Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau.

       1. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Hoàn thành dự án xây dựng đúng tiến độ là một trong những nhân tố hàng đầu để đánh giá một dự án thành công. Để dự án hoàn thành tiến độ là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án; kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng hiện có. Tuy nhiên, ngành xây dựng là một trong những ngành có tính chất đặc thù nên trong quá trình thi công luôn gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về thủ tục hành chính, năng lực nhà thầu (bên thi công), các nhà tư vấn và một số yêu cầu trong quá trình thi công từ chủ đầu tư. Bên cạnh đó, ngành xây dựng còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như môi trường, thời tiết, nhân công, thiết bị, vật tư,…

       Tại Cà Mau, phần lớn các công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đưa vào sử dụng còn chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian, chi phí và chất lượng công trình, nên dẫn đến các dự án xây dựng có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước chưa hoàn thành tiến độ như mong đợi của các bên tham gia (chậm hoàn thành tiến độ). Nguyên nhân là do chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng, điều chỉnh hồ sơ thiết kế thi công - dự toán, tư vấn giám sát thiếu chặc chẽ, không đảm bảo nguồn vốn thanh toán, giải ngân vốn thiếu kịp thời, phát sinh điều chỉnh giá vật tư, nhà thầu chính không đảm bảo năng lực thi công,... Cụ thể là Tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam; tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi; cầu Hòa Trung; và các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV như Đường Phan Ngọc Hiển nối dài; Cống Bàu Chấu thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tiểu vùng X - Nam Cà Mau; Trường THPT Quách Phẩm huyện Đầm Dơi; Tuyến đường bờ Nam Sông Đốc ... Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư 1.886 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch vốn. Ngoài ra, tại Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh còn có các dự án chưa hoàn thành tiến độ (tổng cộng 148 gói thầu) như Bệnh viện sản nhi tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trụ sở Sở Giáo dục và Đào tạo, Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, Chi cục quản lý thị trường tỉnh, Trụ sở Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh, v.v.. Vì vậy, tại Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau (2017 – 2018) đã xác định một số nhiệm vụ chủ yếu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà, công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp thực hiện, đã khắc phục sụp lún và công tác duy tu, sửa chữa các tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa của người dân.

       Tình trạng chậm hoàn thành tiến độ của các dự án xây dựng có sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay đã gây ra một số tiêu cực đối với cá nhân và xã hội. Có thể điển hình như làm lãng phí nguồn nhân lực, vật lực, giảm hiệu quả sử dụng vốn, chưa đạt được mục tiêu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định nền kinh tế - xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Có rất nhiều nhân tố dẫn đến dự án bị chậm trễ, mức độ dự án chưa hoàn thành so với kế hoạch ban đầu đề ra. Từ đó, làm giảm hiệu quả khi đưa dự án vào hoạt động hoặc thậm chí còn làm cho dự án bị thất bại. Vì vậy, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc dự án là rất quan trọng. Hiện nay, tại Cà Mau chưa có nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng để có thể giúp các bên tham gia dự án nhận định được những nguyên nhân ảnh hưởng tiến độ hoàn thành dự án xây dựng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Cà Mau” là cần thiết và có ý nghĩa cho hiện nay.

       2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

       Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính nhằm xác định các các nhân tố tác động đến tiến độ hoàn thành của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Từ đó, tiến hành xây dựng thang đo. Sau đó, tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và điều chỉnh thang đo, bổ sung các biến quan sát trong các nhóm nhân tố ảnh hưởng để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.

       Nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tiến độ hoàn thành của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Đồng thời, kiểm định mô hình nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 thứ bậc (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý) để lượng hóa. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu và một số phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài như: Phương pháp thống kê mô tả; Đánh giá độ tin cậy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Exploratory Factor Analysis); tính giá trị trung bình của thang đo để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến biến phụ thuộc; Phương pháp phân tích hồi quy đa biến để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

       Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc và 06 biến độc lập. Trong đó, biến phụ thuộc là biến động tiến độ hoàn thành dự án; biến độc lập là các nhân tố gồm (1) Nhà tư vấn; (2) Chủ đầu tư; (3) Nhà thầu; (4) Nguồn vốn; (5) Ngoại vi và (6) Sự thuận lợi trong tiến trình thực hiện dự án. Theo đó, biến phụ thuộc (biến động tiến độ hoàn thành dự án) và các biến độc lập được xác định:

       3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

       3.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau

Bảng 1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thang đo các nhân tố trong mô hình

Biến quan sát

Ký hiệu biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Mức độ ảnh hưởng

Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà tư vấn

Năng lực cá nhân của Tư vấn Thiết kế

TV1

210

3.75

.922

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực cá nhân của Tư vấn Giám sát

TV2

210

3.88

.836

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực cá nhân của Tư vấn QLDA

TV3

210

3.88

.861

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực trao đổi thông tin giữa Nhà tư vấn và Chủ đầu tư

TV4

210

3.83

.905

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực phối hợp giữa Nhà tư vấn và Nhà thầu

TV5

210

3.87

.952

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực hỗ trợ của Nhà tư vấn và Chủ đầu tư

TV6

210

4.15

.828

Ảnh hưởng nhiều

Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư

Năng lực ủy quyền cho cấp dưới

DT1

210

3.40

1.032

Ảnh hưởng TB

Năng lực đàm phán

DT2

210

3.55

.983

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực phối hợp với các bên tham gia dự án

DT3

210

3.58

.981

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực đưa ra quyết định

DT4

210

3.60

.979

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh của dự án

DT5

210

4.27

.711

Ảnh hưởng rất nhiều

Nhận thức về vai trò và trách nhiệm của Chủ đầu tư

DT6

210

3.60

1.150

Ảnh hưởng nhiều

Nhóm nhân tố liên quan đến Nhà thầu

Năng lực nhân sự của Nhà thầu chính

NT1

210

3.97

.815

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực tài chính của Nhà thầu chính

NT2

210

4.07

.774

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực máy móc, thiết bị của Nhà thầu chính

NT3

210

4.12

.760

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực quản lý tài chính của Nhà thầu chính

NT4

210

4.14

.761

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực phối hợp giữa Nhà thầu chính và Chủ đầu tư

NT5

210

4.10

.769

Ảnh hưởng nhiều

Năng lực trao đổi thông tin giữa Nhà thầu với Nhà tư vấn và CĐT

NT6

210

4.12

.751

Ảnh hưởng nhiều

Nhóm nhân tố liên quan đến Nguồn vốn

Nguồn vốn dự án cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các bên tham gia

NV1

210

3.78

.830

Ảnh hưởng nhiều

Quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước

NV2

210

3.79

.868

Ảnh hưởng nhiều

Cân đối và phân bổ nguồn vốn phù hợp với kế hoạch được duyệt

NV3

210

3.91

.753

Ảnh hưởng nhiều

Giải quyết hồ sơ thanh toán vốn đúng quy định, kịp thời

NV4

210

3.30

1.103

Ảnh hưởng TB

Nhóm nhân tố liên quan đến Ngoại vi

Tài chính bị lạm phát

BN1

210

3.85

.784

Ảnh hưởng nhiều

Giá cả vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát

BN2

210

3.97

.738

Ảnh hưởng nhiều

Điều kiện địa chất, thời tiết không lường trước

BN3

210

3.98

.702

Ảnh hưởng nhiều

Lỗi và không nhất quán trong hợp đồng thi công

BN4

210

3.70

.820

Ảnh hưởng nhiều

Cơ quan quản lý chậm ra quyết định

BN5

210

3.57

.781

Ảnh hưởng nhiều

Thủ tục pháp lý phức tạp

BN6

210

3.39

1.210

Ảnh hưởng TB

Nhóm nhân tố liên quan đến Sự thuận lợi

Kinh phí đầy đủ trong suốt dự án

TL1

210

4.08

.788

Ảnh hưởng nhiều

Hợp đồng đầy đủ và toàn diện

TL2

210

4.14

.804

Ảnh hưởng nhiều

Sự sẵn có của các nguồn lực

TL3

210

4.07

.798

Ảnh hưởng nhiều

Sự tham gia liên tục của các bên tham gia dự án

TL4

210

4.11

.710

Ảnh hưởng nhiều

Thủ tục thanh toán được hướng dẫn rõ ràng, nhanh chóng, kịp thời

TL5

210

4.05

.765

Ảnh hưởng nhiều

Ý thức trách nhiệm của các bên tham gia dự án

TL6

210

4.03

.988

Ảnh hưởng nhiều

Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp, 2018

       Bảng 1 cho thấy, tất cả các biến quan sát của các nhân tố đều được đánh giá phần lớn là hưởng nhiều đến tiến độ hoàn thành dự án. Chỉ có 03 biến quan sát là ảnh hưởng ở nức trung bình như biến quan sát Năng lực ủy quyền cho cấp dưới; Giải quyết hồ sơ, thanh toán vốn đúng quy định và kịp thời; và Thủ tục pháp lý phức tạp. Đúng với thực tế vì hầu hết hồ sơ thanh toán vốn thường chậm hơn thời gian quy định, có rất nhiều lý do cho vấn đề này, mặc dù có cải cách thủ tục hành chính nhưng do phần lớn là do hồ sơ có nhiều vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát nên thường thanh toán là trễ hạn.

       3.2 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến này

 

Thang đo yếu tố Nhà tư vấn: Cronbach's Alpha = 0,914

TV1

15,46

9,589

0,790

0,893

 

TV2

15,33

10,174

0,765

0,899

 

TV3

15,33

9,860

0,805

0,891

 

TV4

15,38

9,671

0,793

0,893

 

TV5

15,34

9,574

0,759

0,900

 

Thang đo yếu tố Chủ đầu tư: Cronbach's Alpha = 0,913

DT1

10,72

7,043

0,808

0,885

 

DT2

10,58

7,394

0,780

0,894

 

DT3

10,55

7,282

0,809

0,884

 

DT4

10,52

7,294

0,809

0,884

 

Thang đo yếu tố Nhà thầu: Cronbach's Alpha =0,710

NT1

20,55

6,784

0,306

0,714

 

NT2

20,45

6,125

0,529

0,642

 

NT3

20,40

6,221

0,514

0,648

 

NT4

20,38

6,151

0,535

0,641

 

NT5

20,41

6,445

0,438

0,671

 

NT6

20,40

6,844

0,341

0,700

 

Thang đo yếu tố Nguồn vốn: Cronbach's Alpha =0,747

NV1

7,70

1,991

0,565

0,674

NV2

7,70

1,897

0,566

0,676

NV3

7,57

2,122

0,599

0,642

Thang đo yếu tố Ngoại vi: Cronbach's Alpha = 0,803

BN1

15,21

5,538

0,557

0,775

BN2

15,10

5,742

0,543

0,779

BN3

15,09

5,700

0,601

0,762

BN4

15,37

5,201

0,624

0,754

BN5

15,50

5,371

0,615

0,756

Thang đo yếu tố Sự thuận lợi: Cronbach's Alpha = 0,710

TL2

12,23

3,031

0,500

0,646

TL3

12,30

2,844

0,593

0,585

TL4

12,26

3,264

0,511

0,641

TL5

12,32

3,386

0,392

0,709

Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp, 2018

       Kết quả được trình bày ở bảng 2 cho thấy, sau khi loại biến TV6 (Năng lực hỗ trợ của Nhà tư vấn và Chủ đầu tư); DT5 (Năng lực giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh của dự án); DT6 (Nhận thức về vai trò và trách nhiệm của Chủ đầu tư);

       Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2015

       Báo cáo tổng kết năm 2018 của Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau.

       Giải quyết hồ sơ thanh toán vốn đúng quy định, kịp thời (NV4); Thủ tục pháp lý phức tạp (BN6); Kinh phí đầy đủ trong suốt dự án (TL1); và Ý thức trách nhiệm của các bên tham gia dự án (TL6) do các biến quan sát này có tương quan biến tổng không đạt yêu cầu > 0,3. Kết quả sau khi loại các biến này tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và tương quan biến - tổng của tất cả các biến - tổng trong các thang đo > 0,3. Như vậy, các biến đo lường của nhân tố này đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.

       3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA 

Bảng 3: Ma trận xoay nhân tố

 

Component

1

2

3

4

5

6

7

TV3

0,863

 

 

 

 

 

 

TV4

0,837

 

 

 

 

 

 

TV5

0,823

 

 

 

 

 

 

TV1

0,810

 

 

 

 

 

 

TV2

0,800

 

 

 

 

 

 

DT3

 

0,856

 

 

 

 

 

DT1

 

0,816

 

 

 

 

 

DT2

 

0,811

 

 

 

 

 

DT4

 

0,808

 

 

 

 

 

BN1

 

 

0,772

 

 

 

 

BN5

 

 

0,739

 

 

 

 

BN4

 

 

0,718

 

 

 

 

BN2

 

 

0,690

 

 

 

 

BN3

 

 

0,651

 

 

 

 

TL3

 

 

 

0,778

 

 

 

TL4

 

 

 

0,725

 

 

 

TL2

 

 

 

0,725

 

 

 

TL5

 

 

 

0,643

 

 

 

NV1

 

 

 

 

0,776

 

 

NV2

 

 

 

 

0,747

 

 

NV3

 

 

 

 

0,695

 

 

NT2

 

 

 

 

 

0,788

 

NT3

 

 

 

 

 

0,673

 

NT1

 

 

 

 

 

0,664

 

NT4

 

 

 

 

 

0,558

 

Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp, 2018

       Bảng 3 thể hiện sau khi tách nhóm nhân tố, ta thấy nhóm nhân tố (1) liên quan đến Nhà tư vấn (TV3, TV4, TV5, TV1, TV2); nhóm nhân tố (2) liên quan đến Chủ đầu tư (DT3, DT1, DT2, DT4); nhóm nhân tố (3) liên quan đến các nhân tố Ngoại vi (BN1, BN5, BN4, BN2, BN3); nhóm nhân tố (4) liên quan đến Sự thuận lợi trong tiến trình thực hiện dự án (TL3, TL4, TL2, TL5); nhóm nhân tố (5) liên quan đến Nguồn vốn thực hiện dự án (NV1, NV2, NV3); cuối cùng là nhóm nhân tố (6) liên quan đến Nhà thầu thực hiện (NT2, NT3, NT1, NT4). Vì vậy, các nhóm nhân tố này phù hợp để phân tích mô hình hồi quy tiếp theo.

       3.4 Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến

Bảng 4: Các thông số trong phương trình hồi quy

Model

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t

Sig.

Thống kê

đa cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

 Độ chấp nhận

VIF

1

(Constant)

-.860

.460

 

-1.867

.063

 

 

TV

-.035

.035

-.053

-.999

.319

.956

1.046

DT

-.090

.053

-.090

-1.696

.091

.955

1.047

BN

-.282

.055

-.285

-5.141

.000

.870

1.149

TL

-.419

.059

-.395

-7.112

.000

.866

1.155

NV

-.216

.061

-.187

-3.569

.000

.978

1.022

NT

-.184

.067

-.144

-2.724

.007

.961

1.040

R2 hiệu chỉnh                                                 0,541

Sig. F                                                              0,000

Durbin - Watson                                          1,971

N                                                                       210

a. Dependent Variable: BD                                  Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp, 2018

 

       Kết quả bảng 4 cho thấy, giá trị sig. F của mô hình là 0,000 < 0,05. Như vậy, mô hình hồi quy đa biến xây dựng được phù hợp với tổng thể cụ thể:

       - R2 hiệu chỉnh nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể, trong trường hợp này 06 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 44,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 55,9% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

       - Durbin - Watson dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2; nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Kết quả bảng 4.14 cho thấy Durbin - Watson = 1,971 < 2. Như vậy, có thể kết luận không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.

       Kết quả bảng 4 bằng lệnh Enter cho thấy, 04 biến độc lập của mô hình là các nhân tố Ngoại vi (BN); Sự thuận lợi (TL); Nguồn vốn (NV);  năng lực của Nhà thầu chính (NT) đều có giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. < 0,05). Còn lại 02 biến độc lập là Nhà tư vấn (TV) và Nhà đầu tư (DT) có giá trị Sig. khá cao (Sig. > 0,05). Do đó, chỉ có 05 hệ số hồi quy phần riêng có ý nghĩa trong mô hình hồi quy đa biến.

       Ngoài ra, kết quả trên bảng 4.22 cho thấy giá trị hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) lớn nhất là 1,155 < 2. Vì thế, cho phép kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy được xây dựng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

       Vì vậy, dựa vào kết quả tóm tắt mô hình hồi quy tại bảng 4 cho phép kết luận như sau:

       Thứ nhất, mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng NSNN tỉnh Cà Mau được xác định như sau:

       BD = - 0,285*BN - 0,395*TL - 0,187*NV - 0,144*NT

        Thứ hai, giả thuyết H1 (Năng lực của Nhà tư vấn càng cao thì tiến độ dự án càng được rút ngắn); và giả thuyết H2 (Năng lực của Nhà đầu tư càng cao thì tiến độ dự án càng được rút ngắn) bị bác bỏ; các giả thuyết: H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận và đã được thể hiện qua phương trình hồi quy dạng chuẩn hóa.

       Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi) đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau được xác định như sau:

       - Các nhân tố liên quan đến Sự thuận lợi trong tiến trình thực hiện dự án là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Sự thuận lợi được đánh giá tăng lên 1%, thì tiến độ hoàn thành dự án sẽ tăng 0,395%.

       - Các nhân tố Ngoại vi trong tiến trình thực hiện dự án là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, mức độ ổn định của các nhân tố Ngoại vi được đánh giá tăng lên 1%, thì tiến độ hoàn thành dự án sẽ tăng 0,285%.

       - Các nhân tố liên quan đến Nguồn vốn trong tiến trình thực hiện dự án là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Nguồn vốn trong tiến trình thực hiện dự án được đánh giá tăng lên 1%, thì tiến độ hoàn thành dự án sẽ tăng 0,187%.

       - Các nhân tố liên quan đến Năng lực nhà thầu chính là nhân tố có ảnh hưởng yếu nhất đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau. Cụ thể là, Năng lực nhà thầu chính trong tiến trình thực hiện dự án được đánh giá tăng lên 1%, thì tiến độ hoàn thành dự án sẽ tăng 0,144%.

       4. HÀM Ý CHO CÁC BÊN THAM GIA DỰ ÁN

       - Đối với nhân tố Sự thuận lợi trong tiến trình thực hiện dự án: Kết quả nghiên cứu cho thấy, Sự thuận lợi trong tiến trình thực hiện dự án là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau (Beta = 0,395). Tuy nhiên, để củng cố và tăng tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau, Chính quyền tỉnh Cà Mau, các cơ quan hành chính nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách như thực hiện nhanh chóng và hướng dẫn kịp thời các thủ tục thanh toán trong từng giai đoạn của dự án; tập trung nâng cao việc cải cách thủ tục hành chính tránh sự phiền hà trong giao dịch khi thanh toán; cần đảm bảo sự đầy đủ về vốn trong xây dựng; khi đấu thầu, hợp đồng là văn bản pháp lý quan trọng gắn kết, ràng buộc trách nhiệm giữa nhà thầu và chủ đầu tư, cả về trách nhiệm thực hiện hợp đồng lẫn trách nhiệm thanh toán; cần có những qui định chặt chẽ trong công tác lựa chọn Chủ đầu tư, Nhà thầu hay Nhà tư vấn cần quy định cụ thể điều kiện rõ ràng để nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia vào dự án.

       - Đối với nhân tố Ngoại vi trong tiến trình thực hiện dự án: các yếu tố ngoại vi là nhân tố có mức độ quan trọng thứ hai (sau nhân tố Sự thuận lợi) ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau (Beta = 0,285). Trong nhân tố này thì vấn đề thời tiết, điều kiện tự nhiên, giá cả, lạm phát,…gần như là yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến tiến độ dự án, các bên tham gia chỉ có thể khắc phục được một phần vấn đề này trong quá trình thi công. Vì vậy, để củng cố và tăng tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau, Chính quyền tỉnh Cà Mau cùng các cơ quan hành chính nhà nước cần lưu ý, giải quyết về yếu tố thời tiết một phần nếu khắc phục không tốt có thể gây nên những sự cố trong thi công, đây là vấn đề mà các bên tham gia dự án cần hết sức lưu tâm; Ngược lại với vấn đề thời tiết sẽ ảnh hưởng đến dự án trong quá trình thi công thì vấn đề địa chất lại ảnh hưởng đến tiến độ dự án ở giai đoạn thiết kế; Tài chính bị lạm phát và giá cả vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát, vấn đề này cần sự can thiệp của bộ máy nhà nước, có những chính sách vĩ mô kiểm soát hiệu quả hơn hay những chính sách đặc thù hỗ trợ cho lĩnh vực xây dựng.

       - Đối với nhân tố Nguồn vốn trong tiến trình thực hiện dự án:các yếu tố Nguồn vốn là nhân tố có mức độ quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau (Beta = 0,187). Các bên tham gia dự án đánh giá nhân tố Nguồn vốn trong tiến trình thực hiện dự án ở thời điểm hiện tại là quan trọng nhưng phần lớn nguồn vốn cung cấp chưa đầy đủ, kịp thời cho các bên tham gia dự án. Điều này hoàn toàn có cơ sở, vì thực tế khi giải ngân nguồn vốn đến nhà thầu, nhà tư vấn hay các bên tham gia dự án phần lớn đều chậm so với kế hoạch. Lý do là thủ tục phải trình ký qua nhiều khâu, nhiều bộ phận. Vì thế, Địa phương có những chính sách điều chỉnh cơ chế phân bổ vốn đầu tư xây dựng như đưa chỉ tiêu số công trình hoàn thành và tiến độ thực hiện vào tiêu chí đánh giá để phân bổ kế hoạch vốn xây dựng hàng năm; Cần tập trung nguồn vốn cho các dự án mang lại hiệu quả cao, ưu tiên cho các dự án mang lại hiệu quả cao, ưu tiên cho các dự án thực hiện nhanh, ưu tiên cho các dự án quản lý hiệu quả nguồn vốn được phân bổ, hạn chế tình trạng phân bổ vốn tràn lan, đầu tư dàn trải, quản lý tài chính không hiệu quả.

       - Đối với nhân tố Năng lực nhà thầu chính trong tiến trình thực hiện dự án: các yếu tố Năng lực nhà thầu chính là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau là thấp nhất (Beta = 0,144). Các bên tham gia dự án đánh giá và quan tâm đến năng lực chính của nhà thầu Điều này hoàn toàn có cơ sở, vì là nhân tố có thể kiểm soát ngay từ ban đầu khi chưa thực hiện dự án. Ngay từ các công tác ban đầu khi lựa chọn nhà thầu cần có công tác thẩm định chặt chẽ trong việc lựa chọn nhà thầu, đặc biệt trong quá trình đấu thầu cần tránh tình trạng lựa chọn nhà thầu bỏ thầu giá rẻ nhưng năng lực thi công còn nhiều hạn chế khiến nhiều công trình bị chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng. Cho nên cần thực hiện nghiêm túc, công khai công tác đấu thầu; hạn chế tình trạng bỏ thầu giá thấp, ưu tiên việc lựa chọn nhà thầu theo năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, năng lực tài chính sẽ giúp cho Chủ đầu tư có thể có nhiều phương án lựa chọn nhà thầu ưu việt hơn là việc chỉ quan tâm đến giá trị bỏ thầu; Yếu tố năng lực cần phải được giữ xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, nghĩa là phải được thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng đã ký kết; việc giám sát thực hiện hợp đồng cần được đề cao kèm theo các biện pháp chế tài, xử phạt khi vi phạm hợp đồng. Đó là một trong những lý do để củng cố và tăng tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau.

        5 Kết luận

       Nghiên cứu đã xây dựng 06 nhóm nhân tố ảnh đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau bao gồm: (1) Nhà tư vấn; (2)Nhà đầu tư; (3) Nhà thầu; (4) Nguồn vốn; (5) Ngoại vi; và (6) Sự thuận lợi.

       Kết quả kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Với 06 thành phần và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau đều đạt độ tin cậy cho phép.

       Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 04 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm: TL (Sự thuận lợi); BN (Ngoại vi); NV (Nguồn vốn); NT (Năng lực của nhà thầu chính). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Duy Cường (2014); Châu Ngô Anh Nhân (2011); Vũ Quang Lãm (2015); Phạm Quốc Việt, Cao Sơn Đặng (2016). Mô hình nghiên cứu cho thấy, 04 nhân tố này giải thích được 44,1% sự biến thiên của của biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau và chấp nhận các giả thuyết trừ giả thuyết về ảnh hưởng của nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư và nhóm nhân tố liên quan đến Nhà tư vấn. 

       Nhóm nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư và nhóm nhân tố liên quan đến Nhà tư vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết quả này chưa phù hợp so với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Phạm Quốc Việt, Cao Sơn Đặng (2016), nghiên cứu này cho thấy, yếu tố năng lực Nhà tư vấn có ảnh hưởng mạnh thứ ba; yếu tố năng lực Chủ đầu tư có ảnh hưởng thấp nhất trong mô hình về sự thành công của dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011), kết quả nghiên cứu này thể hiện yếu tố năng lực Chủ đầu tư ảnh hưởng ở mức thứ 5; yếu tố năng lực Nhà tư vấn có ảnh hưởng mạnh thứ bảy (mức thấp nhất) trong mô hình về biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng thuộc ngân sách Nhà nước tỉnh Khánh Hòa.

       Kết quả của nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau cho thấy các mục tiêu nghiên cứu đã đạt được. Tuy nhiên, cũng như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này còn một số hạn chế sau đây:

       Một là, nghiên cứu chỉ được kiểm định cho đối tượng dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN; mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nên tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu chưa cao.

       Hai là, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Vì thế, chưa kiểm định sự tương tác giữa các các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN tỉnh Cà Mau

       Ba là, kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 04 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng sử dụng NSNN tỉnh Cà Mau được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm: TL (Sự thuận lợi); BN (Ngoại vi); NV (Nguồn vốn); NT (Năng lực của nhà thầu chính). Tuy nhiên, 04 nhân tố này chỉ giải thích được 44,1% biến thiên của tiến độ hoàn thành đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Nguyên nhân, có thể còn có những nhân tố khác, các biến quan sát khác cũng tham gia giải thích tiến độ hoàn thành đối với các dự án xây dựng nhưng chưa được cô đọng trong mô hình của nghiên cứu này; hoặc là do cỡ mẫu nhỏ so với quy mô của tổng thể.

       Vì những hạn chế nêu trên, những nghiên cứu tiếp theo lặp lại cần được kiểm định cho cả đối tượng dự án BOT, dự án sử dụng vốn ODA; dự án sử dụng vốn FDI;… cho nhiều khoảng thời gian khác nhau trong năm, đồng thời sử dụng các kỹ thuật xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích khác nhằm có thể đánh giá một cách toàn diện hơn.

Lê Khánh Linh

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau