Cà Mau nằm ở cực Nam Tổ quốc, là một trong 4 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có diện tích 5.294 km2, bờ biển dài 54 km, có hai hệ sinh thái rừng mặn ngọt và rừng đước ngập mặn đặc trưng được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Phát huy lợi thế sẵn có, tỉnh Cà Mau xác định “chìa khóa” mở đường cho ngành "công nghiệp không khói" của địa phương phát triển là loại hình du lịch xanh. Điểm nhấn của du lịch Cà Mau là tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau-khu Ramsar thế giới; kết hợp với khai thác sản phẩm trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập ngọt thuộc hệ thống Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tạo nên sự đa dạng về tiềm năng thế mạnh của du lịch Cà Mau.
Do đó, Cà Mau định hướng phát triển du lịch liên vùng thành 3 nhóm chính, như:
Vùng du lịch trung tâm (Vùng 1): Gồm TP. Cà Mau và khu vực phụ cận, đây là không gian du lịch trung tâm đóng vai trò đầu mối điều hành hoạt động du lịch của Cà Mau do vị trí địa lý và là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không. Một số địa điểm du lịch nổi bật như: Chợ nổi Cà Mau, chợ Cà Mau, miệt vườn Tân Thành, hay ở các điểm du lịch văn hóa, như: đình Tân Hưng (di tích lịch sử cách mạng), Hồng Anh thư quán...; điểm du lịch tâm linh, như: chùa Quan Âm cổ tự... hoặc các công trình gắn với thành tựu kinh tế xã hội gần đây như cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau).
Vùng du lịch phía Tây (Vùng 2): Gồm các huyện phía Tây tỉnh Cà Mau là U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân, là không gian du lịch quan trọng tâm của du lịch Cà Mau, bao gồm: Vườn Quốc gia, Khu Dự trữ sinh quyển, du lịch biển đảo (cụm đảo Hòn Chuối), hòn Đá Bạc, hòn Chuối, khu căn cứ Xẻo Đước, lễ hội sông Đốc, đầm Thị Tường, nhà bác Ba Phi, khu xứ Ủy Nam Kỳ, khu đền Hùng... Trong đó, đặc biệt là Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có vùng lõi nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình, như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao)
Vùng du lịch phía Nam (Vùng 3): Vùng phía Nam bao gồm các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Hướng phát triển quan trọng của không gian này là mở rộng về phía Bắc lên huyện Đầm Dơi vào sau năm 2015-2020. Đây là không gian du lịch quan trọng nhất của Cà Mau hiện nay, cũng là yếu tố thu hút khách du lịch chủ yếu của Tỉnh (Gồm: Vườn quốc gia Đất Mũi, rừng đặc dụng ven biển, hòn Khoai, Khai Long, điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển, cột cờ Hà Nội...).
Cà Mau cũng đã quan tâm đẩy mạnh kết nối phát triển du lịch với các tỉnh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương có Chương trình ký kết với hợp tác với Cà Mau, như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh quốc tế, như: Trat (Thái Lan), Khăm Muộn (Lào), Koh Kong (Campuchia).
Kết cấu hạ tầng du lịch Cà Mau từng bước hoàn thiện, từ TP. Cà Mau đi đến tận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và kết nối được với một số khu, điểm du lịch. Đặc biệt, Cà Mau đã tập trung đầu tư vào tuyến đường trọng điểm cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch Khai Long - Đất Mũi; tiến hành quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, đầm Thị Tường, cụm đảo Hòn Khoai để phát triển du lịch… Tỉnh lấy Khu Du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Khu Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ để làm điểm nhấn cho phát triển du lịch. Trong đó, Khu Du lịch trọng điểm Mũi Cà Mau đã ''thành hình, thành hài'' đang dần đầu tư phát triển để tiến tới là khu du lịch quốc gia mang tầm vóc của khu vực.
Tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cho chủ trương đầu tư mở rộng sân bay Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.
Thời gian qua, sản phẩm du lịch của Cà Mau ngày càng đa dạng, phong phú, các điểm du lịch mới được khai thác đưa vào hoạt động, như: Khu Du lịch Mũi Cà Mau, Khu Du lịch Hòn Đá Bạc, vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm, lâm, ngư trường Sông Trẹm, Khu Du lịch Lý Thanh Long, vườn chim nằm trong lòng TP. Cà Mau...
Nhờ định hướng rõ ràng, nên ngành du lịch Cà Mau đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển, với những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất. Số lượng khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, kết cấu hạ tầng du lịch, chất lượng nguồn nhân lực được tăng cao theo kịp với xu thế phát triển chung của du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Theo thống kê, năm 2019, lượng khách đến Cà Mau ước đạt 1.673.000 lượt, tăng 16% so với năm 2018 (khách quốc tế 28.800 lượt, khách nội địa 1.644.200 lượt), doanh thu đạt hơn 2.495 tỷ đồng (Báo cáo tổng kết UBND tỉnh Cà Mau, 2019).
Vẫn còn những hạn chế, khó khăn
Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại từ liên kết vùng, thực tế cũng cho thấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng hiện nay Cà Mau chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư, quản trị không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết nội vùng, thiếu bền vững, khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp; liên kết vùng còn yếu, nhất là giữa các tỉnh và thành phố trong cùng khu vực.
Chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng là yếu tố quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho liên kết vùng có hiệu quả nhưng lại là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng quy hoạch liên vùng tỉnh Cà Mau. Cách phân vùng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh từng vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm, các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng cần thay đổi tư duy trong liên kết vùng; phải tạo động lực đòn bẩy nâng cao tính liên kết để các ngành nghề phát triển đồng bộ. Riêng chủ đề du lịch Cà Mau cũng chưa quan tâm nhiều đến liên kết vùng trong du lịch, các điểm đến du lịch còn riêng biệt chưa thể tuần hoàn mắc xích tạo dây chuyền khép kính liên hoàn trong du lịch.
Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
Một là, về nhận thức
Cà Mau cần coi quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia. Cần coi đây là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế; đồng thời cũng là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế “khép kín” theo địa giới hành chính, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa nguồn lực của xã hội.
Hai là, xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng
Xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ công, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch sinh thái bền vững… phù hợp với mỗi vùng và liên vùng có hiệu quả.
Vùng phải thể hiện rõ tính liên kết, sớm xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín. Quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của Vùng và phải được xác định, thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch nói chung và cho liên kết vùng nói riêng cần được chú trọng hơn nữa.
Ba là, đối với các vùng kinh tế trọng điểm
Cần cân nhắc để ban hành chính sách cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực và trên thế giới; quy định rõ liên kết vùng phải theo hướng kinh tế tri thức và tiếp cận với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn... Nghiên cứu để sớm hình thành một số khu liên kết kinh tế xuyên biên giới quốc gia với một số nước láng giềng; Hình thành các cặp cửa khẩu để gia tăng hợp tác kinh tế có hiệu quả.
Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; Làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, gìn giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, để từ đó có những chính sách tích hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ chung.
Bốn là, các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phân vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện quy hoạch phát triển liên vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương; Tận dụng lợi thế của sự kết vùng toàn diện.
Năm là, Liên kết vùng trong du lịch cần có bài toán khoa học cụ thể, định hướng liên vùng theo xu thế dài hạn, bảo đảm yếu tố phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời định hướng liên kết khu vực lân cận và hướng đến các nước lân cận theo theo xu thế toàn cầu.
Sáu là, Liên kết vùng là giải quyết được các vấn đề lớn như sau:
- Phát huy vai trò vị thế của vùng tỉnh trong vùng ĐBSCL tiến đến khu vực.
- Liên kết vùng để kiểm soát không gian toàn vùng, xây dựng thể chế quản lý phát triển vùng. Chiến lược phát triển các hệ thống hạ tầng khung của vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh đồng bộ và kịp thời, bên cạnh đó kết nói phát triển không gian dài hạn cho ngành du lịch định hướng lâu dài.
- Liên kết vùng là để phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị, vùng ven các trục giao thông, vùng có điều kiện thuận lợi, vùng sâu, vùng xa phát triển nhanh, nhất là dân cư nông nghiệp.
- Liên kết vùng đồng bộ sẽ kiểm soát điểm dân cư nông thôn còn nhiều bất cập do chưa phủ quy hoạch theo chương trình phát triển nông thôn mới.
- Liên kết vùng tốt sẽ tạo thuận lợi và khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến một cách hiệu quả. Năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa tăng và tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế sâu rộng.
- Liên kết vùng tốt sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế của vùng, sử dụng đất chưa hiệu quả, kiểm soát được quá trình phân bố, chuyển đổi đất đai. Tài nguyên tự nhiên và các nguồn lực sử dụng chưa hợp lý khác và phát huy lợi thế sẵn có.
- Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng tăng.
- Liên kết vùng nhằm thích ứng với nguy cơ nóng lên của khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng cao và những tác động môi trường khác chưa đáp ứng được yêu cầu. Với vị thế ba mặt tiếp giáp biển là lợi thế cho kinh tế biển, nếu thực hiện tốt liên kết vùng sẽ làm giảm và ngăn ngừa biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Liên kết vùng tốt Cà Mau sẽ giải quyết được bài toán giao thông, rút ngắn khoảng cách, tạo thuận lợi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kêu gọi được nhiều dự án BOT, BT, nhiều nguồn vốn khác v.v...đặc trưng được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Phát huy lợi thế sẵn có, tỉnh Cà Mau xác định “chìa khóa” mở đường cho ngành "công nghiệp không khói" của địa phương phát triển là loại hình du lịch xanh. Điểm nhấn của du lịch Cà Mau là tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau-khu Ramsar thế giới; kết hợp với khai thác sản phẩm trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập ngọt thuộc hệ thống Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tạo nên sự đa dạng về tiềm năng thế mạnh của du lịch Cà Mau.
Do đó, Cà Mau định hướng phát triển du lịch liên vùng thành 3 nhóm chính, như:
Vùng du lịch trung tâm (Vùng 1): Gồm TP. Cà Mau và khu vực phụ cận, đây là không gian du lịch trung tâm đóng vai trò đầu mối điều hành hoạt động du lịch của Cà Mau do vị trí địa lý và là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không. Một số địa điểm du lịch nổi bật như: Chợ nổi Cà Mau, chợ Cà Mau, miệt vườn Tân Thành, hay ở các điểm du lịch văn hóa, như: đình Tân Hưng (di tích lịch sử cách mạng), Hồng Anh thư quán...; điểm du lịch tâm linh, như: chùa Quan Âm cổ tự... hoặc các công trình gắn với thành tựu kinh tế xã hội gần đây như cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau).
Vùng du lịch phía Tây (Vùng 2): Gồm các huyện phía Tây tỉnh Cà Mau là U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân, là không gian du lịch quan trọng tâm của du lịch Cà Mau, bao gồm: Vườn Quốc gia, Khu Dự trữ sinh quyển, du lịch biển đảo (cụm đảo Hòn Chuối), hòn Đá Bạc, hòn Chuối, khu căn cứ Xẻo Đước, lễ hội sông Đốc, đầm Thị Tường, nhà bác Ba Phi, khu xứ Ủy Nam Kỳ, khu đền Hùng... Trong đó, đặc biệt là Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có vùng lõi nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình, như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao)
Vùng du lịch phía Nam (Vùng 3): Vùng phía Nam bao gồm các huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Hướng phát triển quan trọng của không gian này là mở rộng về phía Bắc lên huyện Đầm Dơi vào sau năm 2015-2020. Đây là không gian du lịch quan trọng nhất của Cà Mau hiện nay, cũng là yếu tố thu hút khách du lịch chủ yếu của Tỉnh (Gồm: Vườn quốc gia Đất Mũi, rừng đặc dụng ven biển, hòn Khoai, Khai Long, điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển, cột cờ Hà Nội...).
Cà Mau cũng đã quan tâm đẩy mạnh kết nối phát triển du lịch với các tỉnh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương có Chương trình ký kết với hợp tác với Cà Mau, như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh quốc tế, như: Trat (Thái Lan), Khăm Muộn (Lào), Koh Kong (Campuchia).
Kết cấu hạ tầng du lịch Cà Mau từng bước hoàn thiện, từ TP. Cà Mau đi đến tận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và kết nối được với một số khu, điểm du lịch. Đặc biệt, Cà Mau đã tập trung đầu tư vào tuyến đường trọng điểm cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng Khu du lịch Khai Long - Đất Mũi; tiến hành quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, đầm Thị Tường, cụm đảo Hòn Khoai để phát triển du lịch… Tỉnh lấy Khu Du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Khu Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ để làm điểm nhấn cho phát triển du lịch. Trong đó, Khu Du lịch trọng điểm Mũi Cà Mau đã ''thành hình, thành hài'' đang dần đầu tư phát triển để tiến tới là khu du lịch quốc gia mang tầm vóc của khu vực.
Tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cho chủ trương đầu tư mở rộng sân bay Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế.
Thời gian qua, sản phẩm du lịch của Cà Mau ngày càng đa dạng, phong phú, các điểm du lịch mới được khai thác đưa vào hoạt động, như: Khu Du lịch Mũi Cà Mau, Khu Du lịch Hòn Đá Bạc, vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm, lâm, ngư trường Sông Trẹm, Khu Du lịch Lý Thanh Long, vườn chim nằm trong lòng TP. Cà Mau...
Nhờ định hướng rõ ràng, nên ngành du lịch Cà Mau đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển, với những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất. Số lượng khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, kết cấu hạ tầng du lịch, chất lượng nguồn nhân lực được tăng cao theo kịp với xu thế phát triển chung của du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Theo thống kê, năm 2019, lượng khách đến Cà Mau ước đạt 1.673.000 lượt, tăng 16% so với năm 2018 (khách quốc tế 28.800 lượt, khách nội địa 1.644.200 lượt), doanh thu đạt hơn 2.495 tỷ đồng (Báo cáo tổng kết UBND tỉnh Cà Mau, 2019).
Vẫn còn những hạn chế, khó khăn
Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại từ liên kết vùng, thực tế cũng cho thấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng hiện nay Cà Mau chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút nguồn lực, đầu tư, quản trị không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện vai trò liên kết nội vùng, thiếu bền vững, khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp; liên kết vùng còn yếu, nhất là giữa các tỉnh và thành phố trong cùng khu vực.
Chuỗi giá trị sản phẩm liên kết vùng là yếu tố quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho liên kết vùng có hiệu quả nhưng lại là khâu yếu nhất trong quá trình xây dựng quy hoạch liên vùng tỉnh Cà Mau. Cách phân vùng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh từng vùng theo chuỗi giá trị sản phẩm, các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng cần thay đổi tư duy trong liên kết vùng; phải tạo động lực đòn bẩy nâng cao tính liên kết để các ngành nghề phát triển đồng bộ. Riêng chủ đề du lịch Cà Mau cũng chưa quan tâm nhiều đến liên kết vùng trong du lịch, các điểm đến du lịch còn riêng biệt chưa thể tuần hoàn mắc xích tạo dây chuyền khép kính liên hoàn trong du lịch.
Một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
Một là, về nhận thức
Cà Mau cần coi quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng là một bộ phận hữu cơ của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia. Cần coi đây là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế; đồng thời cũng là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế “khép kín” theo địa giới hành chính, trên cơ sở đó mà khai thác tối đa nguồn lực của xã hội.
Hai là, xây dựng cơ chế điều phối, quản trị vùng
Xây dựng chiến lược liên kết kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia, tạo cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ công, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch sinh thái bền vững… phù hợp với mỗi vùng và liên vùng có hiệu quả.
Vùng phải thể hiện rõ tính liên kết, sớm xóa bỏ tình trạng phát triển kinh tế khép kín. Quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của Vùng và phải được xác định, thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch nói chung và cho liên kết vùng nói riêng cần được chú trọng hơn nữa.
Ba là, đối với các vùng kinh tế trọng điểm
Cần cân nhắc để ban hành chính sách cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực và trên thế giới; quy định rõ liên kết vùng phải theo hướng kinh tế tri thức và tiếp cận với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn... Nghiên cứu để sớm hình thành một số khu liên kết kinh tế xuyên biên giới quốc gia với một số nước láng giềng; Hình thành các cặp cửa khẩu để gia tăng hợp tác kinh tế có hiệu quả.
Đối với các vùng điều kiện KT-XH còn khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; Làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, gìn giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, để từ đó có những chính sách tích hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ chung.
Bốn là, các nhà khoa học, chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phân vùng hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện quy hoạch phát triển liên vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương; Tận dụng lợi thế của sự kết vùng toàn diện.
Năm là, Liên kết vùng trong du lịch cần có bài toán khoa học cụ thể, định hướng liên vùng theo xu thế dài hạn, bảo đảm yếu tố phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời định hướng liên kết khu vực lân cận và hướng đến các nước lân cận theo theo xu thế toàn cầu.
Sáu là, Liên kết vùng là giải quyết được các vấn đề lớn như sau:
- Phát huy vai trò vị thế của vùng tỉnh trong vùng ĐBSCL tiến đến khu vực.
- Liên kết vùng để kiểm soát không gian toàn vùng, xây dựng thể chế quản lý phát triển vùng. Chiến lược phát triển các hệ thống hạ tầng khung của vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh đồng bộ và kịp thời, bên cạnh đó kết nói phát triển không gian dài hạn cho ngành du lịch định hướng lâu dài.
- Liên kết vùng là để phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị, vùng ven các trục giao thông, vùng có điều kiện thuận lợi, vùng sâu, vùng xa phát triển nhanh, nhất là dân cư nông nghiệp.
- Liên kết vùng đồng bộ sẽ kiểm soát điểm dân cư nông thôn còn nhiều bất cập do chưa phủ quy hoạch theo chương trình phát triển nông thôn mới.
- Liên kết vùng tốt sẽ tạo thuận lợi và khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến một cách hiệu quả. Năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa tăng và tạo điều kiện chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế sâu rộng.
- Liên kết vùng tốt sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế của vùng, sử dụng đất chưa hiệu quả, kiểm soát được quá trình phân bố, chuyển đổi đất đai. Tài nguyên tự nhiên và các nguồn lực sử dụng chưa hợp lý khác và phát huy lợi thế sẵn có.
- Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng tăng.
- Liên kết vùng nhằm thích ứng với nguy cơ nóng lên của khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng cao và những tác động môi trường khác chưa đáp ứng được yêu cầu. Với vị thế ba mặt tiếp giáp biển là lợi thế cho kinh tế biển, nếu thực hiện tốt liên kết vùng sẽ làm giảm và ngăn ngừa biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Liên kết vùng tốt Cà Mau sẽ giải quyết được bài toán giao thông, rút ngắn khoảng cách, tạo thuận lợi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kêu gọi được nhiều dự án BOT, BT, nhiều nguồn vốn khác v.v...
ThS. Nguyễn Phước Hoàng
Trung tâm Thông tin ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau