Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức Chính trị - xã hội (theo quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013, của Bộ Chính trị) và Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, qua triển khai, tổ chức thực hiện đã và đang tạo dựng lực đẩy vững chắt để hệ thống Hội Nông dân làm tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt với nông dân
Tìm khâu đột phá
Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trở thành nội dung, công cụ để Ban Chấp hành Hội từng cấp thực hiện công tác phản biện trong việc xây dựng chủ trương, chính sách; Hội cơ sở vận động hội viên nông dân tham gia góp ý trong dự thảo quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất, chuyển đổi đất trồng lúa, trồng mía kém hiệu quả sang nuôi tôm; giám sát tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Cùng Chính quyền, Mặt trận cơ sở tổng hợp những khó khăn vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, trồng lúa trên đất tôm, nuôi tôm sinh thái; bàn các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tôm, lúa; tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp; thông qua việc thực hiện chính sách tìm ra những vấn đề mà người dân còn băng khoăn để kiến nghị như chính sách bảo hiểm cho con tôm, cây lúa, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, chất lượng con giống, cây giống, sự liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm y tế, tạo thành tiếng nói chung đề xuất bổ sung về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả tốt nhất cho nông dân
Nông dân sản xuất - Ảnh ST
Giám sát và phản biện xã hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân. Cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổ chức Hội chủ động giám sát thực thi Quyết định 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; phối hợp giám sát trên lĩnh vực về thực thi Luật tố cáo, Luật khiếu nại, Luật hòa giải ở cơ sở; Luật phổ biến, giáo dục pháp, Luật tiếp Công dân; Luật HTX; chính sách giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông dân; tiêu chí xây dựng nông thôn mới; qua giám sát 9/9 huyện, thành phố đều có các mô hình hỗ trợ nông dân tiếp cận pháp luật gắn với công tác hòa giải tại ấp, khóm; hàng năm đội ngũ cán bộ Hội được bồi dưỡng chuyên sâu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, tiếp nhận đơn (thư) khiếu nại, tố cáo của nông dân; phát huy tốt trách nhiệm Chi, tổ Hội hòa giải thành 6.470 vụ tại cơ sở, liên quan 11.347 hội viên, nông dân; đã giúp dân tháo gỡ được những “khúc mắc” trong việc thực thi pháp luật ở nông thôn, gắn với tình đoàn kết vốn có của nông dân
Giám sát, phản biện từ thực tế
Những năm qua ngoài thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất ven sông, ven biển, hạn hán, dịch bệnh. Nông dân còn phải gánh chụi sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm giả, kém chất lượng, thực phẩm không đảm bảo an toàn, thông tin thất thiệt, tín dụng đen, lợi dụng bán hàng đa cấp lừa đảo …Công tác giám sát, phải biện Hội đã mang lại nhiều dấu ấn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nông dân; tổ hội, chi hội, cơ sở Hội đã tích cực đổi mới công tác tuyên truyền, thông tin, để nông dân nắm chắc, hiểu sâu về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước theo hướng “gần dân, nghe dân nói, nói dân hiểu”; đổi mới mô hình tập hợp nông dân hành động theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân hưởng thụ”. Công tác giám sát, phản biện hàng năm của Hội theo hướng chuyên sâu về cơ chế có liên quan đến việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tín dụng; đề xuất các giải pháp đưa chính sách đến với nông dân nhanh hơn, hỗ trợ nông dân kịp thời hơn
Trong 2 năm (2016 – 2017), Hội xã, thị trấn, phường, đồng loạt ra quân giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2020. Hội Nông dân tỉnh cùng với Mặt trận Tổ quốc, ngành Nông nghiệp, Công thương tổ chức 5 cuộc giám sát, kiểm tra tại 12 cơ sở kinh doanh ở các huyện Đầm Đơi, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, U Minh; phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra 240 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, 186 cơ sở nuôi trồng thủy sản; 381 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. Qua giám sát 225 cơ sở ký cam kết chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cán bộ, hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân có sự nhận thức tích cực về pháp luật có liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã tạo sự chuyển biến trong việc đấu tranh, ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, sử dụng chất cấm; đã nâng ý thức của người sử dụng sản phẩm theo hướng chất lượng, an toàn gắn với bảo vệ môi trường tại cộng đồng. Thực hiện chính sách theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân hưởng thụ” bằng những việc làm cụ thể, trong 2 năm (2016 – 2017) có 152.375 hộ nông dân hưởng lợi từ mô hình “nông dân tham gia bảo vệ môi trường”, “nông dân sử dụng điện an toàn”, nhiều vùng nuôi tôm khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, điện sản xuất; được cung cấp con giống, cây giống, vật tư nông nghiệp có chất lượng theo mô hình nông dân liên kết với nông dân, nông dân với Hợp tác xã, nông dân với nhà khoa học, nông dân với doanh nghiệp.
Hoạt động giám sát và phản biện của Hội, đã và đang giải quyết được những bứt sút của hội viên, nông dân; góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống bằng chính sự thông hiểu của nông dân; đang tạo dựng mẫu hình người nông dân mới trong thời hội nhập và phát triển quê hương.
Thái Quỳnh