Điểm nổi bật phong trào thi đua dân vận khéo của nông dân phường ven đô trong 3 năm qua thu hút 1.625 lượt hội viên, nông dân tham gia các mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng; trồng lúa năng suất cao; nuôi tôm công nghiệp; trồng rau, màu. Thi đua dân vận khéo 02 cá nhân nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 02 tập thể, 02 cá nhân được Ban Dân vận và BCH Trung ương Hội Nông dân VN tặng Bằng khen; mô hình đã tạo nội lực cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh được cộng đồng ghi nhận và nhân rộng trong xây dựng đô thị văn minh.
Từ xã lên phường, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủy sản chiếm 57%; bước vào xây dựng đô thị văn minh, sức dân phải được khơi thông. Thấm nhuần lời Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Học làm theo Bác, công tác “nông vận” vận động cán bộ, hội viên, nông dân, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông qua phong trào thi đua dân vận khéo, với những việc làm cụ thể, Hội Nông dân Phường Tân Thành giúp hàng trăm cán bộ, hội viên, nông dân hưởng lợi từ việc thi đua trên mãnh vườn, miếng ruộng của mình; góp sức xây dựng nếp sống đô thị văn minh, dân vận khéo đơm hoa kết trái trong phong trào nông dân địa phương.
Nông dân làm “Dân vận”
Việc làm đầu tiên trong năm 2016 là vận động 28 hộ trồng trên 100 cây hoa sứ, cây phượng 2 ven lộ từ Cầu Cả tràm lớn (giáp xã Tân Thành) đến Cầu Cả tràm nhỏ phường Tân Thành dài 800m. Vận động nông dân góp công, góp sức xây dựng tuyến đường “xanh – sạch – đẹp”; bằng chính việc làm cụ thể của nông dân, đoạn đường qua khu dân cư khoát lên mình một màu xanh mới. Với sự đồng tình cao 1 năm sau mô hình được đổi tên “xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị”; Chi bộ, Chính quyền, Mặt trận, các Đoàn thể cùng hành động đều hướng vào việc xây dựng khu dân cư “xanh - sạch - đẹp – văn minh”; động viên, hỗ trợ hội viên, nông dân thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, với 2 đợt ra quân, nhiều gia đình hội viên tận dụng ao, mương nuôi cá; mặt liếp, bờ bao trồng rau màu, cải tạo vườn trồng cây ăn trái; trồng mai vàng, mai chiếu thủy, trồng bông, trồng hoa trước sân nhà; tạo ra những khuôn viên nông hộ vừa xanh, vừa sạch, vừa đẹp, vừa đem lại nguồn thu cho nông dân.
Bài và ảnh Tác giả
Ông Tiêu Văn Phận, chi hội trưởng nông dân khóm 5 cho biết, cùng tập thể xây dựng mô hình Dân vận khéo “nông dân tham gia bảo vệ môi trường” với cái tâm là huy động nội lực của dân làm lợi cho dân. 3 năm thi đua dân vận khéo 28 hộ tự trang bị thùng đựng rác sinh hoạt và xây dựng điểm xử lý rác tại gia đình, góp tiền thu gom rác sinh hoạt định kỳ, 100 % gia đình sử dụng nước sạch, xây nhà vệ sinh đúng quy định; chấp hành tốt các quy định trong việc cưới, việc tang, lễ hội; trường Tiểu học Tân Thành 2 và Trường Mẫu giáo đã có nơi để phụ huynh, học sinh đậu xe; không còn tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường buôn bán; tuyến đường có hệ thống đèn chiếu sáng; thi đua xây dựng mô hình kinh tế VAC, 11 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, 9 hộ có mức sống khá, giàu chiếm 31%; 8 hộ xây dựng được nhà ở cơ bản; không còn hộ nông dân nghèo
Thành công, đã tạo điểm tựa cho chi Hội Nông dân các khóm “nông vận khéo” vận động nông dân chỉnh trang lại khu dân cư, mở rộng các tuyến đường; 122 hộ hội viên, nông dân tự nguyện hiến những phần đất gia đình, cùng địa phương mở rộng 22.500 m lộ các con hẽm, cùng xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến lộ; 1.780 lượt cán bộ, hội viên nông dân ra quân thực hiện 24 đợt làm vệ sinh đường phố; nhiều tổ, nhóm “nông dân bảo vệ môi trường” được thành lập; nhiều hộ nông dân cùng hành động xây dựng, cải tạo khuôn viên hộ gia đình “xanh - sạch - đẹp - hiệu quả”, tạo thành điểm nhấn hỗ trợ nhà nông phát triển kinh tế bằng chính nghề nông.
Nông vận khéo nông dân cùng làm
Trái ngọt từ mô hình, nổi bật là nông dân đồng hành giữ vững chất lượng thương hiệu “cá chình – cá bống tượng Tân Thành Cà Mau”, để có những ao cá an toàn, bằng phương pháp “nông dân dạy nông dân” Chi hội nông dân khóm 6 “nông vận khéo” 100% hộ nuôi thực hiện kỹ thuật chạy ô-xy đáy, dùng chế phẩm sinh học xử lý môi trường, nguồn nước trong ao nuôi cá chình – cá bống tượng, nâng cao chất lượng cá thương phẩm.
Chi hội Nông dân khóm 1, 2, 3 hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách) trong nuôi tôm, nuôi cá, trồng lúa, trồng cây ăn trái, trồng cây rau, cây màu, sản xuất đa cây – đa con, lan tỏa thành phong trào thi đua xây dựng khuôn viên nông hộ xanh – sạch – đẹp – hiệu quả, tạo động lực cho vùng đất ven đô phát triển kinh tế nông nghiệp xanh.
Ông Nguyễn Hữu Ánh, chủ nhiệm Câu lạc bộ mô hình dân vận khéo (khóm 1) cho biết, mục tiêu ban đầu là giúp 14 hộ nông dân sản xuất đạt 200 triệu đồng/ha; kết quả sau 3 năm đã hình thành cánh đồng cá chình, cá bống tượng với diện tích 20,4ha, 14 hội viên tham gia trở thành những ông chủ nông trại, trang trại nuôi cá, thu lợi 300 – 500 triệu/hộ/năm.
Đến thăm mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng của gia đình Ông Trần Quốc Toản (khóm 3), được biết thêm sau 5 năm tham gia mô hình dân vận khéo, 9 hộ hội viên Câu lạc bộ đã vươn lên làm giàu, có mức thu nhập cao và ổn định. Ghé thăm Tổ hợp tác trồng rau má, rau đắng, nhà nông Phạm Văn Hiệp cho biết thi đua dân vận khéo, mô hình đã nhân rộng cho 9 hội viên với diện tích 1,5 ha, thu nhập mỗi tháng 7 – 10 triệu đồng, mỗi hộ thu về 70 – 80 triệu đồng/năm; rau má, rau đắng dễ học, dễ làm, sản phẩm dễ bán tại các điểm chợ trong thành phố.
Đơm hoa, kết trái từ thi đua
Hội Nông dân với mô hình “dân vận khéo”, công tác nông vận đã gặt hái được nhiều kết quả, đã nâng cao nội lực của nông dân, thi đua xóa nghèo, nâng hộ khá, giàu lên trên 75%; thu nhập của nông dân tham gia đạt 51triệu đồng/người/năm. Khơi dậy tính tự lực, tự cường, sáng tạo, vượt khó với những công việc thi đua trong lao động sản xuất, nhiều hộ nghèo đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh vườn, thửa ruộng của gia đình; giảm hộ nghèo, cận nghèo xuống còn 2, 83%. Nông vận khéo đã tiếp sức cho nông dân thắt chặt tình làng, nghĩa xóm; duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong phong trào nông dân
Thực hiện các nội dung, tiêu chí thi đua dân vận khéo; học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “cần, kiệm” trong sản xuất, đã giúp cho 1.937 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Đơm hoa, kết trái từ thi đua nuôi cá, trồng rau, nhà nông Nguyễn Hữu Ánh được Ban Dân vận Trung ương tặng bằng khen, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017”; cùng thi đua mô hình dân vận khéo, học làm theo Bác “cần, kiệm” trong sản xuất, các ông Lê Văn Thum, ông Cao Văn Dũng, ông Trần Văn Lành, ông Phạm Văn Hiệp.... đã vươn lên trở thành hộ khá, giàu
Thi đua xây dựng mô hình dân vận khéo nhiều gương điển hình nông dân mới xuất hiện, dám nghĩ, dám làm, làm có hiệu quả, tạo bước tiến cho nghề nông của địa phương bước vào hội nhập như các ông Cao Văn Sáu, Cao Văn Dũng, Cao Hoàng Hiệu (khóm 6) với diện tích 7,75 ha, các ông mạnh dạn liên kết làm du lịch vườn, cùng xây dựng khuôn viên nuôi cá, trồng cây ăn trái, rau màu phục vụ cho du khách, lợi nhuận đạt đến 500 triệu đồng/năm/hộ... được Chính quyền địa phương ghi nhận mô hình mới trong xây dựng đô thị văn minh.
Ông Nguyễn Minh Thùy, Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết, mục tiêu là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, được cán bộ, hội viên, nông dân hưởng ứng tích cực; các điểm mô hình dân vận khéo đều hướng vào việc nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Tuyên truyền, tổ chức thi đua các nội dung, tiêu chí theo hướng “dể hiểu, dễ nhớ, dễ làm”; vận động thực hiện mô hình trên tinh thần tự nguyện liên kết, hợp tác, cùng làm, cùng hưởng lợi, đã hình thành những khuôn viên nông hộ xanh – sạch – đẹp – hiệu quả kinh tế, trở thành điểm sáng trong xây dựng khu phố văn minh, tạo sự đồng tình, lan tỏa, trong phong trào nông dân thi đua dân vận khéo trên vùng đất ven đô./.
PHẠM VĂN ĐÔNG