Hội thảo dự án nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh theo công nghệ Simi-Fiofloc.

       Năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân được UBND huyện giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh theo công nghệ Semi - Biofloc tại xã Phú Thuận. Sau thời gian hơn 3 tháng triển khai dự án đã đạt được những kết quả tích cực.

       Nhằm đánh giá lại kết quả đã triển khai, ngày 07/11/2018 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân đã phối hợp cùng UBND xã Phú Thuận tổ chức cuộc hội thảo nhân rộng dự án.

       Dự án được triển khai tại 2 hộ, hộ ông Lý Quốc Tệt và Trần Tấn Nhã ở ấp Đất Sét, xã Phú Thuận. Hộ ông Lý Quốc Tệt sau thời gian nuôi 88 ngày tuổi, cỡ tôm 45 con/kg, sản lượng trên 6 tấn, sau khi trừ chi phí lợi nhuận trên 400 triệu đồng. Hộ ông Trần Tấn Nhã, tính đến thời điểm hội thảo tôm nuôi được 80 ngày tuổi, đạt cỡ 37 con/kg, ước sản lượng trên 9 tấn.

       Tóm tắt quy trình nuôi như sau:

       1. Chuẩn bị ao nuôi

       1.1. Xử lý nước:

       Nước được bơm từ ao lắng vào ao xử lý và xử lý bằng Chlorine, với liều lượng 30 ppm. Sau khi xử lý khoảng 7 ngày tiến hành cấp vào ao sẵn sàng.

       1.2. Cấp nước vào ao ương:

       Nước từ ao sẵn sàng cấp vào ao ương, mức nước cấp khoảng 0,8 - 0,9 m. Sau khi cấp xong tiến hành gây màu, tạo floc:

       - Nguyên vật liệu nuôi floc:

Phiễu đo floc và men vi sinh ủ floc. Ảnh Tg

TT

Nguyên vật liệu cần thiết

Liều lượng

Ghi chú

1

Nước ao (nước đã xử lý)

150 lít

 

2

Thức ăn số 0

3 kg

Chỉ cần 7 ngày đầu, sau đó giảm dần

3

Mật rỉ đường

10 lít

 

4

Vi sinh tạo Biofloc

 

Có thể tăng nếu cần tạo floc nhanh

 

       - Sau 24 giờ sục khí mạnh, khi thấy bọt trắng nổi đầy mặt thùng và mùi rỉ đường không còn nặng như trước thì trộn thêm 10 – 12 lít mật rỉ đường nữa rồi bơm hỗn hợp xuống ao. Liều áp dụng là mỗi ao 1 thùng. Làm liên tục 3 - 4 ngày hoặc cho đến khi thấy floc và kiểm tra chất lượng nước phù hợp để thả tôm.

       2. Tôm giống:

       2.1. Chọn tôm giống:

       - Tôm giống thả nuôi phải được mua từ cơ sở cung cấp tôm giống có uy tín.

       - Nhìn cảm quan tôm phải đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, đạt kích cỡ 1,2-1,5cm.

       - Tôm giống phải được xét nghiệm bằng PCR trước khi thả nuôi, chỉ chọn lô tôm giống được chứng nhận sạch các loại bệnh do virus: Đốm trắng, đầu vàng, Taura,...

       - Mật độ ương trên 1.000 con/m2.

       - Thời gian ương 28 ngày, sau đó chuyển sang ao nuôi.

       2.2. Chuyển tôm sang ao nuôi thương phẩm:

       + Mật độ nuôi thương phẩm: 250 con/m2.

       + Trước khi sang tôm phải thuần tôm, bằng cách dùng nước ao chuẩn bị sang tôm thay nước cho ao ương, lượng nước thay từ 50 – 80% trong vòng 2-3 ngày, theo dõi tôm có bị sốc không, có kế hoạch xử lý.

       + Nên sang tôm vào sáng sớm, chiều mát, tránh vào thời điểm tôm lột xác.

       - Cách sang tôm:

       + Dùng lưới kéo tôm từ ao ương sang ao nuôi (với ao thiết kế cao trình ao ương bằng hoặc thấp hơn cao trình ao nuôi thương phẩm).

       * Các chỉ tiêu chất lượng nước cần đạt trước khi chuyển sang nuôi:

Thông số

Khoảng cho phép

Khoảng thích hợp

Ghi chú

Nhiệt độ (0C)

26 – 33

28 – 30

Dao động ngày đêm < 50C

pH

7,5 – 8,5

7,8 – 8,2

Dao động ngày đêm < 0.5

Độ mặn (0/00)

0,5 – 35

15 – 25

Dao động ngày đêm < 50/00

Oxy hoà tan (mg/l)

3 - 6

4 - 6

> 4 mg/l

Tổng chất rắn hòa tan (TDS) (g/l)

15 – 25

 

 

Độ kiềm (mg CaCO3/l)

> 80

100 – 150

Phụ thuộc vào pH dao động

Độ cứng (mg CaCO3/l)

20 – 150

> 100

 

Độ trong (cm)

30 – 50

30 – 40

 

Độ sâu (cm)

 

100 - 120

 

H2S (mg/l)

< 0,03

< 0,02

Độc hơn khi pH thấp

NH3 tự do (mg/l)

< 0,1

< 0,05

Độc hơn khi pH cao

NO2 (mg/l)

< 0,3

< 0,2

 

Mg (mg/l)

< 1500

500 – 1000

Tùy độ mặn

Ca (mg/l)

< 500

200 - 400

Tùy độ mặn

K

< 500

200 - 400

Tùy độ mặn

 

       3. Chăm sóc và quản lý

       3.1. Thức ăn

       a. Chọn thức ăn:

       - Sử dụng thức ăn công nghiệp.

       - Chọn thức ăn ở những cơ sở có uy tín.

       - Cần kiểm tra thông tin trên bao bì để biết thành phần, hạn sử dụng của thức ăn và đối chiếu với phiếu kiểm tra chất lượng của lô hàng để chọn loại thức ăn tốt nhất.

       - Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm cao (38 - 42%) theo từng giai đoạn phát triển của tôm trong suốt quá trình nuôi.

- Chi phí thức ăn chiếm trên 60% tổng chi phí đầu tư của vụ nuôi. Do đó việc quản lý tốt thức ăn, góp phần quan trọng để để giảm giá thành sản phẩm.

       b. Cho ăn giai đoan ương: (30 ngày đầu tiên)

       * Bảng hướng dẫn chi tiết cách cho ăn trong tháng nuôi đầu, áp dụng cho 100.000 con tôm post.

Ngày 1

600 g/ngày

Số lần cho ăn/ngày

Ngày 2-7

Tăng 50g/ngày

05 – 06 lần/ngày

( 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h)

Ngày 8-14

Tăng 100g/ngày

Ngày 15-30

Tăng 200g/ngày

       - Tắt hệ thống quạt nước trước khi cho ăn 15 phút.

       - Chỉ sử dụng hệ thống ôxy đáy khi cho tôm ăn.

       - Giai đoạn tôm mới thả thức ăn cần hòa nước và tạt đều xung quang bờ ao.

       - Kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày qua siphon đáy ao, màu nước ao nuôi.

       - Tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi mà sử dụng kích cỡ thức ăn cho phù hợp.

       c. Cho ăn giai đoạn nuôi thương phẩm: (ngày 31 về sau)

       - Sử dụng máy cho ăn tự động cho tôm ăn sau khi sang ao nuôi thương phẩm sau 30 ngày nuôi.

       - Cách đặt máy cho ăn, điều chỉnh chế độ cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

       - Từ tháng thứ hai đến lúc thu hoạch cho ăn không tắt quạt và hệ thống ôxy đáy.

       - Dùng sàng để kiểm tra lượng thức ăn và sức khỏe của tôm.

       - Lượng thức ăn sử dụng trong ngày được tính toán, dựa trên tổng lượng tôm và kích cỡ tôm trong ao, kết hợp với kiểm tra trên sàng ăn, kết hợp siphon.

       - Trước khi chuyển số thức ăn cần thay đổi từ từ hoặc trộn thức ăn nhỏ - to với tỷ lệ 7:3, 5:5, 3:7. Chuyển đổi thức ăn hợp lý sẽ giúp tôm sử dụng thức ăn tốt hơn, đặc biệt tránh hiện tượng tôm phân đàn, tranh giành thức ăn.

       - Trộn thêm vitamin C, men tiêu hóa... vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.

       3.2. Quản lý môi trường nước:

       - Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi như: Hàm lượng Ca2+,  Mg2+ , K+, màu nước, pH, nhiệt độ, độ kiềm, khí độc,... thường xuyên kiểm tra bờ bao, lưới rào, để có biện pháp xử lý kịp thời.

       - Định kỳ 3-4 ngày sử dụng vi sinh + ủ rỉ mật đường để ổn định môi trường.

       3.3. Quản lý sức khỏe tôm nuôi:

       - Hàng ngày kiểm tra hình thái bên ngoài của tôm nuôi (phụ bộ, đường ruột, hoạt động tôm nuôi) để có hướng xử lý kịp thời.

       - Định kỳ hàng tuần chài tôm để kiểm tra tình trạng sức khỏe, tăng trưởng của tôm nuôi và đánh giá tỷ lệ sống của tôm trong ao nuôi.

Hộ ông Trần Tấn Nhã và cán bộ kỹ thuật đang tỉa thưa tôm nuôi. - Ảnh Tg

       Một số kinh nghiệm đút kết từ dự án:

       - Nuôi theo công nghệ Semi – Biofloc ít thay nước, tôm nhanh lớn, hệ số chuyển đổi thức ăn giảm...

       - Nuôi tôm siêu thâm canh vào mùa mưa nên thường xuyên sử dụng muối ăn để tăng hoạt lực của khoáng tạt; sang tôm thưa, để tôm hấp thu đủ khoáng chất.

       - Công nghệ Biofloc cho phép giảm chi phí sản xuất, hạn chế các tác động bất lợi đến môi trường, sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước và tài nguyên có liên quan.

Trần Thanh Đông-Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân