Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay:
- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có nguồn gốc thực vật (sản xuất nông nghiệp hữu cơ) là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao không chỉ ở thị trường Việt Nam mà cả thị trường nước ngoài.Tuy nhiên, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững thì phải có đủ nguồn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ và đảm bảo đầu ra cho nông sản.
- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ gặp khó từ đầu vào mà đầu ra cũng khó do chi phí chứng nhận hữu cơ cao, thời gian chứng nhận lại kéo dài.
Mô hình sản xuất lúa- Tôm
- Mặt khác, ngoài một số ít doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ thì phần lớn nông dân thiếu thông tin về quy định, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ của nhà nước.
- Cùng với việc quản lý quy trình sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ..chưa rõ ràng nên nông dân gặp khó khăn trong thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
-Trong thực tế, việc thực hiện chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ còn nhiều khó khăn, chi phí bảo hộ thương hiệu sản phẩm ở nước ngoài quá cao nên các doanh nghiệp nhỏ không gánh nổi.
- Hầu hết những người đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ đều là các doanh nghiệp lớn vì đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần nguồn vốn lớn và dài hạn.
- Khó khăn lớn hiện nay là doanh nghiệp không thể biết khu vực nào có thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ngay cả lãnh đạo địa phương cũng không biết.
- Đầu ra cho nông nghiệp hữu cơ gặp khó do người tiêu dùng chưa có kỹ năng nhận biết, lựa chọn sản phẩm hữu cơ.
- Đề xuất tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp hữu cơ:
-Vì vậy muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ, chính sách nhà nước phải hướng tới người sản xuất và thực tế thị trường chứ không phải hướng tới mục tiêu quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, cần xem xét và đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu các nguồn vật tư bị thiếu hụt, tạo điều kiện để người sản xuất duy trì phương thức canh tác hữu cơ liên tục, hiệu quả.
- Nhà nước nên khảo sát vùng nào có hướng sản xuất được sản phẩm hữu cơ sau đó tập hợp lại bộ danh sách những vùng làm hữu cơ và kêu gọi đầu tư.
- Ngoài ra, đặc thù của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là khó có được mẫu mã đẹp, trong khi người tiêu dùng vẫn ưa chuộng chọn sản phẩm bằng thị giác thì việc tính đến khâu chế biến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là điều cần thiết. - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ người sản xuất khỏi các tác hại của việc lạm dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời giúp duy trì sự đa dạng sinh học của môi trường.
Mặt khác, việc cấp chứng nhận và dán nhãn sản phẩm hữu cơ còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người sản xuất nhưng lại không tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng.
Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ như kinh phí xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, phân tích mẫu đất, nước, không khí; hỗ trợ chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ; đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ…
- Doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần chủ động cập nhật các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quan trọng nhất, sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải phát triển song hành với truy suất nguồn gốc, tuân thủ, minh bạch trong quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ./.
Ks. Dương Khoa Văn - Chi cục Trồng trọt và BVTV Cà Mau