Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe và uống vitamin c ở người tăng acid uric máu từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau

1. Đặt vấn đề

       Tăng acid uric máu thường đi kèm với những yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như béo phì, giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Gần đây, mối liên quan giữa acid uric máu và bệnh tăng huyết áp được nghiên cứu rất nhiều và kết quả các công trình nghiên cứu này cũng rất khác nhau. Tăng acid uric máu có thể xem là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và do đó kiểm soát được nồng độ acid uric máu có thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nồng độ acid uric giảm ở những người có vận động thể lực, duy trì cân nặng lý tưởng, ăn nhiều trái cây, hạn chế rượu, thịt. Phân tích đa biến cho thấy nhóm ăn nhiều thịt có nguy cơ tăng acid uric tăng 2,15 lần so với nhóm ăn ít thịt và nhiều trái cây hoặc rau đậu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ acid uric liên quan với chế độ ăn thịt, hải sản nhưng không liên quan với những sản phẩm từ sữa và tổng lượng protein  tiêu thụ.

       Qua quá trính thực hiện đề tài “Tình hình tăng acid uric máu ở người có nguy cơ cao từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau” đã thu được những kết quả như sau:

       2. Kết quả nghiên cứu

       Kết thúc giai đoạn mô tả cắt ngang, chúng tôi xử lí số liệu và chọn ra những người tăng acid uric ở mỗi xã. Lập danh sách đối tượng tăng acid uric sau đó chọn k bằng số người tăng acid uric chia cho 20 sau đó chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống theo hệ số k. Dùng chức năng lọc của phần mềm stata 12.0  để chia nhóm có tăng có các tính chất tương tự nhau về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, thói quen, cận lâm sàng. Kết quả nghiên cứu như sau:

       2.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

       BẢNG 3.1 Đặc điểm giới tính, nghề nghiệp của nhóm tăng acid uric

Biến số

Chứng

n(%)

Truyền thông

n(%)

Truyền thông Vitamin C n(%)

p

Giới tính

0,17

Nam

54(33,96)

47(29,56)

58(36,48)

Nữ

26(32,1)

33(40,74)

22(27,16)

Nghề nghiệp

0,78

Nông dân, nội trợ

48(31,79)

49(32,45)

54(35,76)

Công viên chức

14(37,84)

10(27,03)

13(35,14)

Buôn bán

5(35,71)

5(35,71)

4(28,57)

Nghề khác

13(34,21)

16(42,11)

9(23,68)

Học vấn

0,4

Tiểu học

32(37,65)

27(31,76)

26(30,59)

Trung học cơ sở

31(34,44)

28(31,11)

31(34,44)

Trung học phổ thông

10(28,57)

10(28,57)

15(42,86)

Trung học chuyên nghiệp +

7(23,33)

15(50)

8(26,67)

       Về giới tính trong nhóm chứng có 54 người nam (33,96%) nhóm truyền thông là 47 người (29,56%) nhóm dùng vitamin C là 58 người (36,48%). Nữ  giới nhóm chứng có 26 người (32,1%), nhóm truyền thông có 33 người (40,74%) và nhóm vitamin C 22 người (27,16%). Số người nữ ở tất cả các nhóm đều ít hơn nam nhưng do kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nữ tăng acid uric thấp hơn ở nam và phù hợp với y văn. Vì vậy trong nghiên cứu can thiệp số lượng nữ chọn ít hơn nam với tỷ lệ là 1/3 tương ứng với tỷ lệ tăng uric của 2 giới trong nghiên cứu cắt ngang. Với p=0,17 cho thấy tỷ lệ giới tính ở cả 3 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

       Tương tự, phân loại nghề nghiệp ở các nhóm cũng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Nông dân, nội trợ trong nhóm chứng là 48 người (31,79%), trong nhóm truyền thông là 49 người (32,45%) nhóm dùng vitamin C là 54 người (35,76%). Công viên chức trợ trong nhóm chứng là 14 người (37,84%), trong nhóm truyền thông là 10 người (27,03%) nhóm dùng vitamin C là 13 người (35,14%). Tỷ lệ ở 3 nhóm cũng không có sự khác biệt ở nhóm buôn bán và nghề khác, với p = 0,78. Kết quả bảng 3.1 cũng cho thấy không có sự khác biệt về trình độ học vấn giữa các nhóm với giá trị p  là 0,4.

