1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xác định nhân tố con người là một trong những khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng và vai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đường lối chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 05 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và dựa trên nền tảng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Năm 2006 theo sự chỉ đạo của Trung ương phong trào chính thức mang tên là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh Cà Mau đã triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư về phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn của tỉnh. Quan trọng hơn, Thành phố Cà Mau đã và đang xây dựng đô thị loại II, phấn đấu đến cuối năm 2018 phải đạt tất cả các tiêu chí của đô thị loại 2 và đến năm 2020 phải trở thành đô thị loại 1. Tiêu chí Phường đạt chuẩn văn minh đô thị là một trong những tiêu chí của đô thị loại 2 mà Thành phố Cà Mau phải đạt được. Xác định việc xây dựng phường văn minh đô thị, tiến tới mục tiêu đơn vị điển hình toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp lãnh đạo thành phố. Sau 5 năm (2014 – 2018) thực hiện chương trình xây dựng “Phường văn minh đô thị”, “Thị trấn văn minh đô thị” trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Thành phố Cà Mau là đơn vị dẫn đầu của tỉnh khi có đến 3 đơn vị được công nhận đạt chuẩn “Phường văn minh đô thị”, trong đó là đơn vị Phường 5 đã thực hiện hoàn thành các tiêu chí của chương trình xây dựng phường văn minh đô thị, được Chủ tịch Ủy ban nhân Thành phố Cà Mau ký quyết định công nhận phường đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2015 và được tỉnh Cà Mau, thành phố Cà Mau chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện trong việc hoàn thành tiêu chí Phường đạt chuẩn văn minh đô thị cho 10 phường trên địa bàn thành phố . Kết quả tiếp theo là đơn vị Phường 2 được công nhận “Phường văn minh đô thị” vào năm 2016 và đơn vị Phường 7 được công nhận “Phường văn minh đô thị” vào đầu năm 2018.
Vì vậy, để việc thực hiện các tiêu chuẩn Phường VMĐT thành phố Cà Mau đạt được hiệu quả thì cần phải có sự thay đổi để tạo “dấu ấn” riêng cho mình. Sự thay đổi này phải là sự kết hợp giữa người dân và chính quyền. Chính quyền cần quan tâm thật sự đến các nhu cầu và sở thích của người dân, cần đối xử với công dân như khách hàng, đó là một trong những nhân tố chính trong việc đổi mới các dịch vụ phục vụ công và được coi là một nhân tố cốt lõi của quá trình cải cách quản lý công (Brown, 2008). Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao vì nghiên cứu đánh giá hoạt động về sự tham gia của công dân với các tổ chức Nhà nước trong việc quản lý các nguồn lực và thậm chí giải quyết những thách thức về chính sách công, để có thể giúp các cấp lãnh đạo nhận định được tâm tư, nguyện vọng của công dân khi thực hiện, quản lý công.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu xã hội học, sử dụng những phương pháp, kỹ thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau. Tiếp cận phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA – Participatory Rural Appraisal), phương pháp cộng đồng trong phát triển để đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân, tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại địa bàn nghiên cứu.
Theo Trương Văn Truyền (2007), xây dựng tổ chức là một quá trình tham gia của cộng đồng để có được sức mạnh hay quyền lực nhất định, khi người dân hiểu được điều này thì họ sẽ hành đồng để thực hiện nó. Sự tham gia của người dân là một trong những nhân tố chính của sự phát triển, do đó gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động phát triển hơn. Mô hình nghiên cứu thực hiện bằng cách sử dụng thang đo Likert, thang đo Likert là hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế - xã hội và được đánh giá theo 5 mức độ. Thang đo gồm 5 cấp bậc tương ứng với 5 mức độ sự tham gia của người dân; 5 mức độ ảnh hưởng đến việc xây dựng phường văn minh đô thị, được thể hiện qua bảng 1 như sau:
Bảng 1: Mô tả thang đo của biến phụ thuộc và biến độc lập
Biến độc lập và biến phụ thuộc có sự tham gia của người dân | ||
Cấp bậc | Mức độ | Mô tả |
1 | Không tham gia | Không biết, biết nhưng không tham gia |
2 | Tham gia ít | Biết, nhận và lưu trữ thông tin về việc thực hiện, tham gia thụ động |
3 | Tham gia trung bình | Bàn, có ý thức trách nhiệm cùng tham gia, phát biểu ý kiến, tư vấn, cung cấp thông tin cho việc thực hiện |
4 | Tham gia nhiều | Làm, chia sẻ trách nhiệm, tham gia tích cực, góp công góp của góp ý kiến, đề xuất, quyết định hợp tác thực hiện theo chức năng và trách nhiệm |
5 | Tham gia rất nhiều | Kiểm tra, chia sẻ quyền quyết định, tự hoạt động, chủ động tham gia, trực tiếp thực hiện, có năng lực kiểm soát, giám sát việc thực hiện. |
2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị (PVMĐT) tại Thành phố Cà Mau.
Phân tích hồi quy tuyến tính là phân tích biến độc lập (đa biến) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (nhiều chiều) như thế nào. Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (biến phụ thuộc) theo giá trị một chiều hay nhiều biến khác (độc lập).
Việc thiết lập phương trình hồi quy nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó, đồng thời chọn ra những yếu tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa, từ đó phát huy yếu tố có ảnh hưởng đó.
Nhằm đánh giá và xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT tại Thành phố Cà Mau. Dựa vào kết quả có các yếu tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng PVMĐT tại Thành phố Cà Mau, mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
Y = β + βX + βX + βX + βX + βX + βX + βX + βX + βX + e
Với Y: Biến phụ thuộc – Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT.
β: Hằng số.
β, β, …, β: Các hệ số hồi quy.
e: Là sai số ngẫu nhiên.
Trong nghiên cứu này hàm hồi quy bao gồm các biến độc lập như sau:
X: Giới tính của người dân (nhận giá trị 1: là nam giới; giá trị 0: là nữ giới).
X: Độ tuổi của người dân
X: Nghề nghiệp hiện tại
X: Học vấn của người dân
X: Năng lực cá nhân của người dân
X: Năng lực của cán bộ địa phương
X: Chính sách địa phương
X: Lợi ích cá nhân và xã hội
X: Nhận thức xã hội
2.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Harris RJ. Aprimer (1985) thì kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5. Mô hình nghiên cứu đề xuất với 22 biến quan sát, vì vậy phiếu cần khảo sát tối thiểu cần là 110. Để đảm bảo số phiếu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể, đề tài dự kiến sẽ khảo sát 200. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế, đối tượng khảo sát là người dân sống trên địa bàn thành phố Cà Mau.
Tác giả sẽ chọn mẫu trên cơ sở phiếu khảo sát sẽ được gửi đến người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cà Mau. Thành phố Cà Mau gồm có 10 phường. Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu, tác giả sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên mật độ dân số, được chia thành 3 nhóm.
+ Nhóm 1: Phường 2, Phường 7 và Phường 8
+ Nhóm 2: Phường 4, Phường 9 và Phường Tân Xuyên
+ Nhóm 3: Phường 1, Phường 5 và Phường 6.
Việc lấy mẫu được thực hiện cụ thể như sau:
Bảng 2: Cơ cấu chọn mẫu và phương pháp phỏng vấn
Huyện | Số mẫu | Phương pháp phỏng vấn |
Nhóm 1 | 70 | Phỏng vấn trực tiếp |
Nhóm 2 | 70 | Phỏng vấn trực tiếp |
Nhóm 3 | 60 | Phỏng vấn trực tiếp |
Cộng: | 200 |
|
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chọn 3 địa bàn trên để tiến hành khảo sát vì cả 3 đều có mật độ dân số cao có thuận lợi về điều kiện sống.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày, số liệu dùng để phân tích được thu thập từ một cuộc khảo sát đối với 200 người dân cư trú tại các phường trên địa bàn thành phố Cà Mau, sau khi loại những phiếu khảo sát chưa đạt yêu cầu. Tổng số phiếu khảo sát chính thức của đề tài nghiên cứu là 181 phiếu khảo sát đạt yêu cầu.
Bảng 3: Thông tin mẫu nghiên cứu
Giới tính | Số người | Tỷ lệ (%) |
| |
Nam | 107 | 59 |
| |
Nữ | 74 | 41 |
| |
Trình độ học vấn | Số người | Tỷ lệ (%) | ||
Trung cấp, cao đẳng | 40 | 22 | ||
Đại học | 99 | 55 | ||
Sau đại học | 3 | 2 | ||
Trình độ khác | 39 | 21 | ||
Nghề nghiệp | Số người | Tỷ lệ (%) | ||
Cán bộ, công chức, viên chức | 60 | 33 |
| |
Kinh doanh, mua bán | 60 | 33 |
| |
Công nhân, nông dân | 26 | 14 |
| |
Hưu trí | 20 | 6 |
| |
Nghề nghiệp khác | 25 | 14 |
| |
Tổng số phiếu khảo sát | 181 | 100 |
| |
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra
Bảng 3 thể hiện một số thông tin về đặc điểm của người dân tham gia phỏng vấn, thống kê mô tả được thể hiện qua một số tiêu chí như:
- Kết quả khảo sát cho thấy số lượng nam giới tham gia vào các hoạt động xây dựng PVMĐT cao hơn nữ giới với 107 người chiếm tỷ lệ 59%; tỷ lệ nữ giới tham gia 74 người và chiếm tỷ lệ 41%.
- Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người dân có trình độ học vấn cao, tổng số người có trình độ từ trung cấp đến sau đại học chiếm khoảng 80%. Số người có trình độ đại học chiếm đa số (55%); kế đến là số người có trình độ trung cấp, cao đẳng (22%); và trình độ sau đại học là rất khiêm tốn chỉ có 3 người và có tỷ lệ chỉ 2%; số người có trình độ khác với tỷ lệ là 21%. Trình độ học vấn cao như thế có thể góp phần nâng cao mức hiệu quả của hoạt động xây dựng PVMĐT vì nó có thể tạo ra những ứng dụng vượt bậc cho người dân trong việc tiếp thu, triển khai và ứng dụng các văn bản, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.
- Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng số lượng người dân có nghề nghiệp là kinh doanh, mua bán và là cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất và ngang bằng nhau, lần lượt là 60 người, chiếm 33%; đây là cơ hội cho cộng đồng tại địa phương, dễ dàng tiếp cận những thông tin cần thiết, góp phần tăng hiệu quả trong các hoạt động xây dựng PVMĐT. Kế đến là người dân có nghề nghiệp là công nhân, nông dân và nghề nghiệp khác với tỷ lệ chênh lệch nhau không đáng kể; đều có tỷ lệ khoảng 14%; cuối cùng là hưu trí có 10 người với tỷ lệ là 6%. Kết quả này cho thấy, đa số người dân đều đi làm việc.
Bảng 4: Tóm tắt mô hình hồi quy
Mô hình | R | R | R hiệu chỉnh | Sai số chuẩn của ước lượng | Durbin-Watson |
1 | 0,723 | 0,522 | 0,497 | 0,418 | 2,052 |
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018
- Hệ số Durbin - Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Kết quả hệ số Durbin - Watson ở bảng 4 cho thấy Durbin - Watson = 2,052 < 3. Vì vậy, có thể kết luận không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.
- Tại bảng 4, R hiệu chỉnh của mô hình là 0,497. Kết quả này cho biết việc đưa 09 biến độc lập vào mô hình là phù hợp. Điều này có nghĩa là mô hình giải thích được 49,7% biến thiên sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT chịu sự tác động bởi các biến độc lập trong mô hình; còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên mà đề tài chưa xác định được ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu nghiên cứu.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Giá trị F ở bảng phân tích ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể với giả thuyết H: β = β = β = β = β= 0.
Bảng 5: Tóm tắt mô hình hồi quy
Mô hình | Tổng các bình phương | Bậc tự do (df) | Trung bình bình phương | F | Sig. | |
1 | Hệ số hồi quy | 32.668 | 9 | 3,630 | 20.759 | 0,000 |
Phần dư | 29.900 | 171 | 0,175 |
|
| |
Tổng cộng | 62.568 | 180 |
|
|
|
Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018
Kết quả phân tích ANOVA (bảng 5) cho thấy, mô hình được chọn có trị thống kê F có giá trị 20.759 tại mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05. Chứng tỏ giả thuyết H (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (β≠0). Do đó, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể.
Kết quả bảng 6 bằng phương pháp Enter cho thấy:
- Có 04 biến độc lập X không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT), cụ thể là các biến độc lập X (giới tính); X (độ tuổi); X (nghề nghiệp); X (trình độ học vấn) trong mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị Sig. rất lớn; Sig.=0,100>0,005 (trong đó, Sig. có giá trị lớn nhất là Sig. = 0,707). Còn lại 05 biến độc lập X có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (Thu nhập) Bao gồm các biến như X (Năng lực cá nhân của người dân); X (Năng lực cán bộ của địa phương); X (Chính sách địa phương); X (Lợi ích cá nhân và xã hội); X (Nhận thức xã hội) là có ý nghĩa thống kê; giá trị Sig. của các hệ số này rất nhỏ; Sig.=0,000<0,05 (trong đó, Sig. có giá trị lơn nhất là Sig. = 0,008). Vì vậy, chỉ có 05 hệ số hồi quy phần riêng có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Hay nói cách khác, sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT trên địa bàn thành phố Cà Mau được giải thích bởi 05 biến độc lập nêu trên.
Bảng 6: Thông số các biến trong mô hình hồi quy
Biến | Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | t | Sig. | Đa cộng tuyến | |||||
B | Std. Error | Beta |
|
| Độ chấp nhận | Hệ số phóng đại phương sai (VIF) | ||||
Hằng số | -1.286 | .455 |
| -2.826 | .005 |
|
| |||
X1 – GT | 0,088 | 0,053 | 0,090 | 1.654 | 0,100 | 0,944 | 1.059 | |||
X2 – DT | 0,025 | 0,066 | 0,021 | 0,377 | 0,707 | 0,928 | 1.078 | |||
X3 – NN | -0,026 | 0,065 | -0,023 | -0,405 | 0,686 | 0,903 | 1.108 | |||
X4 – HV | 0,047 | 0,030 | 0,087 | 1.560 | 0,121 | 0,897 | 1.115 | |||
X5 – CN | 0,236 | 0,063 | 0,206 | 3.775 | 0,000 | 0,938 | 1.067 | |||
X6 – CB | 0,180 | 0,067 | 0,148 | 2.703 | 0,008 | 0,938 | 1.066 | |||
X7 – CS | 0,199 | 0,055 | 0,206 | 3.633 | 0,000 | 0,873 | 1.145 | |||
X8 – LI | 0,306 | 0,055 | 0,352 | 5.603 | 0,000 | 0,709 | 1.411 | |||
X9 – NT | 0,217 | 0,064 | 0,213 | 3.377 | 0,001 | 0,703 | 1.422 | |||
Dependent Variable: Y – STG Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018
- Tất cả 05 biến độc lập đều có hệ số VIF < 2. Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1,422 < 2. Vì thế, có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy được xây dựng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau được thể hiện như sau:
Sự tham gia của người dân = 0,206* Năng lực cá nhân của người dân + 0,148 * Năng lực cán bộ của địa phương + 0,206 * Chính sách địa phương + 0,352 * Lợi ích cá nhân và xã hội + 0,213 * Nhận thức xã hội.
Tóm lại, phương trình hồi quy đa biến cho thấy 5 nhóm nhân tố bao gồm Năng lực cá nhân của người dân; Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; Lợi ích cá nhân và xã hội; và Nhận thức xã hội có tác động tỷ lệ thuận với sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT. Trong đó nhóm nhân tố Lợi ích cá nhân và xã hội có tác động mạnh nhất đến sự tham gia của người dân; tiếp đến lần lượt là các nhóm nhân tố Năng lực cá nhân của người dân; Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; Nhận thức xã hội và Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương.
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU
Từ kết quả phân tích thực trạng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân. có thể thấy rằng các bên liên quan đóng vai trò là những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng PVMĐT dù ở những mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đã trình bày, tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của từng bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng PVMĐT trong thời gian tới cụ thể như sau:
Nhóm giải pháp về nâng cao Lợi ích cá nhân và xã hội: Đối với giải pháp này, các hoạt động được thực hiện đều hướng đến hiệu quả mong đợi như nâng cao uy tín cá nhân, nâng cao thu nhập, tăng cơ hội tiếp xúc, học hỏi, mở rộng kiến thức, thiết lập được nhiều mối quan hệ hơn trong cộng đồng....Kết quả phân tích cho thấy, giải pháp này là 02 yếu tố tố đó là yếu tố Lợi ích cá nhân và xã hội; và yếu tố Nhận thức xã hội. Để nhóm giải pháp này đạt được hiệu quả cao như mong đợi, đòi hỏi phải có sự nổ lực, hợp tác của các cấp lãnh đạo địa phương; hay nói cách khác là cần mọi sự cống hiến của toàn thể cá nhân trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, một số công việc đòi hỏi các cấp lãnh đạo và mỗi cá nhân cần thực hiện trong thời gian tới như:
- Vận động và tuyên truyền rộng rãi thông tin về xây dựng PVMĐT để người dân cùng tham gia, hợp tác tích cực nhằm nâng cao hiệu quả XD PVMDT;
- Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, bảo đảm ATGT, tăng cường công tác VSMT nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của đô thị;
- Sắp xếp vỉa hè thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân mua bán để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, mua bán tăng thu nhập;
- Chính quyền địa phương vận dụng mọi điều kiện về nhân lực, vật lực trong cộng đồng dân cư để hoàn thành các tiêu chí được công nhận; cũng như giảm các tệ nạn xã hội, giữ gìn VSMT, tạo vẻ mỹ quang đô thị “xanh, sạch, đẹp”;
- Các ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
Nhóm giải pháp về nâng cao Năng lực cán bộ và chính sách địa phương: Nhóm giải pháp này cũng bao gồm 02 yếu tố là yếu tố năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương và yếu tố chính sách địa phương. Một người cán bộ có tâm, có tầm, luôn thực hiện đúng trách nhiệm của người hướng dẫn, dẫn dắt người dân trong cộng đồng thực hiện đúng các quy định được ban hành từ chính quyền. Đồng thời phải kịp thời truyền tải những thông tin và ý kiến của người dân về các vấn đề nảy sinh trong hoạt động xây dựng PVMĐT tới chính quyền các cấp. Bên cạnh đó cùng với chính sách khen thưởng đối với những cá nhân, đoàn thể thực hiện tốt trong quá trình xây dựng PVMĐT trên địa bàn mình quản lý thì sẽ tạo được niềm tin trong người dân rất cao; và đạt hiệu quả cao khi vận động họ thực hiện đúng các quy định của địa phương nơi cư trú. Để tăng cường hiệu quả về sự tham gia của người dân trong cộng đồng dân cư, thiết nghĩ nên áp dụng một số biện pháp, cụ thể như sau:
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của địa phương, quan tâm về xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng chợ tại những phường chưa có chợ. Nhằm phục vụ cho người dân thuận tiện mua bán, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của bà con địa phương;
- Cần có chính sách đầy tư xây dựng trung tâm VHTT tại địa phương;
- Cần đầu tư về cơ sở hạ tầng; xây dựng tốt về CSVC tại các trụ sở văn hóa; tuyên truyền nhiều hơn nữa về tiêu chí xây dựng PVMDT; xây dựng lộ trình cụ thể từng tiêu chí để từng địa phương hoàn thành;
- Ban chỉ đạo cần có kế hoạch liên tục, cần hoạt động nhiều hơn để nâng cao hiệu quả XD PVMDT;
- Cán bộ địa phương cần quan tâm nhiều hơn về chế độ chính sách và đầu tư cho lực lượng giữ gìn an ninh trật tự của địa phương để đảm bảo quá trình công tác được tốt hơn.
- Cán bộ địa phương cần gần dân nhiều hơn, quan tâm những vướng mắc, khó khăn của người dân nhiều hơn, quan tâm đời sống nhân dân nhiều hơn để đề ra những chính sách việc làm, tranh thủ sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm nhằm giúp đỡ kịp thời cho những trường hợp còn khó khăn;
Nhóm giải pháp về nâng cao Năng lực cá nhân của người dân: Kết quả trong nghiên cứu cho thấy năng lực cá nhân của người dân có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia trong việc xây dựng PVMĐT. Có thể cần thêm nhiều yếu tố để kết luận điều này nhưng trước hết người dân phải có những biện pháp để tự nâng cao ý thức, nâng cao uy tín cá nhân trong cộng đồng dân cư như:
- Nâng cao ý thức trong công tác giữ gìn ANTT và ATXH;
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp, giữ gìn vệ sinh chung;
- Đề xuất với chính quyền địa phường thương xuyên ra quân sắp xếp TTGT, TTĐT và triệt xóa các điểm tệ nạn xã hội;
- Ý thức cao về an toàn giao thông trong hoạt động đưa đón con em tại các cổng trường học;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề tìm hiểu và cập nhật thông tin;
- Chia sẻ và nắm bắt kịp thời thông tin về xây dựng PVMĐT, giúp đỡ người dân khác giải quyết các vấn đề còn vướng mắc;
- Chủ động tìm hiểu và tham gia tích cực về các hoạt động lên quan đến việc xây dựng PVMĐT; đồng thời tuyên truyền và vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp thực hiện tốt mọi chủ trương do lãnh đạo các cấp đề ra;
- Nâng cao việc thực hiện đạo đức, lối sống lành mạnh, tiết kiệm, hòa nhã với mọi người, thực hiện tốt mỗi cá nhân là “tấm gương” tốt cho con cháu.
ThS. Lê Khánh Linh - ThS. Trần Bảo Toàn – CN. Phan Thanh Mai Thảo
Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau