Mô hình  sản xuất lúa - cá đồng 02 giai đoạn  Hướng phát triển bền vững cho vùng ngọt hoá.

       I. GIỚI THIỆU

       Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp, đa canh nhiều đối tượng trên cùng đơn vị diện tích đã được hình thành và phát triển tại nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, ở huyện Trần Văn Thời mô hình sản xuất đa canh được tổ chức một cách bài bản, khoa học thì vẫn còn ở mức hạn chế. Huyện Trần Văn Thời nằm về phía Tây Nam của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên trên 70.346 ha, có chiều dài bờ biển khoảng 34 km, với 6 cửa sông thông ra biển; tuyến đê ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất cho nhân dân có chiều dài 132 km tạo lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh nhiều đối tượng. Thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa đóng vai trò chính với diện tích canh tác lúa 2 vụ trên 28.900 ha; thời gian qua người dân đã bắt đầu chuyển đổi sản xuất theo hướng đa canh cây trồng, vất nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
       Mô hình sản xuất sản xuất đa canh có nhiều lợi thế so sánh với các mô hình sản xuất độc canh như: tận dụng tối đa diện tích canh tác; các đối tượng nuôi, trồng có mối quan hệ hài hòa, hỗ trợ nhau; giảm thiểu chi phí sản xuất; giảm rủi ro; tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp, đa canh đã và đang được ngành chức năng khuyến cáo nhân rộng. Để kịp thời phát huy hiệu quả của mô hình sản xuất đa canh, góp phần ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp người dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau giao chủ trì thực hiện Dự án “Sản xuất lúa kết hợp nuôi cá đồng 02 giai đoạn tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”.

       II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

       Dự án được triển khai với quy mô là 45 ha, 12 hộ tham gia thực hiện, tại 2 ấp Đá Bạc và Đá Bạc A. xã Khánh Bình Tây. Sản xuất kết hợp 2 vụ lúa, 1 vụ cá đồng. Thời gian thực hiện dự án là 15 tháng (tháng 1/2023 đến tháng 3//2024). Sử dụng giống lúa OM18; đối tượng nuôi là cá lóc đầu nhím, cá trê vàng, cá sặc rằn. 

Bố trí ương cá giống giai đoạn 1

       Trước khi thả cá ra ruộng luá, cá giống được nuôi trong vèo khoảng 1,5 - 02 tháng trong vèo có diện tích phù hợp với mật độ nuôi. Mỗi đối tượng vèo riêng để thuận lợi cho quá trình chăm sóc và theo dõi tốc độ tặng trưởng cũng như hạn chế cạnh tranh thức ăn lẫn nhau. Trong giai đoạn nuôi trong vèo cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên (từ 35-40% đạm). Cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng từ 7-8h, chiều từ 16-17h). Lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày trung bình khoảng từ 5-7% trọng lượng đàn cá. Sau 1,5-02 tháng trọng lượng trung bình cá lóc đầu nhiếm đạt từ 100-120 con/kg; cá trê vàng: 60-80 con/kg; các sặc rằn: 60-70 con/kg thì tiến hành thu, kiểm đếm số lượng, phân loại và thả cá ra ruộng nuôi. 

       Giai đoạn này thì hạn chế thực ăn viên để cá tập ăn dần thức ăn tự nhiên, mục đích làm giảm chi phí, tăng chất lượng thịt cá lên. Hàng ngày theo dõi tập tính của cá nuôi như: phản xạ, sự biến đổi màu sắc của cá, khả năng bắt mồi, những bộ phận trên cơ thể cá nuôi để kịp thời xử lý. Định kỳ hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá. Phương pháp thu mẫu bằng chài, lờ, lộp… Ngoài ra, vào ban đêm có thể dùng đèn gọi vào khu vực gần chân bờ kênh mương quan sát cá.

       III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH

       Kết quả thu hoạch mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi cá đồng 02 giai đoạn tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời thống kê cho thấy, sản lượng lúa OM18 đạt 270,9 tấn/45ha, trung bình trên 6 tấn/ha, đạt 100,3% so với mục tiêu đề ra.
Cá lóc đầu nhím đạt kích cở trung bình 3,3 con/kg, sản lượng đạt 12,151 tấn/45ha, năng suất đạt 0,27 tấn/ha. Cá trê vàng đạt kích cở trung bình 4,3 con/kg, sản lượng đạt 4,021 tấn/45ha, năng suất đạt 0,08 tấn/ha. Cá sặc rằn đạt kích cở trung bình 6,4con/kg, sản lượng đạt 7,211 tấn/45ha, năng suất 0,16 tấn/ha.

Bảng thống kê kết quả thu hoạch mô hình lúa - cá đồng\

Đối tượng

Sảng lượng

(tấn)

Năng suất

(tấn/ha)

Chất lượng

Giá bán

(đồng)

Thành tiền

(1.000 đồng)

Lúa OM18

270,963

6,02

Đạt tiêu chuẩn lúa thương phẩm

8.000

2.167.704

Cá lóc đầu nhím

12,151

0,27

Trung bình 3,5 con/kg

50

607.550

Cá trê vàng

4,022

0,08

Trung bình 4 con/kg

50

201.100

Cá sặc rằn

7,212

0,16

Trung bình 6,5 con/kg

50

360.600

Cộng

3.336.954

Thu hoạch các đối tượng sản xuất của mô hình lúa - cá đồng

       Đánh giá hiệu quả về góc độ kinh tế của mô hình lúa - cá đồng cho thấy, tổng thu nhập bình quân của mô hình đạt 48,1 triệu đồng/ha. Trong đó, vụ lúa đạt 33,7 triệu đồng/ha; vụ cá đạt 14,4 triệu đồng/ha. Tổng chi phí sản xuất của mô hình khoảng 24,5 triệu đồng/ha. Lợi nhuận của mô hình đạt 48,1 triệu đồng/ha.

Bảng hoạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá đồng

Nội dung

Thành tiền

(1.000 đồng)

Tổng thu nhập (A)

3.336.954

- Lúa OM18

2.167.704

- Cá lóc đầu nhím

607.550

- Cá trê vàng

201.100

- Cá sặc rằn

360.600

Tổng chi phí sản suất (B)

1.169.984

- Vụ lúa

649.440

- Vụ cá đồng

520.544

Lợi nhận của mô hình (A-B)

2.166.970

 

       IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

       Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi cá đồng 02 giai đoạn tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” được triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, mô hình sản xuất lúa - cá đồng giúp nâng cao thu nhập trên cùng diện tích sản xuất của nông hộ, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần tạo thêm sự đa dạng về đối tượng nuôi và hình thức nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, chủ động về sản lượng sản phẩm lúa, cá đồng phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở kết quả thực hiện dự án, kiến nghị ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ cho người dân về kỹ thuật sản xuất để mở rộng thêm diện tích sản xuất đối với các địa bàn có điều kiện thích hợp./.

Ks. Trần Trung Phú - Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời