Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong hoạt động sản xuất phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết Của phụ nữ tỉnh Cà Mau

Nguồn: ảnh tác giả

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia. Vai trò đó thể hiện rõ nét hơn trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Điển hình là trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới đã khiến cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm đi, tỷ lệ lao động nhàn rỗi đang có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, rủi ro thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra và chưa khắc phục được như rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh, dịch lỡ mồm lông móng,... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân (Trần Tiến Khai, 2007). Do đó, nhiều người dân chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp để bổ sung nguồn thu nhập cho gia đình. Lợi thế của ngành nghề này là khai thác nguồn nhân lực nhàn rỗi, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra sản phẩm có giá trị cho xã hội. Những nguyên liệu mà trước kia được xem như bỏ đi như phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng lại để sản xuất ra những sản phẩm hữu ích, có giá trị và giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển các loại hình phi nông nghiệp không những giúp đa dạng hóa các ngành nghề, tạo thu nhập cho người dân, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương mà còn thể hiện nét đặc trưng riêng của từng vùng.

Cà Mau có tiềm năng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp với các ngành nghề như nghề dệt chiếu cói (lác), nghề chế biến tôm khô, nghề hầm than đước, nghề vót đũa từ gỗ đước, nghề chế biến mắm cá đồng, nghề đan lát, nghề ép chuối khô, nghề chế biến các khoai khô, nghề nấu rượu, nghề chế biến mắm ruốc, nghề chế biến ba khía muối (Sở Công Thương Cà Mau, 2017). Tuy nhiên, hoạt động sản xuất chưa đa dạng và đa phần chỉ mang tính nhỏ lẻ, chưa quy hoạch cụ thể theo từng vùng. Điều này rất khó cho công tác quản lý cũng như công tác hỗ trợ và phát triển sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất. Hơn nữa, mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng của người dân ở khu vực nông thôn còn rất thấp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2021), thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn chỉ đạt 5 triệu/người/tháng, trong đó lao động nữ có thu nhập bình quân là 4,7 triệu/người/tháng. Riêng ở Cà Mau, mức thu nhập bình quân đầu người nhìn chung rất thấp, chỉ đạt 29 triệu/người/năm (tương đương 2,4 triệu/người/tháng) (Vân Du, 2019). Do đó, cải thiện thu nhập và tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn cùng với phát triển các mô hình sản xuất phi nông nghiệp là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau.  

Nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, qua đó tạo tiền đề cho quy hoạch những ngành nghề phi nông nghiệp có ưu thế ở địa phương theo hướng phát triển chuỗi liên kết sản xuất, việc cần thiết phải xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng và những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập trong sản xuất phi nông nghiệp của phụ nữ. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực và chính sách thúc đẩy yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sản xuất phi nông nghiệp. Do đó, đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong hoạt động sản xuất phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết của phụ nữ tỉnh Cà Mau” là rất cần thiết nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho các đơn vị đề ra chính sách và giải pháp phát triển một số mô hình sản xuất phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau, cải thiện đời sống cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

MỤC TIÊU

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của phụ nữ tham gia hoạt động sản xuất phi nghiệp theo chuỗi liên kết, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và đưa ra kiến nghị giúp tỉnh Cà Mau đưa ra chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cụ thể, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cơ bản như sau:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của phụ nữ tham gia sản xuất phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết.

Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến thu nhập của phụ nữ tham gia sản xuất phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết.

Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp tỉnh Cà Mau có thể đưa ra chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển sản xuất phi nông nghiệp, góp phần tạo việc làm và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu cho đề tài là phụ nữ tham gia sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ 01/06/2021 đến 31/12/2022 với đối tượng khảo sát là hộ gia đình có phụ nữ tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện: Chọn 30 nhóm đối tượng có sản xuất mô hình phi nông nghiệp tại địa phương, tương ứng với 30 mô hình phi nông nghiệp và tiến hành khảo sát 35 hộ /mô hình phi nông nghiệp. Nhóm nghiên cứu khảo sát với tổng số phiếu là 1050  phiếu (30 mô hình x 35 hộ), sau đó, tiến hành lọc những phiếu có đối tượng là phụ nữ để thống kê.

Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích ANOVA, phân tích tương quan hồi quy, xây dựng phương trình hồi quy và các biểu bảng dùng cho việc đánh giá các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong hoạt động phi nông nghiệp của phụ nữ đối với trường hợp có tham gia chuỗi liên kết và không tham gia chuỗi liên kết.

Quá trình phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính được thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan.

Bước 2: Xây dựng mô hình hồi quy

Nhằm đánh giá và xác định các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của phụ nữ tỉnh Cà Mau, nhóm nghiên cứu dựa vào kết quả có các yếu tố ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho mô hình phi nông nghiệp của phụ nữ Cà Mau. Do thu nhập có thể được tính bao gồm tiền công mà chủ hộ đã bỏ ra để tạo ra sản phẩm nên trong nghiên cứu này, lợi nhuận được sử dụng là thông số đo lường thu nhập của mỗi hộ gia đình (sau khi trừ tất cả các chi phí bao gồm tiền công của chủ hộ). Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9

           + β10X10 + β11X11 + β12X12 + ei

          Với Y: Biến phụ thuộc - lợi nhuận của hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp (là số tiền thu nhập bình quân của hộ/tháng sau khi trừ hết tất cả chi phí sản xuất và nhân công; đơn vị tính là triệu đồng).

β0: Hằng số.

β1, β2, …, β12: Các hệ số hồi quy.

ei: Là sai số ngẫu nhiên.

Trong nghiên cứu này hàm hồi quy bao gồm các biến độc lập như sau:

X1: Trình độ học vấn (Giá trị 1, 2, 3 hoặc 4; trong đó: 1 là Trung học phổ thông, 2 là trung cấp/cao đẳng, 3 là đại học, 4 là sau đại học).

X2: Số năm kinh nghiệm (Đơn vị tính là năm).

X3: Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất (Đơn vị tính là người).

X4: Số lao động được hộ thuê  (Đơn vị tính là người).

X5: Hình thức thuê (Giá trị 1, 2, 3 hoặc 4; trong đó: 1 là thuê theo ngày, 2 là thuê theo tháng, 3 là thuê theo tuần, 4 là thuê lâu dài).

X6: Mức độ làm việc thường xuyên (Giá trị 0 hoặc 1; trong đó: 0 là không có việc làm thường xuyên, 1 là có việc làm thường xuyên).

X7: Tình trạng kinh tế gia đình (Giá trị 0 hoặc 1; trong đó: 0 là không có sổ hộ nghèo và 1 là có sổ hộ nghèo).

X8: Vay vốn (Giá trị 0 hoặc 1; trong đó 0 là không vay và 1 là có vay).

X9: Sản phẩm đạt OCOP (Giá trị 0 hoặc 1; trong đó 0 là không có, 1 là có).

X10: Khả năng giải quyết lao động gia đình (Giá trị 1 hoặc 2; trong đó: 1 là có khả năng giải quyết, 2 là không có khả năng giải quyết).

X11: Khả năng giải quyết lao động địa phương (Giá trị 1 hoặc 2; trong đó: 1 là có khả năng giải quyết, 2 là không có khả năng giải quyết).

X12: Hiệu quả mô hình phi nông nghiệp (Giá trị 1, 2, 3 hoặc 4; trong đó: 1 là không hiệu quả, 2 là hiệu quả thấp, 3 là hiệu quả trung bình, 4 là hiệu quả cao).

Bước 3: Kiểm định mô hình hồi quy

- Đánh giá phần trăm ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc bằng hệ số xác định R2 (R Square).

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập β1 = β2 = β3 = ..= βk = 0). Nếu giá trị thống kê F có Sig. rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết Ho bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được.

- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy βk. Hệ số này dùng để đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Để có thể so sánh các hệ số hồi quy với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệnh chuẩn beta.

- Hệ số Durbin-Watson dùng để kiểm định xem có sự tương quan chuỗi bật nhất hay không. Nếu hệ số gần bằng 2 (trong khoảng 1 đến 3) thì không có sự tương quan chuỗi bật nhất. Dữ liệu thu thập được đánh giá là tốt.

- Hệ số VIF dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), khi VIF < 2 không có hiện tượng đa cộng tuyến.

V - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

 Đặc điểm các hộ gia đình nữ sản xuất phi nông nghiệp

Qua điều tra 1050 hộ gia đình thì có tổng cộng 730 trên tổng số 1050 phiếu là phụ nữ tham gia mô hình phi nông nghiệp (chiếm 69,52%). Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong hoạt động phi nông nghiệp của phụ nữ theo chuỗi liên kết sản xuất, trong số 730 hộ nữ lao động phi nông nghiệp thì có 488 hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất và 242 hộ không tham gia liên kết sản xuất.

Đặc điểm của hộ gia đình giữa nhóm hộ gia đình không tham gia chuỗi liên kết và nhóm hộ gia đình tham gia chuỗi liên kết có sự khác biệt ý nghĩa về số năm kinh nghiệm, số lao động được thuê và lợi nhuận (Bảng 1). Nhóm hộ không tham gia chuỗi liên kết có nhiều năm kinh nghiệm (8,02 năm) hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại (6,27 năm). Lợi nhuận trung bình chung cả hai nhóm thu được từ sản xuất phi nông nghiệp là 7,27 triệu/tháng. Nhóm hộ tham gia chuỗi liên kết thuê lao động nhiều hơn (trung bình 2,22 người/hộ) và dẫn đến thu được lợi nhuận trung bình cao hơn đáng kể, ở mức ý nghĩa 1% (9,14 triệu/tháng), trong đó, lợi nhuận cao nhất là 23,6 triệu đồng/tháng và thấp nhất là 450 nghìn đồng/tháng. Đối với nhóm hộ không tham gia chuỗi liên kết thì ít thuê nhân công (trung bình 0,57 người/hộ), chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lợi nhuận thu được từ sản xuất phi nông nghiệp chỉ đạt trung bình 6,34 triệu/tháng, trong đó, lợi nhuận cao nhất là 98 triệu/tháng và thấp nhất là 340 nghìn đồng/tháng.

Chỉ tiêu

Hộ gia đình có nữ sản xuất phi nông nghiệp không tham gia chuỗi liên kết sản xuất

Hộ gia đình có nữ sản xuất phi nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất

Bình quân chung

Mức ý nghĩa thống kê (Sig)

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

 

 

Số năm kinh nghiệm

8,02 ±9,787

0,5

47

6,27±5,391

1

45

7,44±8,62

0,01**

Tổng số người trong gia đình

4,23±1,272

1

11

4,45±1,565

1

14

4,3±1,38

0,04*

Số người trong độ tuổi lao động

2,79±1,076

0

8

2,69±1,653

1

22

2,75±1,3

0,314

Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất

2,12±1,016

1

8

2,1±1,133

1

15

2,12±1,06

0,775

Số lao động được hộ thuê

0,57±1,492

0

20

2,22±2,716

0

22

1,12±2,13

0,000**

Lợi nhuận/ tháng

6.339.753±

7633260

340.000

98.000.000

9.143.410±

4852646

450.000

23.583.333

7.269.18±6960856

0,000**

Bảng 1: Đặc điểm của hộ gia đình nữ sản xuất phi nông nghiệp khảo sát theo biến định lượng (biến liên tục)

Ghi chú: ** là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức <0,01, * là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức <0,05

Kết quả cho thấy có những hộ thu được lợi nhuận rất cao, song có những hộ thì thu được lợi nhuận rất thấp. Nguyên nhân sự chênh lệch này được cho là lợi nhuận từ các mô hình sản xuất phi nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và sẽ được thảo luận trong nghiên cứu này.

Bảng 2: Đặc điểm của hộ gia đình nữ sản xuất phi nông nghiệp khảo sát theo biến định tính

 

 

STT

Chỉ tiêu

Hộ gia đình có nữ sản xuất phi nông nghiệp không tham gia chuỗi liên kết sản xuất

Hộ gia đình có phụ nữ sản xuất phi nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất

 

Số lượng

Phần trăm (%)

Số lượng

Phần trăm (%)

I

Tuổi

488

100

242

100

1

Từ 20 đến 35

49

10

38

15,7

2

Từ 36 đến 45

188

38,5

90

37,2

3

Từ 46 đến 60

196

40,2

97

40,1

4

Trên 60

55

11,3

17

7,0

II

Trình độ học vấn

488

100

241

100

1

Trung học phổ thông

414

84,8

199

82,6

2

Trung cấp/Cao đẳng

44

9,0

31

12,9

3

Đại học

23

4,7

7

2,9

4

Sau đại học

7

1,4

1

0,4

III

Tình trạng kinh tế gia đình

488

100

242

100

1

Không có sổ nghèo

460

94,3

236

97,5

2

Có sổ nghèo

28

5,7

6

2,5

Bảng 2 cho thấy đa số hộ khảo sát nằm trong độ tuổi từ 36 đến 60 tuổi thuộc độ tuổi lao động. Phần lớn hộ có trình độ học vấn trung bình (>80% tổng số hộ có trình độ học vấn ở mức trung học phổ thông). Khoảng 20% còn lại đạt trình độ trung cấp/cao đẳng, đại học và sau đại học. Điều này cho thấy trình độ học vấn của nông hộ có cải thiện nhưng chưa đáng kể. Mặc dù phần lớn hộ gia đình đều thoát nghèo (>90% hộ không có sổ hộ nghèo), nhưng vẫn còn số ít hộ gia đình sống trong cảnh nghèo khó (khoảng 10% hộ nghèo).

Qua kết quả điều tra về đặc điểm hộ gia đình cho thấy rằng mặc dù số năm kinh nghiệm của hộ thấp hơn so với nhóm hộ không tham gia chuỗi liên kết, nhưng nhóm hộ tham gia chuỗi liên kết có số lao động được thuê cao hơn và lợi nhuận tạo ra nhiều hơn, kéo theo tình trạng kinh tế gia đình được cải thiện với số hộ nghèo rất thấp (2,5%). Điều này chứng tỏ rằng sản xuất phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết có thể cải thiện đời sống của người dân, mang lại lợi nhuận cao và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Do đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đối với nhóm hộ có tham gia chuỗi liên kết.

Bảng 3: Ma trận hồi quy trong tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập đối với trường hợp phụ nữ sản xuất phi nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết

 

 

 

 

Trình độ học vấn

Số năm kinh nghiệm

Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất

Số lao động được thuê

Hình thức thuê

Mức độ làm việc thường xuyên

Tình trạng kinh tế gia đình

Vay vốn

Tham gia sản phẩm OCOP

Giải quyết lao động gia đình

Giải quyết lao động địa phương

Hiệu quả

Lợi nhuận

Spearman's rho

Trình độ học vấn

Correlation Coefficient

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sig.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số năm kinh nghiệm

Correlation Coefficient

-0,225**

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sig.

0,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động gia đình tham gia sản xuất

Correlation Coefficient

0,052

-0,045

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sig.

0,423

0,483

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động được thuê

Correlation Coefficient

0,023

0,194**

0,103

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sig.

0,728

0,002

0,109

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình thức thuê

Correlation Coefficient

0,038

0,008

0,085

0,712**

1

 

 

 

 

 

 

 

 

Sig.

0,556

0,896

0,186

0,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức độ làm việc thường xuyên

Correlation Coefficient

0,042

-0,121

0,299**

0,364**

0,193**

1

 

 

 

 

 

 

 

Sig.

0,514

0,061

0,000

0,000

0,003

 

 

 

 

 

 

 

 

Tình trạng kinh tế gia đình

Correlation Coefficient

0,071

-0,025

-0,084

0,168**

0,134*

-0,030

1

 

 

 

 

 

 

Sig.

0,273

0,694

0,192

0,009

0,038

0,644

 

 

 

 

 

 

 

Vay vốn

Correlation Coefficient

0,046

0,318**

0,227**

0,245**

0,276**

-0,103

0,040

1

 

 

 

 

 

Sig.

0,481

0,000

0,000

0,000

0,000

0,110

0,541

 

 

 

 

 

 

Tham gia sản phẩm OCOP

Correlation Coefficient

-0,087

0,011

-0,069

-0,159*

-0,450**

0,054

-0,114

-0,234**

1

 

 

 

 

Sig.

0,178

0,868

0,284

0,014

0,000

0,406

0,076

0,000

 

 

 

 

 

Giải quyết lao động gia đình

Correlation Coefficient

-0,097

-0,207**

-0,233**

-0,231**

-0,223**

0,103

-0,040

-0,697**

0,197**

1

 

 

 

Sig.

0,131

0,001

0,000

0,000

0,000

0,110

0,541

0,000

0,002

 

 

 

 

Giải quyết lao động địa phương

Correlation Coefficient

0,162*

-0,277**

-0,187**

-0,330**

-0,360**

-0,020

-0,052

-0,422**

0,373**

0,478**

1

 

 

Sig.

0,012

0,000

0,003

0,000

0,000

0,754

0,418

0,000

0,000

0,000

 

 

 

Hiệu quả

Correlation Coefficient

0,041

-0,207**

0,121

0,287**

0,540**

0,98**

0,124

-0,014

-0,436**

0,061

-0,130*

1

 

Sig.

0,525

0,001

0,060

0,000

0,000

0,000

0,054

0,824

0,000

0,347

0,043

 

 

Lợi nhuận

Correlation Coefficient

0,101

0,150*

0,105

0,300**

0,094

0,131*

0,142*

0,150*

-0,230**

-0,110

-0,025

0,074

1

Sig.

0,117

0,020

0,102

0,000

0,147

0,041

0,027

0,020

0,000

0,089

0,701

0,250

 

N

241

242

242

242

242

242

242

242

242

242

242

242

242

**: Tương quan có ý nghĩa ở mức độ 0,01 (2 đuôi); *: Tương quan có ý nghĩa ở múc độ 0,05 (2 đuôi)

Kết quả mô hình nghiên cứu

Kiểm tra ma trận hệ số tương quan: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc (lợi nhuận) và 12 biến độc lập gồm trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, số lao động trong gia đình tham gia sản xuất, số lao động được hộ thuê, hình thức thuê, mức độ làm việc thường xuyên, tình trạng kinh tế gia đình, vay vốn, sản phẩm đạt OCOP, khả năng giải quyết lao động gia đình, khả năng giải quyết lao động địa phương, hiệu quả. Căn cứ vào hệ số tương quan đạt mức ý nghĩa  5% để xây dựng mô hình hồi quy. Kết quả phân tích hệ số tương quan hạng Spearman's rho và kiểm định hai phía (2 tailed) thể hiện qua bảng

Kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc (lợi nhuận) và 12 biến độc lập có hệ số tương quan dao động từ - 0,23 đến 0,3 (Bảng 3). Do tất cả các biến có hệ số tương quan ở mức trung bình (< 0,85) nên không có biến nào loại bỏ khỏi mô hình ước lượng. Giá trị Sig. của hệ tương quan < 0,05 thể hiện mối tương quan khá chặt chẽ giữa các biến độc lập (Số năm kinh nghiệm, Mức độ làm việc thường xuyên, Trình trạng kinh tế và Vay vốn) với biến lợi nhuận. Giá trị Sig. của hệ số tương quan < 0,01 thể hiện tương quan rất chặt chẽ của các biến độc lập (Số lao động được thuê và Tham gia sản phẩm OCOP) với biến lợi nhuận (Bảng 3).

Mô hình hồi quy được tóm tắt trong bảng 4 và đưa ra hệ số Durbin – Watson. Hệ số này dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thi giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 dến 3). Nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận. Nếu giá trị càng lớn, gần về 4 thì có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Không có tương quan chuỗi bậc nhất thì dữ liệu thu thập tốt. Cụ thể trong nghiên cứu này, hệ số Durbin - Watson có giá trị bằng 1,174 < 2 (Bảng 4). Vì vậy, có thể kết luận rằng không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.

Bảng 4: Tóm tắt mô hình hồi quy đối với trường hợp phụ nữ sản xuất phi nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin - Watson

1

0,568

0,332

0,287

4106670,46763

1,174

Giá trị R2 hiệu chỉnh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể trong mô hình này giá trị R2 là 0,287 (Bảng 4). Điều này có nghĩa là 12 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 28,7% lên sự thay đổi của lợi nhuận. Còn lại 71,3% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên ảnh hưởng đến biến phụ thuộc mà đề tài chưa xác định được.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình đối với tập dữ liệu: Mục đích của kiểm định F là để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này có thể suy rộng ra và áp dụng cho tổng thể được hay không. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy mô hình được chọn có giá trị F là 9,039 tại mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 (Bảng 5). Chứng tỏ rằng giả thuyết Ho (tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (β≠0). Do đó, mô hình hồi quy được lựa chọn trên đây phù hợp với dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể.

Kết quả phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter thể hiện ở Bảng 6. Biến độc lập có hệ số Beta nào lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc. Nếu hệ số Beta của biến âm nghĩa là biến có tác động nghịch với biến phụ thuộc. Nếu hệ số Beta của biến dương nghĩa là biến có tác động thuận với biến phụ thuộc. Các hệ số Beta của 04 biến độc lập gồm Số lao động được thuê, Hình thức thuê, Tham gia sản phẩm OCOP và Giải quyết lao động địa phương có ý nghĩa thống kê với Sig. < 0,05 (Sig. lớn nhất là 0,045 và nhỏ nhất là 0,000). Vì vậy, có 04 hệ số hồi quy của 04 biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc.

 

Bảng 5: Kết quả ANOVA đối với trường hợp phụ nữ sản xuất phi nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết

Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình bình phương

F

Sig.

Hệ số hồi quy

1829212906042631,5

12

152434408836885,97

9,039

0,000

Phần dư

3845161251180137,5

228

16864742329737,445

 

 

Tổng cộng

5674374157222769

240

 

 

 

Trong các biến trên thì biến Số lao động được thuê, Giải quyết lao động địa phương tác động thuận lên biến lợi nhuận do có hệ số hồi quy Beta dương. Còn lại biến Hình thức thuê và Tham gia sản phẩm OCOP  tác động nghịch đến lợi nghịch do có hệ số hồi quy Beta âm. Tất cả các biến độc lập còn lại như Trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất, Mức độ làm việc thường xuyên, Tình trạng kinh tế gia đình, Vay vốn, Giải quyết lao động trong gia đình và Hiệu quả trong mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê vì giá trị Sig. đều lớn hơn 0,05 (trong đó Sig. lớn nhất = 0,911) (Bảng 6).

Hệ số VIF dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tất cả 04 biến độc lập đều có hệ số VIF < 2. Giá trị VIF lớn nhất là 1,882 < 2 (Bảng 6). Vì thế, có thể kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa về các yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hoạt động phi nông nghiệp của phụ nữ tham gia chuỗi liên kết được thể hiện như sau:

Lợi nhuận = 0,538* Số lao động được thuê + 0,146 * Giải quyết lao động địa phương - 0,327 * Hình thức thuê  - 0,41 * Tham gia OCOP.

Từ kết quả phương trình hồi quy chuẩn hóa trên rút ra những nhận xét sau:

Hệ số biến Số lao động được thuê β4 = 0,538 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 1%. Yếu tố này có tác động thuận đến lợi nhuận thu được từ sản xuất phi nông nghiệp của phụ nữ khi hộ tham gia chuỗi liên kết. Nghĩa là nếu số người lao động được hộ thuê tăng lên 1 người  và các yếu tố khác xem như không đổi thì lợi nhuận tăng thêm 0,538 triệu đồng. Điều này cho thấy hộ gia đình càng thuê nhiều người lao động sẽ góp phần tạo ra càng nhiều sản phẩm và do đó lợi nhuận sẽ tăng lên. Qua đó có thể thấy rằng lực lượng lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình. Nếu nguồn nhân lực địa phương được đào tạo có tay nghề thì sẽ là nguồn lực chính góp phần phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân khu vực. Trên thực tế, số lao động được thuê ít, trung bình chỉ có 2,22 người/hộ. Lý do là có thể quy mô sản xuất còn hẹp nên thuê ít nhân công. Do đó, chủ hộ cần mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng số lao động làm việc để tăng năng suất lao động và thu nhập cho gia đình.

 

 

         

 

Bảng 6: Thông số các biến trong mô hình hồi quy đối với trường hợp phụ nữ sản xuất phi nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết

Biến

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Sig.

Đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Độ chấp nhận

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Hằng số

6465386,651

3426854,224

 

1,887

0,060

 

 

Trình độ học vấn

-194845,318

557971,456

-0,020

-0,349

0,727

0,865

1,156

Số năm kinh nghiệm

-33490,017

54764,179

-0,037

-0,612

0,541

0,803

1,245

Số lao động trong gia đình tham gia sản xuất

-73257,048

244167,605

-0,017

-0,300

0,764

0,914

1,094

Số lao động được thuê

964723,492

121480,928

0,538

7,941

0,000

0,648

1,543

Hình thức thuê

-1545352,983

353165,547

-0,327

-4,376

0,000

0,531

1,882

Mức độ làm việc thường xuyên

389202,718

697272,973

0,035

0,558

0,577

0,761

1,313

Tình trạng kinh tế gia đình

1515371,358

1743476,014

0,049

0,869

0,386

0,948

1,055

Vay vốn

2960988,074

1672495,047

0,143

1,770

0,078

0,457

2,187

Tham gia sản phẩm OCOP

-4213177,058

676491,630

-0,410

-6,228

0,000

0,685

1,459

Giải quyết lao động trong gia đình

193370,679

1729842,130

0,009

0,112

0,911

0,427

2,340

Giải quyết lao động địa phương

2219300,083

1102206,551

0,146

2,014

0,045

0,569

1,758

Hiệu quả

-359235,599

428379,094

-0,056

-0,839

0,403

0,665

1,504

Biến phụ thuộc: Lợi nhuận

Hệ số biến Khả năng giải quyết lao động địa phương β11 = 0,146 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Yếu tố này tác động thuận với lợi nhuận của hộ. Nghĩa là nếu Khả năng giải quyết cho 1 lao động ở địa phương và các yếu tố khác xem không đổi thì lợi nhuận tăng thêm 0,146 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng, càng tạo việc làm cho lao động địa phương thì càng thu được nhiều lợi nhuận. Do đó, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp không những tạo thu nhập cho hộ mà còn gia tăng khả năng giải quyết lao động địa phương. Đây cũng là yếu tố quan trọng để các nhà lãnh đạo địa phương quan tâm hơn nữa trong vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn, thúc đẩy đa dạng hóa ngành nghề phi nông nghiệp, vừa giúp lao động có việc làm, vừa tăng thêm lợi nhuận cho hộ gia đình, góp phần tạo an sinh xã hội và hạn chế tệ nạn.

Hệ số của biến Tham gia sản phẩm OCOP β9  = - 0,41 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Yếu tố này có mối quan hệ nghịch với lợi nhuận. Nghĩa là nếu đăng ký tham gia sản phẩm đạt OCOP tăng 1 sản phẩm thì lợi nhuận mất đi 0,41 triệu. Kết quả này cho thấy hiện tại việc tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” (Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07 tháng 5 năm 2018) chưa thấy hiệu quả rõ rệt về nâng lợi nhuận. Mặc dù thực tế tỉnh đã hỗ trợ người dân bằng nhiều hình thức khác nhau như đưa sản phẩm OCOP vào trưng bày và tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng, đưa vào hệ thống phân phối hiện đại trong và ngoài tỉnh. Nhiều sản phẩm đã được kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Madeincamau.com, Lazada, Amazon, viso.vn (Viettel),….Một số sản phẩm cũng được xuất sang một số nước (Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 2022). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay thì lợi nhuận của những hộ tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” chưa đáng kể.

Nguyên nhân có thể là do chương trình mới được triển khai vào giai đoạn 2018 - 2020 và mới được phổ biến vào những năm gần đây. Theo kết quả điều tra, có chỉ có 33,9% hộ có sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Qua đó có thể thấy rằng mặc dù tất cả hộ gia đình này tham gia chuỗi liên kết, nhưng có đến 66,1% hộ có sản phẩm chưa thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Điều này sẽ gây trở ngại trong việc tiếp cận thị trường với quốc tế. Do đó, cần khuyến khích người dân tham gia đăng ký sản phẩm OCOP để sản phẩm dễ tiêu thụ trong và ngoài nước. Nguyên nhân thứ hai là nhiều sản phẩm OCOP chưa phải là lựa chọn của đại đa số người dân vì giá thành cao hơn so với mặt hàng thông thường. Hơn nữa, hầu hết hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp đều sống ở vùng nông thôn nên khả năng tiếp cận thị trường trong nước chưa nhiều và ít tiếp cận thị trường thế giới. Sản phẩm của họ chỉ phục vụ trong khu vực nên đầu ra chưa cao. Trong khi họ phải chịu chi phí đầu tư hàng tháng để duy trì và tạo ra sản phẩm. Đó là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mặc dù sản phẩm đã đăng ký OCOP nhưng hộ gia đình vẫn thu được lợi nhuận thấp và có xu hướng giảm lợi nhuận. Do vậy, Tỉnh cần đưa ra nhiều chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại hơn nữa, phát huy mạnh vai trò là cầu nối với các tổ chức, cá nhân tiêu thụ hàng hóa để sản phẩm có đầu ra ổn định. Từ đó, lợi nhuận có thể dần dần cải thiện.

Hệ số của biến hình thức thuê β5 = - 0,327 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này có nghĩa là nếu hộ gia đình tăng 1 cấp độ thời gian thuê (tức là thuê theo hình thức càng dài hạn) thì lợi nhuận giảm 0,327 triệu đồng. Thuê lao động làm việc theo tháng hay thuê lâu dài thì chi phí bỏ ra để chi trả hàng tháng không đổi trong khi sản phẩm đang cần tìm đầu ra. Hay nói cách khác chủ hộ có đầu ra chưa nhiều thì chủ hộ vẫn phải mất phí thuê nhân công hàng tháng. Do đó, việc thuê nhân công theo tháng hay lâu dài ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận. Ngược lại, thuê nhân công theo ngày có ít ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận hơn vì nếu hàng ra quá nhiều mà chưa tiêu thụ kịp thì chủ hộ có thể cho nhân công nghỉ vài ngày tùy theo tính chất công việc mà không phải mất phí thuê nhân công trong thời gian này.

Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của phụ nữ tham gia chuỗi liên kết, lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi 04 yếu tố: Số lao động được thuê, Hình thức thuê, Tham gia sản phẩm OCOP, Giải quyết lao động địa phương. Trong đó yếu tố Số lao động được thuê có ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận của hộ, kế đến là yếu tố Giải quyết lao động địa phương tác động tích cực đến lợi nhuận. Các yếu tố như Tham gia sản phẩm OCOP chưa mang lại hiệu quả tích cực trong việc tạo lợi nhuận cho nông hộ tính đến thời điểm hiện tại. Việc chọn hình thức thuê không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến việc làm giảm lợi nhuận của hộ.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt phụ nữ nông thôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Tỉnh Cà Mau trong tiến trình xã hội hóa đất nước. Trong xã hội ngày nay, phụ nữ ngày càng thể hiện tốt vai trò và vị thế của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ lao động tạo nên của cải vật chất và góp phần cho nền kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh nông nghiệp, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đang được chú trọng phát triển. Qua nghiên cứu này cho thấy lợi nhuận phụ thuộc nhiều yếu tố:

Số lao động được thuê để làm việc tại các hộ là yếu tố quan trọng, tác động mạnh đến khả năng tăng lợi nhuận cho hộ gia đình. Việc gia tăng số lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong điều kiện chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Điều này giải quyết được phần nào nguồn lao động ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Để làm được điều đó thì đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho lao động. Nếu nguồn nhân lực được đào tạo sẽ  thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất, vừa nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm cho lao động địa phương, vừa tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp phần cải thiện đời sống cho phụ nữ nông thôn.

Hình thức thuê lao động và tham gia sản phẩm OCOP ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của chủ hộ và làm cho lợi nhuận giảm. Do đó, cần xem xét lựa chọn hình thức thuê hợp lý để giảm rủi ro về kinh tế. Chẳng hạn, thuê theo ngày hoặc theo tuần giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận hơn so với thuê theo tháng và thuê lâu dài. Mặc dù việc đăng ký sản phẩm OCOP có thể tăng sự tin dùng đối với khách hàng, tạo được những sản phẩm có thương hiệu, có đủ tiêu chuẩn, nhưng đầu ra sản phẩm chưa cao sẽ là rào cản cho sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác marketing, xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP đến tay  người tiêu dùng, liên kết với các tổ chức, cá nhân, kết nối cung cầu nhằm đưa sản phẩm OCOP vươn xa tầm quốc tế.

TS. Nguyễn Thị Cà - Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau