Nhãn sinh quyển: Chứng nhận sinh thái và bền vững môi trường

       Theo định nghĩa của UNESCO, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận. Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. 

       Trước các áp lực phát triển kinh tế- xã hội cùng với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, việc lựa chọn xu hướng phát triển bền vững vừa là cơ hội và thách thức. Nhận thức được tầm quan trọng và hành động để bảo vệ tài nguyên là mục tiêu cần hướng đến trong lộ trình xây dựng và phát triển các khu dự trữ sinh quyển. Nhãn sinh quyển là một trong những ý tưởng bảo chứng cho nền kinh tế chất lượng dựa trên phương thức thực hành phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

       Khái niệm về nhãn sinh quyển 

       Nhãn sinh quyển (Biosphere Label) là chứng chỉ tự nguyện dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững. Trong đó, hệ thống tiêu chuẩn của sinh quyển có các tiêu chí cụ thể về việc thực hiện chất lượng sản phẩm, môi trường, an toàn lao động, đồng thời duy trì, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cộng đồng. Hiện nay, Nhãn sinh quyển được tài trợ để thực hiện ở nhiều nước khác nhau trên phạm vi toàn cầu. Chứng chỉ Nhãn sinh quyển là hệ thống chứng tự nguyện và độc lập; nó không chỉ yêu cầu về chất lượng hoặc môi trường mà còn bao gồm yêu cầu phát triển bền vững như trách nhiệm xã hội, bảo tồn văn hóa, sự hài lòng của du khách và gia tăng chất lượng sống của cộng đồng địa phương. 

       Quan điểm xây dựng nhãn sinh quyển

       Để xây dựng thành công Nhãn sinh quyển cần thiết dựa trên quan điểm phân tích hệ thống và triết lý phát triển bền vững. Trong đó: 
       - Phân tích hệ thống là quá trình xem xét, phân tích và đánh giá đầu vào và đầu ra các hoạt động phát triển của một hệ thống. Trong sản xuất- kinh doanh, đây là hoạt động quan trọng nhằm xem xét toàn diện những ưu khuyết điểm của hệ thống để từ đó có cơ sở khắc phục, cải thiện, duy trì và phát triển đặc tính ưu điểm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả.

       - Triết lý phát triển bền vững được thể hiện rõ thông qua quá trình khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội. Đây là kim chỉ nam xuyên suốt cho hoạt động xây dựng Nhãn sinh quyển.

  

       - Mục tiêu và nguyên tắc áp dụng Nhãn sinh quyển nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất- kinh doanh, cung cấp các loại hình dịch vụ, các hộ sản xuất nông sản tham gia gắn Nhãn sinh quyển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái. Nguyên tắc áp dụng Nhãn sinh quyển được dựa trên sự bền vững tài nguyên và kiểm soát chất lượng.

       - Bền vững tài nguyên nghĩa là quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên cho những hoạt động sản xuất- kinh doanh tạo ra sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn được đáp ứng nhưng không làm tổn hại đến môi trường sinh thái và các nhu cầu của thế hệ tương lai. Đặc điểm nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên bao gồm: sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở dài hạn; đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai; đảm bảo phát triển hài hòa và ổn định lâu dài; cải tạo, phục hồi, duy trì, tăng cường chất lượng môi trường và hệ sinh thái.

       - Kiểm soát chất lượng theo nghĩa rộng là có sự quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát các quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm ngăn ngừa khiếm khuyết thông qua việc kiểm soát các yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất, thông tin và môi trường làm việc. Kiểm soát chất lượng là hoạt động liên tục nhằm duy trì sự đảm bảo chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, quy trình kiểm soát chất lượng bao gồm: xác định đối tượng cần kiểm soát; thiết lập đo lường kiểm soát; thiết lập các tiêu chuẩn hiệu năng; đo lường hiệu năng hiện tại; đối chiếu hiệu năng hiện tại với tiêu chuẩn; hành động để san bằng sự khác biệt về tiêu chuẩn.

       Đối tượng tham gia, chứng nhận và lợi ích của nhãn sinh quyển

       Bất kỳ đơn vị, tổ chức, cá nhân nào có các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp các loại hình dịch vụ (gọi tắt là doanh nghiệp) ở trên địa bàn các khu dự trữ sinh quyển có nhu cầu và đáp ứng Quy chế sử dụng Nhãn sinh quyển. 

Sản phẩm chứng nhận Tiêu chuẩn tham khảoHình thức chứng nhận
   Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận có sự đánh giá và xác nhận về mặt chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp.  Tiêu chuẩn tham khảo dùng để chứng nhận hợp chuẩn trong Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận sinh quyển là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn lao động.   Hoạt động đánh giá sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để được chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện. Đây là loại hình chứng nhận tự nguyện về sự phù hợp của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với các tiêu chuẩn quy định hiện hành. 

       Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận có sự đánh giá và xác nhận về mặt chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp.    Tiêu chuẩn tham khảo dùng để chứng nhận hợp chuẩn trong Quy chế sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận sinh quyển là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn lao động.     Hoạt động đánh giá sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để được chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện. Đây là loại hình chứng nhận tự nguyện về sự phù hợp của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với các tiêu chuẩn quy định hiện hành. 

       Về lợi ích, doanh nghiệp tham gia mạng lưới Nhãn sinh quyển bằng việc đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận sinh quyển sẽ mang lại những giá trị quan trọng như: Tạo hình ảnh tốt đối với người tiêu dùng; cơ hội xâm nhập vào các thị trường khác nhau; nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả quản lý doanh nghiệp; quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn; gia tăng và củng cố trách nhiệm xã hội (hiện tại và tương lai); hòa nhập với xu thế thời đại; hỗ trợ sinh kế và thúc đẩy phát triển cộng đồng; góp phần thay đổi nhận thức và hành vi người tiêu dùng trong việc chọn lựa các sản phẩm thân thiện môi trường; tạo kết nối giữa các vấn đề phát triển kinh tế -  xã hội với công tác bảo tồn và phát triển bền vững; giảm các áp lực lên việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tối ưu hóa quá trình sản xuất và quy trình công nghệ; xây dựng niềm tin, tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan (doanh nghiệp - khu Dự trữ sinh quyển - cộng đồng - cơ quan quản lý nhà nước - thị trường người tiêu dùng); cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm và chọn lựa tiêu dùng; được hỗ trợ tín dụng ưu đãi, mở rộng cơ hội đầu tư, tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển thị trường; tạo danh tiếng và sự quan tâm ủng hộ của Chính quyền các cấp, cộng đồng, phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ nâng cao nhận thức môi trường, phát triển bền vững và năng lực hoạt động cho đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp./. 

       Tài liệu tham khảo
       1.    Bratt, C., Hallstedt, S., Robèrt, K.H., Broman, G. and Oldmark, J., 2011. Assessment of eco-labelling criteria development from a strategic sustainability perspective. Journal of Cleaner Production, 19(14), pp.1631-1638.
       2.    Piotrowski, R. and Kratz, S., 2017. Eco-labelling in the globalised economy. In Challenges of globalization (pp. 217-237). Routledge.
       3.    Rubik, F. and Frankl, P., 2017. The future of eco-labelling: Making environmental product information systems effective. Routledge.
       4.    UNESCO, 2019. A standard framework for biosphere reserve management informed by sustainability science. UNESCO Office, Jakarta.
       5.    UNESCO, 2019. Good practices on applying eco-labelling in Asia and the Pacific biosphere reserves. UNESCO Office, Jakarta.

Nguyễn Minh Kỳ - Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh