp Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn cao (đến nay còn 25,67% hộ nghèo theo tiêu chí mới), thậm chí có nơi tỷ lệ này còn cao hơn, lên đến trên 40%, tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra ở nhiều hộ. Việc tranh chấp đất đai vẫn còn phức tạp[1]. Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, việc phân tích đúng tình hình, luận giải những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau, đề ra những giải pháp có tính khả thi, có cơ sở khoa học, đưa ra các khuyến nghị hữu ích giúp các cơ quan, ban ngành của tỉnh Cà Mau trong công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Vì vậy, xác định và phân tích các nguyên nhân dẫn đến hộ gia đình còn nghèo của đồng bào dân tộc Khmer; đồng thời xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer để đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, trong đó nhấn mạnh vấn đề giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập đối với đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

       2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Mô hình trồng ớt, dưa hấu, bí xanh, bí đỏ, hành tím, cà chua, dưa leo cho thu nhập cao

       Đối tượng nghiên cứu là đồng bào dân tộc Khmer nghèo, cận nghèo đang sinh sống tại 44 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau với 1.100 phiếu phỏng vấn sâu; là Cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, lãnh đạo UBND của 09 xã thuộc Chương trình 135 và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với 200 phiếu phỏng vấn sâu và nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

       3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

       Nhằm đánh giá và xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau; đồng thời đánh giá và xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Dựa vào kết quả có các yếu tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc Khmer.

Hoạt động văn hóa, tôn giáo của đồng bào Khmer tại chùa Phường 1, Tp Cà Mau

       Mô hình hồi quy xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh kinh tế của hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau được xây dựng như sau:

       Y = β0 + β1HV + β2CTSX + β3VLTX + β4TN + β5DSX + β6PTSX + β7HTCS                                                                                    + β8CSTN+ ei

       Trong đó Y: Biến phụ thuộc – Là hoàn cảnh kinh tế của hộ (nghèo, cận nghèo hay khá giàu).

       β0: Hằng số.

       β1, β2, …, β14: Các hệ số hồi quy.

       ei: Là sai số ngẫu nhiên.

       Các biến giải thích là các biên độc lập bao gồm HV: Học vấn của chủ hộ; CTSX: Cách thức sản xuất của hộ (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có CTSX phù hợp; 0 là không có CTSX phù hợp); VLTX: Việc làm thường xuyên của hộ (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có VLTX; 0 là không có VLTX); TN: Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Khmer (là số tiền thu nhập bình quân của hộ/tháng; đơn vị tính là triệu đồng); DSX: Đất sản xuất của hộ (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có đất SX; và 0 là không có đất SX); PTSX: phương tiện và giống để sản xuất của hộ (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có PTSX; và 0 là không có PTSX); HTCS: Hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ chính sách; CSTN: Chính sách Nhà nước tạo được thu nhập ổn định cho hộ.

       Mô hình hồi quy xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer tại tỉnh Cà Mau được xây dựng cụ thể:

       Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9

       + β10X10 + β11X11 + β12X12 + β13X13 + β14X14 + ei

       Với Y: Biến phụ thuộc – Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Khmer (là số tiền thu nhập bình quân của hộ/tháng; đơn vị tính là triệu đồng).

       β0: Hằng số.

       β1, β2, …, β14: Các hệ số hồi quy.

       ei: Là sai số ngẫu nhiên.

       Trong nghiên cứu này hàm hồi quy bao gồm các biến độc lập như X1: Giới tính của hộ dân tộc Khmer (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là nam giới; 0 là nữ giới); X2: Độ tuổi của chủ hộ; X3: Nghề nghiệp hiện tại; X4: Học vấn của chủ hộ; X5: Hoàn cảnh kinh tế của hộ; X6: Số nhân khẩu (là số người trong hộ; đơn vị tính là người); X7: Cách thức sản xuất phù hợp; X8: Việc làm thường xuyên (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có việc làm thường xuyên; 0 là không có việc làm thường xuyên); X9: Hoạt động tạo ra thu nhập (các hoạt động sản xuất như trồng hoa màu, trồng lúa, nuôi tôm – cua, nuôi sò huyết hay công việc khác); X10: Có việc làm (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có việc làm tạo ra thu nhập; 0 là không có việc làm tạo ra thu nhập); X11: Diện tích đất sản xuất (tổng diện tích đất của nông hộ dùng để sản xuất; đơn vị tính là công); X12: Vay vốn (Giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có vay vốn để SX; 0 là không có vay vốn để SX); X13: Hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ chính sách; X14: Chính sách Nhà nước tạo được thu nhập ổn định cho hộ.

