Khảo sát, đánh giá hiện trạng dịch bệnh gây chết hàng loạt trên cua biển (Scylla sp.) nuôi thương phẩm  tại tỉnh Cà Mau

       1.Đặt vấn đề
       Theo số liệu thống kê từ Viện Kinh tế và Quy hoạch năm 2021 diện tích nuôi cua vùng ĐBSCL đạt 464,000 ha. Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi cua lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) (252,000ha/ 464,000 ha). Hiện nay, hình thức nuôi kết hợp cua với nuôi tôm sú chiếm diện tích khoảng 248,000 ha; nuôi cua thâm canh, bán thâm canh khoảng 2,000 ha. Nghề nuôi cua tại tỉnh Cà Mau có nhiều thuận lợi do điều kiện tự nhiên, rừng ngập mặn và thổ nhưỡng thích hợp. Cua biển đã trở thành sản phẩm đặc sản có tiếng của địa phương, là sản phẩm chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Giai đoạn năm 2019 trở về trước tình hình nuôi cua trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, nhưng từ năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh trên cua nuôi xảy ra khá phổ biến và lặp lại có tính chất chu kỳ. Bệnh xảy ra tập trung ngay thời điểm giao mùa, trước và sau tết Nguyên Đán. Vùng xảy ra dịch bệnh tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời. Để tìm ra giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho cua nuôi tại các huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cần khẩn trương nghiên cứu tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên và đưa ra giải pháp khắc phục có hiệu quả để ổn định sản lượng cua, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
       2. Phương pháp nghiên cứu
       - Điều tra thu thập thông tin theo phiếu về tình hình dịch bệnh trên cua nuôi thương phẩm tại Cà Mau. Thu thập các thông tin theo phiếu điều tra về:  Hiện trạng nuôi, các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng. Dấu hiệu bệnh, mùa vụ xuất hiện bệnh, tác hại của bệnh.  Các biện pháp đã áp dụng để phòng trị bệnh và hiệu quả.
       - Địa bàn điều tra 6 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân.
       - Thời gian: Từ tháng 12/2022 - 02/2024.
      - Phương pháp chọn hộ dân điều tra: Chọn hộ nuôi cua trong huyện có xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi cua và dịch bệnh xảy ra có lặp lại hàng năm trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021 và 2022. Điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp người nuôi qua phiếu điều tra soạn sẵn.
       - Số lượng: 30 phiếu/huyện .
       -  Thu thập thông tin từ các báo cáo của sở Nông Nghiệp & PTNT Cà Mau, Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau và báo cáo của phòng Nông nghiệp các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và  Phú Tân.
       - Thu mẫu cua bệnh tại các huyện có xảy ra dịch bệnh và phân tích tìm tác nhân gây bệnh.
       1. Kết quả nghiên cứu
       1.1. Tình hình nuôi cua trên địa bàn tỉnh Cà Mau
       Theo kết quả khảo sát của  đề tài “ Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây chết cua biển (Scylla sp.) và đề xuất giải pháp phòng trị bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau” khảo sát năm 2023 cho thấy mô hình nuôi cua chủ yếu tại tỉnh Cà Mau là nuôi cua kết hợp tôm, cá, sò,.. (97,47%) và nuôi bán thâm canh và thâm canh (2,53%). 

Bảng 1: Đặc điểm mô hình nuôi cua tại Cà Mau

TT

Địa Điểm

Diện tích nuôi cua bị bệnh (ha)

Tỉ lệ cua nuôi thiệt hại (%)

Thời gian xảy ra bệnh (tháng dương lịch)

2022

2023

2022

2023

2022

2023

1

Năm Căn

13,128

6,400

30-100

20-60

1-4

3-4

2

Đầm Dơi

16,606

4,824

10-70

20-40

        

       Kết quả khảo sát cho thấy số lần thả giống trong năm của các hộ trung bình đến 8,5 lần/năm, cao hơn số liệu được công bố bởi Lê Ngọc Danh và ctv. (2021) là 8 lần/năm. Thời gian từ khi thả giống đến khi thu hoạch khoảng 5,5-6,0 tháng, kích cỡ cua thu hoạch 3-4 con/kg. Kết quả khảo sát cũng cho thấy gần như các nông hộ thả giống hàng tháng, theo phương pháp thu tỉa thả bù. Các hộ nuôi không thả giống theo mùa vụ mà tự nhận thấy mùa thuận (cua phát triển tốt) thì thả nhiều, mùa không thuận (cua hay bệnh, chết) thì giảm số lần thả và số lượng cua trong mỗi lần thả. 
       Mật độ thả trung bình cao mật độ thả khá cao (0,8 con/m2), mật độ này cao hơn so với khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông là 0,5 con/m2/vụ. Một nghiên cứu khác cho biết, mật độ cua với mức ý nghĩa 10% hệ số tác động biên = -0,629 tức là khi mật độ cua tăng lên 1 con/1000m2 thì hiệu quả kỹ thuật của mô hình giảm xuống 62,9% (Nguyễn Thanh Long, 2019). Điều này cho thấy, thả cua với mật độ cao cũng có thể là nguyên nhân gây nên dịch bệnh và hiện tượng chết hàng loạt tại các huyện trong tỉnh Cà Mau. Người nuôi cua với tập quán canh tác thu tỉa thả bù, tận dụng thời gian sản xuất quanh năm nên không vệ sinh ao đầm để hạn chế mầm bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ số hộ dân vệ sinh, cải tạo ao trước khi thả giống rất thấp, chỉ chiếm 6,47%.  Điều này cho thấy tập quán canh tác chưa phù hợp và có thể là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh. Thực tế cho thấy, chi phí để cải tạo bằng hình thức sên vét trên diện tích lớn là khá tốn kém, dẫn đến đa số hộ nuôi lựa chọn biện pháp chỉ phơi đầm hoặc xử lý vôi CaO, thời gian sên vét thường chỉ tiến hành 2 – 3 năm/lần. Nền đáy sau thời gian khá lâu không được cải tạo làm mới, sẽ tích tụ lượng lớn bùn bã hữu cơ, xác tảo tàn và lá cây rừng phân hủy, đây là môi trường lý tưởng cho nhiều tác nhân gây bệnh cho cua nuôi, đặc biệt cua là loài có tập tính sống vùi trong nền đáy thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Thêm vào đó, người nuôi chưa được trang bị các kỹ thuật cần thiết để chăm sóc quản lý đầm nuôi, thường chỉ thả cua xong là chờ thu hoạch hoặc không biết cách nào để quản lý tốt đầm nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy, có 65,82% số hộ không bổ sung thức ăn khoáng chất cho cua trong quá trình nuôi, có 34,2% nông hộ có bổ sung thức ăn cho cua nuôi (thức ăn chủ yếu là cá tạp và 2 mảnh vỏ). 
       1.2. Tình hình bệnh cua xuất hiện ở các huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau 
       Theo báo cáo Sở NN và PTNT Cà Mau năm 2022- 2023 về tình hình bệnh cua xảy ra tại hai huyện Năm Căn và Đầm Dơi thì tổng diện tích nuôi cua có xảy ra bệnh và tỉ lệ thiệt hại do cua bệnh đều giảm so với năm 2021. Tuy nhiên, thời điểm cua xảy ra bệnh tập trung trong năm 2023 lại muộn hơn so với năm 2022. Cụ thể theo Bảng 2.

Bảng 2: Tình hình bệnh cua xảy ra tại các huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau 2022-2023

TT

Địa Điểm

Diện tích nuôi cua bị bệnh (ha)

Tỉ lệ cua nuôi thiệt hại (%)

Thời gian xảy ra bệnh (tháng dương lịch)

2022

2023

2022

2023

2022

2023

1

Năm Căn

13,128

6,400

30-100

20-60

1-4

3-4

2

Đầm Dơi

16,606

4,824

10-70

20-40

        

       Theo kết quả điều tra tình hình cua nuôi năm 2023 được thể hiện trên biểu đồ 1, hiện tượng cua chết xảy ra hầu hết các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau. Có 180 hộ nuôi được điều tra tại các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân và Trần Văn Thời, thì huyện Năm Căn có tỷ lệ cua chết cao nhất, lên đến 73,3% và huyện có hiện tượng cua chết thấp nhất là Trần Văn Thời 26,6% 

Biểu đồ 1: Tình hình bệnh trên nuôi tại các huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023

       Các dấu hiệu bệnh thường gặp được mô tả cụ thể trong Bảng 3: Một số dấu hiệu bệnh chiếm tỉ lệ cao đó là: 1) cua bị hôn mê (chết nhanh khi mang lên khỏi mặt nước) (73,3%); 2) cua đen mang, cua óp, run chân (66,6%) và các dấu hiệu khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Hầu như các hộ nuôi không có các biện pháp xử lý ao nuôi sau khi cua bị bệnh/chết. Trong đó, có 32,3% số hộ xử lý ao nuôi khi cua bị bệnh/chết bằng các biện pháp như thay nước, tạt vôi và diệt khuẩn cho ao nuôi.

Bảng 3: Dấu hiệu bệnh xuất hiện trên cua nuôi bị bệnh tại các huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau

STT

Tên bệnh

Tỷ lệ bệnh thường gặp (%)

Trần Văn Thời

Cái Nước

Phú Tân

Năm Căn

Ngọc Hiển

Đầm Dơi

1

Cua chết không dấu hiệu

29,5

1,7

38,3

3,3

30

17,3

2

Đốm đen vỏ

21,6

2,8

4,2

40

33,3

3,7

3

Đen mang

17,7

2,8

4,2

66,6

53,3

13,6

4

Đốm trắng vỏ

0

0

14,9

10

0

4,9

5

Cua óp

25,5

28,1

38,3

66,6

50

27,2

6

Run chân

3,9

50,6

0

56,6

66,6

9,9

7

Hôn mê

0

0

0

63,3

73,3

14,8

8

Cua sữa

0

0

0

0

0

3,7

9

Vi sinh vật bám

1,8

14

0

23,3

0

4,9

 

Tổng

100

100

100

100

100

100


       1.3    . Phân tích mẫu cua bệnh xác định nguyên nhân gây cua bệnh/chết  
       Kết quả phân tích 53 mẫu cua bệnh thu ở huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển và Cái Nước trong năm 2023 cho thấy có 3 nhóm tác nhân chính:  nhóm vi khuẩn Vibrio sp. trong cơ, gan cua chiếm (80%), mật độ vi khuẩn từ 105-108 CFU/g, nhóm ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua (52%); nấm Fusarium sp. trên mang (27%) (Hình 3) chẩn đoán qua lát cắt mô học, có 25% mẫu nghi ngờ cua bị nhiễm tác nhân trong cơ quan gan tụy.

Hình 1: Vi khuẩn Vibrio sp. Trên môi trường phân lập Chromagar    

Hình 2: Ký sinh trùng Portunion conformis trong xoang cua

    

Hình 3: Bào tử của nấm Fusarium sp.

       Dựa trên kết quả giải trình tự gen theo phương pháp giải trình tự định danh vùng 18S cho kết quả ký sinh trùng tìm thấy trong xoang cua nuôi tại Cà Mau là loài nội ký sinh trùng Portunion conformis (P.conformis) thuộc họ Entoniscidae, một họ của giáp xác chân đều Isopoda.(Hình: 2)
       Trong mẫu định danh vi khuẩn bằng phương pháp giải trình tự gen vùng 16s có phát hiện các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio sp. (Hình 1) như: V. parahaemolyticus, V.cholera, V.aginolytisus và Photobacterium sp.. Hầu hết vi khuẩn được tìm thấy đều là các tác nhân có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của cua nuôi. Trong nghiên cứu Xie và ctv., (2021) cho thấy, vi khuẩn Photobacterium damselae subsb. Dameselae tìm thấy ở cua S. paramamosian nuôi ở Trung Quốc, vi khuẩn này gây chết cua ở tỉ lệ thấp (20%), cua bệnh với dấu hiệu như giảm ăn, đen mang, gan tụy nhợt nhạt và hoại tử cơ. Photobacterium sp. là một loài vi khuẩn mới thuộc họ Vibrionaceae. phát hiện trên cua nuôi tại Cà Mau, cần có nghiên cứu khẳng định tác hại của chúng gây ra cho cua nuôi.
       1.4. Mùa vụ xuất hiện bệnh trên cua nuôi
       Thời điểm trước khi xảy ra cua bị bệnh/chết thời tiết khí hậu thay đổi bất thường như nắng gắt, mưa trái mùa, có sương và lạnh vào sáng sớm. Cua bệnh chết với các đặc điểm chung như: cua chết nổi lên mặt nước, cua óp, chết nhanh khi thu lên khỏi mặt nước. Hiện tượng cua nuôi bệnh/chết xảy ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2020 đến 2023, bệnh xảy ra mang tính lặp lại theo chu kỳ năm và tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 4 dương lịch. 
       2. Kết luận và đề xuất
       Kết luận: 
      -    Mô hình nuôi cua tại tỉnh Cà Mau là mô hình nuôi kết hợp giữa cua, tôm, cá, sò,.. (97,47%), nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm tỉ lệ rất thấp (2,53%). 
       -    Diện tích nuôi trung bình là 1,94 ha/hộ, độ sâu mực nước ao 1,07 m, 100% giống thả nuôi là giống sinh sản nhân tạo, kích cỡ cua giống thả có chiều rộng mai 3,5mm, mật độ thả trung bình 0,8 con/m2, cao hơn khuyến cáo được thả nuôi và số lần thả  giống trung bình 8,5 lần/năm. Hình thức thu hoạch là thu tỉa và thả bù, liên tục. 
       -    Tỷ lệ số hộ dân vệ sinh ao trước khi thả giống rất thấp, chiếm 6,47%.
      -    Tình hình cua bệnh/chết xảy ra cả trên 6 huyện (Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân và Trần Văn Thời) trong đó huyện Năm Căn có tỷ lệ cua chết cao nhất, lên đến 73,3% và huyện có tỷ lệ chết thấp nhất là Trần Văn Thời 26,6%. 
       -     Một số dấu hiệu bệnh chiếm tỉ lệ cao đó là cua bị hôn mê (chết nhanh khi mang lên khỏi mặt nước) (73,3%), cua đen mang, cua óp, run chân (66,6%) và các dấu hiệu khác như đốm đen vỏ, đốm trắng, cua sữa, cua bị sinh vật bám,... chiếm tỉ lệ thấp hơn.
      -    Các hm tỉ lệ thấp hơn.rắng, cua sữa, cua bị sinh vật bám,...ết nhanh khi  (47,7%). Trong đó chthấp hơn.r sTrong đó chthấp hơn.rắngkhi cua bó chthấp hơn.rắng, cua sữa, cua bị sinh vật bám,...ết nhanh khi mang lên khỏi mặ
       -    Có ba nhóm tác nhân chính tham gia gây ra tình hình bbám,...ết nhaScylla sp. nuôi t tác nhân chính tham gia gây ra tình hình bbám,.Vibrio sp. (80%) (V. parahaemolyticus, V,vulnifiticus, V.cholera, V.aginolytisus và Photobacterium sp.). Nội ký sinh trùng Portunion condormis (52%) và nấm Fusarium sp.(27%)
      -    Mùa vụ xuất hiện bệnh: từ tháng 01 đến tháng 4 dương lịch với đặc điểm thời tiết  khí hậu thay đổi bất thường như nắng gắt, mưa trái mùa, có sương và lạnh vào sáng sớm. Cua bệnh chết với các đặc điểm chung như: cua chết nổi lên mặt nước, cua óp, chết nhanh khi thu lên khỏi mặt nước.
       Đề xuất: 
      -    Tránh thả cua nuôi mật độ cao hơn mật độ thả nuôi đã được khuyến cáo 0,5 con/m2/vụ. Phải cắt vụ thả nuôi để có thời gian vệ sinh đáy ao, diệt mầm bệnh lưu trú trong nền đáy và trong môi trường nước nuôi.
      -    Thu cua trước thời điểm xảy ra bệnh và không thả giống vào thời gian xảy ra bệnh (01-4 dương lich) tránh cua mới thả bị lây nhiễm mầm bệnh kéo sang vụ nuôi sau. 
       -    Khẩn trương nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho cua nuôi trong thời gian tới. 

Tiêu Thanh Tươi, La Thúy An, Lê Văn Trúc, Nguyễn Gia Tùng, Bùi Quang Tề, Lê Sĩ Hiệu