BẢNG 2.2. Đặc điểm lâm sàng, của nhóm tăng acid uric trước khi can thiệp

Biến số

Nhóm Chứng

n=80; TB(ĐLC)

Truyền Thông

n=80; TB(ĐLC)

Vitamin C

n=80; TB(ĐLC)

p

Tuổi (năm)

57,35(11,25)

54,96(11,66)

56,97(10,81)

0,8

Cân nặng (kg)

60,21(10,49)

64,73(12,6)

61,9(10,31)

0,13

Vòng hông (cm)

84,76(9,11)

85,22(9,52)

86,65(10,2)

0,59

HA tâm thu (mmHg)

136,5(18,63)

137,56(20,26)

137,37(18,05)

0,56

HA tâm trương (mmHg)

76,87(10,5)

79,37(12,04)

80,37(13,63)

0,07

       Các chỉ số tuổi, cân nặng, vòng hông, huyết áp không có sự khác biệt giữa các nhóm. Tuổi trung bình của nhóm chứng là 57,35(11,25); trong nhóm truyền thông là 54,96(11,66); nhóm dùng vitamin C là 56,97(10,81) và sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê; p =0,8. Cân nặng trung bình của nhóm chứng là 60,21(10,49); nhóm truyền thông là 64,73(12,6); nhóm dùng Vitamin C là 61,9(10,31) sự khác biệt giữa các nhóm cũng không có ý nghĩa thông kê, p = 0,13. Tương tự, đối với huyết áp cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm. Nhóm chứng có huyết áp tâm thu 136,5 (18,63) mmHg; nhóm truyền thông 137,56 (20,26) mmHg; nhóm dùng vitamin C là 137,37(18,05) mmHg với p = 0,56. Đối với huyết áp tâm trương nhóm chứng có huyết áp tâm trương 76,87(10,5) mmHg; nhóm truyền thông 79,37(12,04) mmHg; nhóm dùng vitamin C là 80,37(13,63) mmHg với p = 0,07.

BẢNG 2.3. Thói quen sinh hoạt của nhóm tăng acid uric

Biến số

Chứng n(%)

Truyền thông n(%)

Vitamin C n(%)

Chung n(%)

p

Tập thể dục

Không

66 (36,87)

51 (28,49)

62 (34,64)

179 (100)

0,02

14 (22,95)

29 (47,54)

18 (29,51)

61 (100)

Uống nhiều rượu

Không

64(32,99)

61 (31,44)

69 (35,57)

194 (100)

0,27

16 (34,78)

19 (41,3)

11 (23,91)

46 (100)

Ăn nhiều thịt đỏ

Không

59 (31,05)

67 (35,26)

64 (33,68)

190 (100)

0,3

21 (42)

13 (26)

16 (32)

50 (100)

Ăn nhiều thức ăn khô

Không

64 (32,65)

66 (33,67)

66 (33,67)

196 (100)

0,89

16 (36,36)

14 (31,82)

14 (31,82)

44 (100)

Ăn nhiều rau xanh

Không

71 (34,13)

71 (34,13)

66 (31,73)

208 (100)

0,4

9 (28,13)

9 (28,13)

14 (43,75)

32 (100)

       Các thói quen có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu được xem xét đến trong nghiên cứu là tập thể dục, uống rượu, ăn thịt đỏ, các loại thức ăn khô, ăn nhiều rau xanh...Trong nhóm tăng AUM thói quen tập thể dục chiếm tỷ lệ cao nhất là trong nhóm truyền thông với 29 người chiếm 47,54%  cao hơn so với nhóm chứng là 14 người (22,95%) và nhóm dùng vitamin C là 18 người (29,51%), sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê p = 0,02. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa hai nhóm chứng và dùng vitamin C không có sự khác biệt 22,95% so với 29,51%. Các yếu tố khác như uống rượu nhóm chứng có 16 người uống (34,78%) nhóm truyền thông có 19 người (41,3%) và nhóm dùng vitamin C là 11 người (23,91%) tuy nhóm truyền thông có tỷ lệ cao hơn so với các nhóm còn lại nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p = 0,27. Thói quen ăn rau xanh cũng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm nhóm chứng và nhóm truyền thông có cùng 9 người chiếm 28,13%, nhóm dùng vitamin C là 14 người (31,82%) với p = 0,4. Các yếu tố khác như thói quen ăn thịt đỏ, ăn thức ăn khô cũng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm với p = 0,3 và 0,893.9. Hiệu quả can thiệp lên tình trạng lâm sàng

BẢNG 2.4. Hiệu quả can thiệp lên tình trạng lâm sàng ở nhóm tăng AUM trước khi can thiệp


Biến số

Trước can thiệp

Sau 6 tháng

Sau 12 tháng

OR

[KTC]

p

Chứng

n = 80

Truyền thông

n = 80

Vit C

n = 80

Chứng

n = 79

Truyền thông

n = 80

Vit C

n = 80

Chứng

n = 75

Truyền thông

n = 76

Vit C

n = 77

Cân nặng (kg)

60,21 (10,49)

64,73 (12,6)

61,9 (10,3)

60,55 (10,74)

63,93 (12,62)

60,47 (10,54)

61,26, (10,96)

63,33 (12,37)

59,41 (10,88)

0,7

Vòng hông (cm)

84,76 (9,11)

86,65 (10,2)

85,22 (9,52)

84,62 (9,13)

86,47 (10,17)

84,66 (9,55)

84,96 (9,08)

85,47 (10,26)

83,38 (9,72)

0,9

HA TT (mmHg)

136,5 (18,63)

137,56 (20,26)

137,37 (18,05)

136,32 (20,01)

132,31 (17,92)

124,75 (19,93)

139,06 (22,84)

126,9 (24,63)

124,8 (23,09)

0,01

HATTr (mmHg)

76,87 (10,5)

80,37 (13,63)

79,37 (12,04)

76,2 (10,41)

78,37 (15,21)

76,5 (12,53)

77,33 (12,3)

76,44 (16,38)

74,28 (14,27)

0,9

       Sau 12 tháng can thiệp có một số trường hợp do cộng tác viên không liên hệ được hoặc đối tượng chuyển chổ ở không tham gia vào quá trình can thiệp tại cộng đồng, không tham gia vào xét nghiệm định kỳ 6 tháng, 12 tháng. Ở nhóm tăng acid uric sau 12 tháng có 13 người bỏ tham gia nghiên cứu (nhóm chứng 6 người; nhóm truyền thông có 4 người, nhóm dùng vitamin C có 3 người), nhóm không tăng acid uric sau 12 tháng có 15 người bỏ tham gia nghiên cứu, nhóm chứng 4 người; nhóm truyền thông có 11 người,

       Ở nhóm có tăng acid uric trước can thiệp tình trạng cân nặng của cả 3 nhóm khác nhau không ý nghĩa. Sau can thiệp nhóm truyền thông và nhóm dùng vitamin C có trung bình cân nặng giảm so với thời điểm bắt đầu can thiệp, nhóm truyền thông giảm trung bình 1,4 kg và nhóm dùng vitamin C giảm trung bình 2,49 kg trong khi đó nhóm chứng có trung bình cân nặng tăng nhẹ là 0,26 kg (Bảng 3.4), mặc dù vậy, sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê, p = 0,7. Theo kết quả Bảng 3.4 cũng cho thấy sau can thiệp trung bình vòng hông đều giảm ở cả 3 nhóm nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,9. Tuy nhiên, tình trạng huyết áp tâm thu có cải thiện rõ rệt ở nhóm truyền thông và nhóm dùng vitamin C. Trong khi ở nhóm chứng sau 12 tháng huyết áp tâm thu tăng nhẹ 139,06 mmHg so với 136,5 mmHg so với lúc bắt đầu can thiệp, tăng 2,56 mmHg thì nhóm truyền thông giảm 10,66 mmHg  và nhóm dùng vitamin C giảm 12,57 mmHg và sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê, p = 0,01.

BẢNG 2.5. Hiệu quả can thiệp lên tần suất  một số thói quen sinh hoạt ở nhóm tăng AUM trước khi can thiệp


Biến số

Trước can thiệp

Sau 6 tháng

Sau 12 tháng

OR

[KTC]

p

Chứng

n = 80

Truyền thông

n = 80

Vit C

n = 80

Chứng

n = 79

Truyền thông

n = 80

Vit C

n = 80

Chứng

n = 75

Truyền thông

n = 76

Vit C

n = 77

Thể dục

14 (17,5)

29 (36,25)

18 (22,5)

12 (15,19)

35 (43,75)

24

(30)

12

(16)

34 (44,74)

29 (37,66)

0,04 1,39 [1,06-1,93]

Uống rượu

16

(20)

19 (23,75)

11 (19,17)

17 (21,25)

17 (21,25)

11 (13,75)

16 (21,33)

15 (19,74)

12 (15,58)

0,29

Ăn thịt đỏ

21 (26,25)

13 (16,25)

16

(20)

20 (26,32)

6

(7,89)

10 (13,7)

17 (22,97)

6

(8,33)

7  (10,14)

0,036

[0,45-0,97] 0,66

Ăn hải sản

14 (17,72)

17 (21,52)

12 (15,19)

14 (17,72)

16 (20,25)

11 (13,75)

14 (18,92)

12 (15,79)

8 (10,67)

0,4

Ăn thức ăn khô

16

(20)

14 (17,5)

14 (17,5)

16 (20,25)

13 (16,25)

12 (15)

18

(24)

10 (13,16)

7

(9,09)

0,19

Ăn tạng động vật

4

(5,33)

3

(4,41)

6

(8,7)

3

(3,8)

1

(1,25)

3

(3,75)

4

(5,41)

2

(2,63)

3

(4,0)

0,88

Ăn rau xanh

9 (11,25)

9

(11,25)

14

(17,5)

8 (10,13)

8

(10,0)

17 (21,25)

7

(9,33)

17 (22,37)

22 (28,57)

0,012  1,62 [1,11-2,36]

Ăn trái cây

17 (21,52)

17 (21,25)

12

(15,00)

19 (24,05)

19 (24,05)

19 (23,75)

17 (22,97)

20 (26,32)

18

(24)

0,7

       Sau 12 tháng can thiệp bằng các biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng có nhiều cải thiện trong chế độ ăn uống sinh hoạt theo chiều hướng tốt. Tại thời điểm bắt đầu can thiệp có 61 người tập thể dục thường xuyên và nhóm sẽ dùng vitamin C chỉ có 18 người tập thể dục chiếm 29,51%. Sau 6 tháng tăng thêm 10 người tập thể dục thường xuyên và sau 12 tháng có 75 người tập thể dục thường xuyên, số người tăng so với thời điểm ban đầu là 14 người. Trong đó nhóm truyền thông tăng thêm 5 người và nhóm dùng vitamin C tăng thêm 9 người. Kiểm định bằng phương pháp ước lượng tổng quát cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm với p = 0,04; OR = 1,39 [1,06-1,93].  Như vậy nếu không tính đến sự tác động của các yếu tố khác thì nhóm truyền thông có tỉ lệ tập thể dục gấp 1,39 lần so với nhóm chứng và nhóm dùng vitamin C có tỷ lệ tập thể dục gấp 1,93 lần so với nhóm chứng và sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.5).

       Ở nhóm tăng AUM tại thời điểm nghiên cứu có 45 người uống rượu trên chuẩn, trong nhóm chứng có 16 người uống rượu nhiều chiếm 20% nhóm truyền thông và vitamin C có 30 người chiếm 18,75%. Sau 6 tháng số người uống rượu ít là 194, trong khi đó nhóm uống nhiều rượu có 45 người. Trong nhóm chứng có 17 người uống nhiều rượu chiếm 21,52% và nhóm can thiệp còn 28 người uống nhiều rượu, giảm được 2 người. Sau 12 tháng số người uống nhiều rượu là 43 người trong đó nhóm chứng là 16 người trong số 75 người và nhóm can thiệp còn 27 người uống nhiều rượu, có giảm 1 người. Tuy nhiên, kiểm định bằng phương pháp ƯLTQ cho kết quả OR = 2,49[1,12-5,52]; p = 0,024. Như vậy, sau 12 tháng can thiệp tình trạng uống rượu tuy có cải thiện nhưng giảm ít ở nhóm can thiệp và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở các nhóm và so với thời điểm trước can thiệp. Cũng theo kết quả Bảng 3.5 cho thấy sau 6 tháng can thiệp số người ăn nhiều thịt đỏ ở nhóm chứng giảm 1 người, nhóm can thiệp giảm 13 người; Nếu xem nhóm chứng làm chuẩn thì ở hai nhóm truyền thông và can thiệp vitamin C đều có tỷ lệ dùng thịt đỏ đều giảm một cách có ý nghĩa. Tương tự sau 12 tháng nhóm can thiệp có người ăn nhiều rau xanh tăng lên có ý nghĩa nhóm truyền thông sau 12 tháng tăng lên 8 người và nhóm dùng vitamin C cũng tăng 8 người trong khi nhóm chứng sự thay đổi không đáng kể. Với kết quả kiểm định bằng phương pháp ULTQ cho thấy OR = 1,62 [1,11-2,36] như vậy so với nhóm chứng thì nhóm truyền thông và nhóm dùng vitamin C có tỷ lệ ăn nhiều rau xanh tăng lên 1,62 lần. Các thói quen khác như thói quen ăn hải sản p = 0,55; OR = 0,88[0,58-1,32];  thói quen ăn thức ăn khô p = 0,23; OR = 0,79[0,54-1,16]; thói quen ăn tạng động vật p = 0,74; OR = 0,1,09 [0,62-1,92]; thói quen ăn nhiều trái cây p = 0,59; OR = 0,92[0,69-1,23] các kết quả này cho thấy sau thời gian can thiệp tần suất ăn các thói quen này thay đổi rất ít và sự khác biệt trước và sau can thiệp không có ý nghĩa.

BẢNG 2.6. Nồng độ AUM trước và sau can thiệp của nhóm có tăng AUM

Nhóm can thiệp

Nồng độ AUM

M0

M6

M12

OR [KTC];

p

n

TB(ĐLC)

mg/dl

n

TB(ĐLC)

mg/dl

n

TB(ĐLC)

mg/dl

Nhóm chứng

80

7,48(1,01)

79

7,55(0,91)

75

7,59(0,81)

0,92[0,89-0,96] 0,000

Truyền thông

80

7,62(1,11)

80

7,21(0,93)

76

7,11(1,09)

Vitamin C

80

7,38(1,09)

80

6,98(0,81)

77

6,85(0,87)

ANOVA (p)

0,72

0,000

0,000

Chung

240

7,5(1,07)

239

7,24(0,91)

228

7,18(0,98)

       Nồng độ acid uric trước can thiệp của nhóm chứng là 7,48 ± 1,01 mg/dl nhóm truyền thông là 7,62 ± 1,11 mg/dl  nhóm dùng vitamin C là 7,38 ± 1,09 mg/dl  kiểm định ANOVA với p = 0,72 cho  thấy sự  khác biệt giữa ba nhóm  không có ý nghĩa thống kê. Sau 6 tháng nồng độ acid uric của nhóm chứng là 7,55 ± 0,91 mg/dl tăng 0,07 mg/dl, nhóm truyền thông là 7,21 ± 0,93 mg/dl giảm 0,41 mg/dl; nhóm dùng vitamin C là 6,98 ±  0,81 mg/dl  giảm 0,5 mg/dl kiểm định ANOVA với p = 0,000 cho thấy sự khác biệt giữa ba nhóm có ý nghĩa thống kê. Sau 12 tháng nồng độ acid uric của nhóm chứng là 7,59 ± 0,81 mg/dl tăng so với thời điểm trước can thiệp là 0,11 mg/dl nhóm truyền thông là 7,11 ± 1,09 mg/dl giảm so với thời điểm trước can thiệp là 0,51 mg/dl nhóm dùng vitamin C là 6,85 ±  0,87 mg/dl giảm 0,63 mg/dl kiểm định ANOVA với p = 0,000 cho thấy sự khác biệt giữa ba nhóm có ý nghĩa thống kê.  Phân tích bằng phương pháp ước lượng tổng quát với OR = 0,92 [0,89-0,96]; p = 0,000 cho thấy sau thời gian can thiệp sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê. So với thời điểm trước can thiệp nhóm truyền thông và nhóm dùng vitamin C giảm 8% nồng độ AUM so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Yongye trên 14885 người Mỹ cho thấy nồng độ acid uric trong máu tỷ lệ nghịch với lượng vitamin C tiêu thụ hằng ngày[5]. Tương tự nghiên cứu của Firas. S trên 30 người có tăng acid uric máu, 15 người bị bệnh gút và 15 người tăng AUM đơn thuần cho uống vitamin C trong vòng 2 tháng. Kết quả cho thấy có sự thay đổi đáng kể ở nhóm tăng acid uric đơn thuần nhưng không có ý nghĩa ơ nhóm bị bệnh gút.

BẢNG 2.7. Tỉ lệ tăng AUM trước và sau can thiệp của nhóm có tăng AUM

Nhóm can thiệp

Tỉ lệ tăng AUM

M0

M6

M12

OR [KTC];

p

n

n(%)

n

n(%)

n

n(%)

Nhóm chứng

80

80(100)

79

73(92,41)

75

70(93,33)

0,52[0,37-0,73]

0,000

Truyền thông

80

80(100)

80

60(75)

76

51(67,11)

Vitamin C

80

80(100)

80

62(77,5)

77

47(67,04)

Chung

240

240(100)

239

195(81,59)

228

168(73,68)

       Trước thời điểm can thiệp cả 3 nhóm đều có tình trạng tăng AUM. Sau 6 tháng nhóm chứng có 1 người không tham gia nên số lượng còn lại là 79 người số người còn tăng AUM là 73 người chiếm 92,41% nhóm truyền thông còn 60 người tăng AUM chiếm 75% nhóm Vitamin C còn 62 người tăng AUM chiếm 77,5%. Sau 12 tháng nhóm chứng còn 75 người tham gia và số người tăng AUM là 70 chiếm 93,33%; nhóm truyền thông còn 76 người và có 51 người tăng AUM chiếm 67,11%. Trong khi đó nhóm dùng vitamin C còn 77 người tham gia  và có 47 người tăng AUM chiếm 67,04%. Phân tích bằng phương pháp ước lượng tổng quát của 3 nhóm và sau 3 thời điểm can thiệp với OR = 0,52 [0,37-0,72]; p = 0,000 cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê. Với OR = 0,52 cho thấy nhóm truyền thông và nhóm vitamin C sau 12 tháng can thiệp có giảm nguy cơ tăng AUM gần 48% so với nhóm chứng.  Như vậy dùng vitamin C và truyền thông làm giảm tỉ lệ tăng AUM sau 12 tháng can thiệp và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

       3.Kết luận

       Qua nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe và dùng vitamin C tại địa bàn tỉnh Cà Mau với kết quả thu được chúng tôi rút ra một số kết luận như sau :

       3.1. Hiệu quả can thiệp lên các yếu tố lâm sàng, thói quen sinh hoạt

       - Tình trạng lâm sàng chỉ có huyết áp tâm thu là có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Nhóm tăng AUM có p = 0,01;

       - Các thói quen sinh hoạt như tăng số người tham gia tập thể dục p=0,04; OR=1,39[1,06-1,93]; ăn nhiều rau xanh p=0,02; OR=1,62[1,11-2,36]; giảm ăn thịt đỏ p=0,036; OR=0,66[0,45-0,97] có sự cải thiện rõ rệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng;

       3.2. Hiệu quả can thiệp lên nồng độ acid uric và tỷ lệ tăng acid uric

       - Sau 12 tháng nhóm can thiệp làm giảm tỷ lệ tăng AUM và nồng độ AUM có ý nghĩa so với nhóm chứng. Nhóm chứng có nồng độ AUM là 7,59 ± 0,81 mg/dl ( tăng 0,11 mg/dl); nhóm truyền thông là 7,11 ± 1,09 mg/dl (giảm 0,51 mg/dl) nhóm dùng vitamin C là 6,85 mg/dl (giảm 0,63 mg/dl). Dùng vitamin C có cải thiện nồng độ AUM có ý nghĩa so với nhóm chứng và nhóm truyền thông giáo dục sức khỏe (p = 0,000 ).

       - Tỷ lệ tăng AUM sau can thiệp ở nhóm chứng là 93,33%; nhóm truyền thông là 67,11% nhóm dùng vitamin C là 67,04%. Tuy nhiên, dùng vitamin C có cải thiện nồng độ AUM có ý nghĩa so với nhóm chứng và nhóm truyền thông giáo dục sức khỏe. Ở những người dùng vitamin C giảm tỷ lệ tăng acid uric có ý nghĩa so với nhóm chứng, nhưng không có sự khác biệt so với chỉ có truyền thông giáo dục sức khỏe.

BS. CKII. Trần Quang khóa

ThS. BS. Huỳnh Ngọc Linh