       4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

       4.1 Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến với Y là hoàn cảnh kinh tế của hộ dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau

       Bảng 1: Tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình

R

R

R hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin-Watson

1

0,255a

0,065

0,058

0,437

0,479

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018

       Bảng 1 thể hiện kết quả tóm tắt phân tích mô hình hồi quy cho thấy:

       - Hệ số Durbin - Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2; nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Kết quả hệ số Durbin - Watson ở bảng 3.8 cho thấy Durbin - Watson = 0,479 < 2. Vì vậy, có thể kết luận không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.

       - R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,058. Kết quả này cho biết việc đưa 08 biến độc lập vào mô hình là phù hợp. Điều này có nghĩa là mô hình giải thích được 5,8% biến thiên hoàn cảnh gia đình của hộ dân tộc Khmer chịu sự tác động bởi các biến độc lập trong mô hình; còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên mà đề tài chưa xác định được ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu nghiên cứu.

       Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Giá trị F ở bảng phân tích ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể với giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0.

Bảng 2: Tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình

Tổng các bình phương

Bậc tự do (df)

Trung bình bình phương

F

Sig.

1

Hệ số hồi quy

14.429

8

1.804

9.437

0,000a

Phần dư

208.328

1.090

0,191

 

 

Tổng cộng

222.757

1.098

 

 

 

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018

       Kết quả phân tích ANOVA (bảng 2) cho thấy, mô hình được chọn có trị thống kê F có giá trị 9,437 tại mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Chứng tỏ giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (β≠0). Do đó, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể.

       Kết quả bảng 3 bằng phương pháp Enter cho thấy:

       - Các hệ số Beta của 03 biến độc lập là Trình độ học vấn của hộ; Thu nhập bình quân của hộ và Đất sản xuất là có ý nghĩa thống kê; giá trị Sig. của các hệ số này rất nhỏ; Sig.=0,000<0,05 (trong đó, Sig. có giá trị lơn nhất là Sig. = 0,009). Vì vậy, chỉ có 03 hệ số hồi quy phần riêng có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Còn lại tất cả các biến độc lập như cách thức sản xuất; có việc làm thường xuyên; phương tiện sản xuất; được hỗ trợ chính sách của Nhà nước; và chính sách tạo thu nhập ổn định trong mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị Sig. rất lớn; Sig.=0,333>0,005 (trong đó, Sig. có giá trị lớn nhất là Sig. = 0,955).

Bảng 3: Thông số các biến trong mô hình hồi quy

Biến

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Sig.

Đa cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

Độ chấp

 nhận

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Hằng số

1.206

.097

 

12.491

.000

 

 

HV

.048

.011

.130

4.296

.000

.931

1.074

CTSX

.017

.018

.031

.969

.333

.851

1.175

CVLTX

-.045

.028

-.052

-1.607

.108

.822

1.216

TN

.066

.013

.158

5.171

.000

.920

1.087

DSX

.065

.025

.083

2.600

.009

.833

1.201

PTSX

-.015

.029

-.016

-.516

.606

.909

1.101

HTCS

.000

.006

.002

.057

.955

.922

1.085

CSTN

-.006

.013

-.013

-.427

.669

.924

1.083

a. Dependent Variable: HCGD

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018

       - Tất cả 03 biến độc lập đều có hệ số VIF < 2. Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1,201 < 2. Vì thế, có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy được xây dựng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

       - Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh gia đình (nghèo, cận nghèo hay khá, giàu) của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau được thể hiện như sau:

       Hoàn cảnh gia đình = 0,130 * Học vấn + 0,158 * Thu nhập+ 0,083 * Đất sản xuất

       Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình: Mức độ ảnh hưởng các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh gia đình (nghèo, cận nghèo hay khá, giàu) của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) trong mô hình hồi quy được giải thích cụ thể như sau:

       - Biến độc lập Thu nhập bình quân của hộ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến đến hoàn cảnh gia đình của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau. Cụ thể là Thu nhập bình quân của hộ được đánh giá tăng lên 100%, thì hoàn cảnh gia đình của hộ sẽ được cải thiện, sẽ tăng lên 15,8%. Điều này thật đúng vì khi thu nhập bình quân của hộ ngày càng tăng thì sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu. Đời sống của hộ sẽ được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

       - Biến độc lập Trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến đến hoàn cảnh gia đình của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau. Cụ thể là Trình độ học vấn của hộ được cải thiện ngày càng cao hay được đánh giá tăng lên 100%, thì hoàn cảnh gia đình của hộ sẽ tăng 13%, nghĩa là khi chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan/doanh nghiệp hay tự mình làm chủ góp phần tạo ra thu nhập nhiều hơn thì hoàn cảnh gia đình của hộ sẽ tốt hơn.

       - Biến độc lập Đất sản xuất của hộ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ cuối cùng đến hoàn cảnh gia đình của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau. Cụ thể là khi hộ có Đất sản xuất được đánh giá tăng lên 100%, thì hoàn cảnh gia đình của hộ sẽ tăng 8,3%. Rõ ràng việc hộ dân tộc Khmer có hay không có đất sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh gia đình vì nếu hộ dân tộc Khmer chỉ sống bằng việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thì không có đất sản xuất là một điều nan giải.

       Tóm lại, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được phân tích bằng lệnh Enter ước lượng cho thấy hoàn cảnh gia đình của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau được cấu thành từ 03 yếu tố như Học vấn; Thu nhập; và Đất sản xuất của hộ dân tộc Khmer. Trong đó, yếu tố Thu nhập bình quân của hộ có tác động mạnh nhất đến hoàn cảnh gia đình của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau. Điều này thật đúng với tình hình thực tế tại Cà Mau, đây cũng là cơ sở để cho chính bản thân hộ dân tộc Khmer và các cấp chính quyền địa phương đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao thu nhập để cải thiện cuộc sống. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu giúp đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau thoát nghèo. Bên cạnh đó, bản thân hộ dân tộc Khmer cũng cần có biện pháp tự nâng cao về trình độ học vấn, chuyên môn và các cấp chính quyền địa phương cũng cần có những hỗ trợ về đào tạo như dạy chữ, dạy nghề và có những chính sách hỗ trợ về đất sản xuất cho hộ dân tộc Khmer nhằm nâng cao thu nhập giúp đồng bào Khmer tỉnh Cà Mau thoát nghèo một cách bền vững.

       4.2 Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến với Y là thu nhập của hộ dân tộc Khmer ở tỉnh Cà Mau

Bảng 4: Tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình

R

R

R hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin-Watson

1

0,442

0,196

0,185

0,976

1,383

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018

       Bảng 4 thể hiện kết quả tóm tắt phân tích mô hình hồi quy cho thấy:

       - Hệ số Durbin - Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Kết quả hệ số Durbin - Watson ở bảng 3.12 cho thấy Durbin - Watson = 1,383 < 2. Vì vậy, có thể kết luận không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.

       - R hiệu chỉnh của mô hình là 0,185. Kết quả này cho biết việc đưa 14 biến độc lập vào mô hình là phù hợp. Điều này có nghĩa là mô hình giải thích được 18,5% biến thiên thu nhập bình quân của hộ dân tộc Khmer chịu sự tác động bởi các biến độc lập trong mô hình; còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên mà đề tài chưa xác định được ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu nghiên cứu.

       Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích ANOVA (bảng 5) cho thấy, mô hình được chọn có trị thống kê F có giá trị 18,883 tại mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Chứng tỏ giả thuyết H (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (β≠0). Do đó, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể.

Bảng 5: Tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình

Tổng các bình phương

Bậc tự do (df)

Trung bình bình phương

F

Sig.

1

Hệ số hồi quy

251.317

14

17.951

18.833

0,000

Phần dư

1.032,298

1.083

0,953

 

 

Tổng cộng

1.283,615

1.097

 

 

 

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018

       Bảng 6: Thông số các biến trong mô hình hồi quy

Biến

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Sig.

Đa cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

Độ chấp

 nhận

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Hằng số

3.245

.306

 

10.614

.000

 

 

X1 – GTinh

-.100

.063

-.044

-1.592

.112

.982

1.018

X2 – Tuoi

-.111

.050

-.063

-2.218

.027

.909

1.101

X3 – Nnghiep

.070

.016

.126

4.319

.000

.873

1.146

X4 – HVan

-.020

.025

-.022

-.775

.439

.888

1.126

X5 – HCGD

.342

.068

.141

5.061

.000

.950

1.052

X6 – NKhau

.066

.020

.089

3.215

.001

.966

1.035

X7 – CTSX

-.026

.038

-.020

-.700

.484

.917

1.090

X8 – VLTX

.411

.064

.197

6.461

.000

.796

1.256

X9 – HDTTN

.106

.029

.111

3.660

.000

.813

1.230

X10 – CVL

.425

.068

.185

6.272

.000

.857

1.166

X11 –DTDSX

-.008

.018

-.013

-.431

.667

.786

1.273

X12 – VVon

-.218

.060

-.101

-3.615

.000

.959

1.042

X13 – HTCS

.026

.014

.052

1.804

.071

.911

1.098

X14 – CSTTN

-.079

.030

-.076

-2.662

.008

.917

1.090

  1. Dependent Variable: Y – TN

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018

       Kết quả bảng 6 bằng phương pháp Enter cho thấy:

       - Có 05 biến độc lập X không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (Thu nhập), cụ thể là các biến độc lập X (giới tính); X (trình độ học vấn); X (cách thức sản xuất); X (diện tích đất sản xuất); X (Nhà nước hỗ trợ chính sách)  trong mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị Sig. rất lớn; Sig.=0,439>0,005 (trong đó, Sig. có giá trị lớn nhất là Sig. = 0,667). Còn lại 09 biến độc lập X có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (Thu nhập) Bao gồm các biến như X (Tuổi); X (Nghề nghiệp); X (Hoàn cảnh kinh tế gia đình);   X (Nhân khẩu); X (Việc làm thường xuyên); X (Hoạt động tạo ra thu nhập); X (Có việc làm); X (Vay vốn); X (Chính sách tạo ra thu nhập) là có ý nghĩa thống kê; giá trị Sig. của các hệ số này rất nhỏ; Sig.=0,000<0,05 (trong đó, Sig. có giá trị lơn nhất là Sig. = 0,027). Vì vậy, chỉ có 09 hệ số hồi quy phần riêng có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Hay nói cách khác, thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau được giải thích bởi 09 độc lập nêu trên.

       - Tất cả 09 biến độc lập đều có hệ số VIF < 2. Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1,256 < 2. Vì thế, có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy được xây dựng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

       - Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau được thể hiện như sau:

       Thu nhập = – 0,063 * Tuổi + 0,126 * Nghề nghiệp + 0,141 * Hoàn cảnh gia đình   + 0,089 * Nhân khẩu + 0,197 * Việc làm thường xuyên + 0,111 * Hoạt động tạo thu nhập + 0,185 * Có việc làm – 0,101 * Vay vốn – 0,076 * Chính sách tạo ra thu nhập ổn định.

       Từ kết quả phương trình hồi quy chuẩn hóa trên, ta có nhận xét như sau:

       - Hệ số biến Tuổi của chủ hộ β2 = - 0,063 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 5%. Yếu tố này có quan hệ nghịch biến với tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer, nghĩa là nếu tuổi chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì tổng thu nhập của hộ gia đình giảm 0,063 triệu đồng. Điều này cho thấy tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng trong trường hợp này là làm tổng thu nhập của hộ gia đình có thể đạt được bị giảm đi. Giải thích cho điều này như sau: thực tế có những hộ gia đình khi có người thân đi làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước nếu tăng thêm 1 tuổi thì sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Ngoài ra, một số hộ gia đình có người mất sức lao động vì tuổi ngày càng cao không đáp ứng được việc làm theo nhu cầu xã hội, vì vậy mà có thể làm giảm tổng thu nhập của hộ gia đình.

       - Hệ số biến Nghề nghiệp β3 = 0,126 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1%. Đây là quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu nghề nghiệp của chủ hộ tăng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì tổng thu nhập của hộ gia đình có cơ hội tăng thêm 0,126 triệu đồng. Lý giải cho điều này vì khi chủ hộ có cơ hội thay đổi nghề nghiệp cho mình, có thể là thay đổi việc làm có bản thân và người thân trong gia đình như không đi làm thuê hay trồng lúa mà chuyển sang hình thức kinh doanh, mua bán phù hợp thì sẽ cơ hội làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.

       - Hệ số biến Hoàn cảnh kinh tế gia đình β5 = 0,141 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1%. Đây là quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình của hộ ngày càng được cải thiện, nâng cao theo chiều hướng tốt hơn thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm 0,141 triệu đồng. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thực tế vì chắc rằng tổng thu nhập của hộ tăng lên thì hoàn cảnh kinh tế của họ ngày càng cao. Hay nó cách khác, hộ có hoàn cảnh kinh tế gia đình có chất lượng cao thì chắc rằng hộ gia đình đó có tổng thu nhập cao.

       - Hệ số biến Nhân khẩu  β6 = 0,089 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu gia đình có số lượng người trong độ tuổi lao động tăng lên 1 người thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ có cơ hội tăng thêm 0,089 triệu đồng. Vì người trong độ tuổi lao động có thể họ có việc làm, có thu nhập cá nhân vì vậy góp phần nâng cao tổng thu nhập cho hộ gia đình.

       - Hệ số biến Việc làm thường xuyên β8 = 0,197 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu các thành viên của hộ gia đình có việc làm thường xuyên tăng lên 1 người thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm 0,197 triệu đồng; và đây là điều hoàn toàn phù hợp với thực tế. Vì nếu các thành viên của hộ gia đình ai cũng có việc làm ổn định thì chắc rằng thu nhập của họ sẽ cải thiện góp phần nâng cao tổng thu nhập cho hộ.

       - Hệ số biến Hoạt động tạo ra thu nhập β9 = 0,111 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu hộ gia đình có những hoạt động tạo ra thu nhập thường xuyên như trồng hoa màu, trồng lúa, nuôi tôm, cua, nuôi sò huyết hay một số công việc khác tăng lên 1 hoạt động thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ có thể tăng thêm 0,111 triệu đồng. Điều này đúng với thực tế vì khi hộ gia đình có các hoạt động tạo ra thu nhập thường xuyên thì nguồn thu nhập của hộ gia đình sẽ được đảm bảo; bên cạnh đó nếu những hoạt động tạo ra thu nhập thường xuyên này đạt được hiệu quả trong sản xuất thì lúc đó tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng cao.

       - Hệ số biến Có việc làm để tạo ra thu nhập β10 = 0,185 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu tất cả các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ gia đình tăng lên 1 việc làm để tạo ra thu nhập thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ có thể tăng thêm 0,185 triệu đồng. Điều này cũng đúng trong thực tế vì khi có việc làm thì đều có thu nhập từ đó có thể làm tăng tổng thu nhập cho hộ gia đình.

       - Hệ số biến Vay vốn β12 = - 0,101 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1%. Yếu tố này có quan hệ nghịch biến với tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer, nghĩa là nếu chủ hộ có hay không vay vốn tăng lên 1 lần thì tổng thu nhập của hộ gia đình giảm 0,101 triệu đồng. Điều này cho thấy việc có hay không có vay vốn của chủ hộ có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng trong trường hợp này là làm tổng thu nhập của hộ gia đình bị giảm đi. Lý giải cho điều này có nhiều nguyên nhân như hộ gia đình có nhu cầu vay vốn và được vay để phục vụ sản xuất nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai mà sản xuất không đạt hiệu quả hay hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhưng không đạt yêu cầu để vay, dẫn đến họ không có đủ nguồn vốn trong sản xuất nên có thể làm giảm tổng thu nhập của hộ gia đình.

       - Hệ số biến Chính sách tạo ra thu nhập ổn định β14 = - 0,076 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ nghịch biến với tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer, nghĩa là nếu có những chính sách tạo ra thu nhập ổn định tăng lên 1 chính sách thì tổng thu nhập của hộ gia đình giảm 0,076 triệu đồng. Điều này cho thấy việc những chính sách tạo ra thu nhập ổn định có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng trong trường hợp này là làm tổng thu nhập của hộ gia đình bị giảm đi. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân như hộ gia đình có thể có được chính sách hỗ trợ của Nhà nước về hoạt động sản xuất của hộ nhưng chính sách này lại không phù hợp với cách thức sản xuất của hộ  hoặc do bản thân của họ có nhiều hạn chế trong sản xuất như thiếu kinh nghiệm, trình độ học vấn hạn chế nên dẫn đến việc chưa tiếp thu hết tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, chưa tiếp thu hết những hỗ trợ của chuyển đổi con giống, chuyển đổi ngành nghề,... Từ đó dẫn đến không đạt hiệu quả trong sản xuất, vì vậy có thể làm giảm tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer.

       Qua phân tích kết quả ước lượng hàm hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng 09 yếu tố. Đó là Tuổi; Nghề nghiệp; Hoàn cảnh kinh tế gia đình; Nhân khẩu; Việc làm thường xuyên; Hoạt động tạo ra thu nhập; Có việc làm; Vay vốn; và Chính sách tạo ra thu nhập. Trong đó, yếu tố Việc làm thường xuyên là có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập của hộ; kế đến lần lượt là các yếu tố có ảnh hưởng ít hơn như Có việc làm; Hoàn cảnh gia đình; Nghề nghiệp; Hoạt động tạo ra thu nhập; Vay vốn; Chính sách tạo thu nhập và Tuổi của chủ hộ.

       Kết luận: Để cải thiện hoàn cảnh gia đình và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhà nước và lãnh đạo địa phương cần quan tâm, tập trung vào các thành phần trên hoặc có thể thực hiện một số giải pháp chủ yếu như tạo việc làm thường xuyên cho hộ; có chính sách hỗ trợ vay vốn hợp lý, kịp thời; nâng cao trình độ học vấn cho hộ; hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ đào tạo dạy nghề;… cho hộ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

ThS. Nguyễn Chánh Nhân; ThS. Nguyễn Duy Trường