Phân tích hiệu quả sản xuất nghề muối ba khía Ở huyện ngọc hiển, tỉnh Cà Mau

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất nghề muối ba khía của các hộ dân ở huyện Ngọc Hiển. Số liệu nghiên cứu được thu thập trực tiếp 30 hộ dân làm nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglass được sử dụng trong nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy: Nhìn chung sản xuất ba khía muối ở huyện Ngọc Hiển có hiệu quả tương đối thấp. Trong quá trình sản xuất ba khía muối, hầu hết các hộ dân đều quan tâm đến việc chọn mua ba khía tươi, sử dụng lượng phụ gia thích hợp và sử dụng các yếu tố đầu vào khác một cách hợp lý để cho sản lượng ba khía muối cao nhất; Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng ba khía muối bao gồm: lượng ba khía tươi, vay vốn tín dụng và trình độ học vấn của hộ dân.

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngọc Hiển là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau với dân số sống ở nông thôn cao. Trong thời gian qua, huyện đã thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách Nhà Nước về phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung cũng như giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống nói riêng. Huyện Ngọc Hiển đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống. Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện Ngọc Hiển có 3 nghề - làng nghề truyền thống và 3 nghề - làng nghề mới. Trong đó, nghề muối ba khía đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng cư dân các vùng ven biển và được xem là một trong những nghề truyền thống tiêu biểu vì đã tồn tại hơn 100 năm.

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất ba khía muối thời gian qua còn tồn tại nhiều khó khăn như: Nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, cơ sở vật chất kém phát triển, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất chưa cao,…. Bên cạnh đó dịch bệnh COVID-19 hiện nay cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất ba khía muối. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các làng nghề nói chung cũng như nghề muối ba khía nói riêng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là yêu cầu rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Địa bàn nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cụ thể là Thị trấn Rạch Gốc và 6 xã gồm Tam Giang Tây, Tân Ân Tây, Viên An Đông, Viên An, Tân Ân và xã Đất Mũi. Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài là các số liệu năm 2020. Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu phỏng vấn trực tiếp 35 hộ dân làm nghề muối ba khía vào tháng 10 năm 2021.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp về thực trạng sản xuất ba khía muối được thu thập từ tài liệu có liên quan, các báo cáo hằng niên của Chi Cục Thông Kê huyện Ngọc Hiển, Niên giám thống kê, phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, các bài báo, tạp chí chuyên ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp 30 hộ dân làm nghề ba khía muối bằng phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện. Qua khảo sát, số liệu sơ cấp thu thập được bao gồm: thông tin chung hộ dân, tình hình sản xuất, sản lượng, nguồn lực sản xuất, thị trường đầu ra đầu vào và ảnh hưởng của các chính sách, tổ chức nghề nghiệp tại địa phương đến các hộ dân sản xuất ba khía muối; các loại chi phí đầu vào như chi phí mua ba khía, phụ gia, chi phí công cụ, dụng cụ lao động phục vụ cho chế biến ba khía của hộ dân và chi phí lao động

Bảng 3.1: Cơ cấu khảo sát theo xã

Số hộ phỏng vấn

Tỷ lệ (%)

Xã Tam Giang Tây

3

10,00

Xã Tân Ân Tây

3

10,00

Xã Viên Đông

3

10,00

Xã Viên An

5

16,67

Xã Tân Ân

4

13,33

Thị trấn Rạch Gốc

7

23,33

Xã Đất Mũi

5

16,67

Tổng cộng

30

100,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2021

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích biểu đồ biểu bảng để phân tích thực trạng sản xuất ba khía muối của các hộ dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tài chính như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí được ứng dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất đạt được trong sản xuất của các hộ dân. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng ba khía muối ở huyện Ngọc Hiển. Thông qua tài liệu lược khảo và quan sát tình hình thực tế tại địa phương đã tiến hành lập mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên như sau:

lnY=0 + 1lnX1 + 2 lnX2+ 3lnX3+ 4lnX4+ 5lnX5+ 6lnX6 + 7lnX7

Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện sản lượng ba khía muối (ki-lo-gram/hộ/năm), 0 là hằng số, i là các hệ số hồi qui, các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 lần lượt là các biến độc lập trong mô hình được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.2: Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Tên biến

Kí hiệu

Diễn giải

Lượng ba khía tươi

X1

Lượng ba khía tươi đầu vào sử dụng cho một năm nghiên cứu (kg/hộ/năm)

Lượng nhiên liệu than

X2

Lượng than các hộ dân dùng để sản xuất ba khía muối cho một năm nghiên cứu (kg/hộ/năm)

Giờ công lao động thuê

X3

Tổng số giờ thuê lao động để sản xuất ba khía muối trong một năm (giờ/hộ/năm)

Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ, máy móc

X4

Tổng chi phí công cụ, dụng cụ, máy móc phân bổ cho 6 tháng và khấu hao công cụ, dụng cụ, máy móc trong một năm (đồng/năm)

Trình độ học vấn

X5

Trình độ học vấn của người sản xuất chính tính đến năm nghiên cứu (năm)

Kinh nghiệm sản xuất

X6

Số năm hộ dân tham gia sản xuất ba khía muối tính đến thời điểm nghiên cứu (năm)

Vay vốn tín dụng

X7

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay vốn tin dụng và giá trị 0 nếu ngược lại

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng sản xuất ba khía muối của các hộ dân

4.1.1 Đặc điểm các hộ dân sản xuất ba khía muối

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là 35 hộ dân làm nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Qua khảo sát cho thấy các chỉ tiêu nguồn lực không đồng đều được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1.1: Bảng thống kê các nguồn lực của hộ dân sản xuất ba khía muối

Nguồn lực

ĐVT

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhân khẩu

Người

3

7

4,67

1,18

Số người trong độ tuổi lao động

Người

2

6

3,30

1,02

Số người tham gia sản xuất

Người

1

5

2,00

1,02

         

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Bảng 4.1.2: Một số thông tin chung về các hộ dân sản xuất ba khía muối

Chỉ tiêu

Tần số (hộ)

Tỷ trọng (%)

 

Tuổi của hộ dân

 

 

 

Dưới 30 tuổi

1

3,33

 

31 tuổi đến 40 tuổi

15

50,00

 

41 tuổi đến 50 tuổi

8

26.67

 

51 tuổi đến 60 tuổi

5

16.67

 

Trên 60 tuổi

1

3,33

 

Giới tính

5

16,67

 

Nam

19

63,33

 

Nữ

11

36,67

 

Tập huấn

 

 

 

Có tham gia tập huấn

8

26,67

 

Không tham gia tập huấn

22

73,33

 

Quy mô gia đình

 

3 người

4

13,33

4 người

12

40,00

5 người

7

23,33

6 người

4

13,33

7 người

3

10,00

Quy mô lao động

 

 

1 người

10

33,33

2 người

14

46,67

3 người

3

10,00

4 người

2

6,67

5 người

1

3,33

     

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Kết quả thống kê từ bảng 4.1.2 cho thấy:

Tuổi tác: Qua số liệu cho thấy độ tuổi trung bình các hộ dân khoảng 48 tuổi, độ tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất (50%). Ở độ tuổi này các hộ dân vẫn còn đủ sức khỏe để tiếp tục sản xuất ba khía muối và đây cũng là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm để đưa ra những quyết định quan trọng trong sản xuất.

Giới tính: Các chủ hộ sản xuất ba khía muối đa phần là nam với 19 hộ và chiếm tỷ trọng hơn 60% còn lại chủ hộ sản xuất là nữ. Có một số lý do cho sự chênh lệch này là vì trong quá trình sản xuất ba khía muối có có nhiều công đoạn cần đến sức mạnh và độ dẻo dai. Chính vì thế, nam giới là người sản xuất chính hoàn toàn phù hợp với thực tế.

Tập huấn: Theo thống kê, số hộ dân có tham gia tập huấn khá thấp chỉ với 8 hộ trên 30 hộ chiếm tỷ trọng hơn 26% còn lại là các hộ không tham gia tập huấn. Các hộ sản xuất ba khía muối ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đa phần sản xuất thủ công và theo cách truyền thống, không áp dụng nhiều khoa học – công nghệ vào sản xuất nên các kiến thức nên việc tham gia tập huấn không được các hộ dân quan tâm.

Quy mô gia đình: Quy mô gia đình (nhân khẩu) của hộ nông dân sản xuất ba khía muối ở huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau chủ yếu là 4 người chiếm 40% tương ứng với 12 hộ trong 30 nông hộ được điều tra, quy mô gia đình hộ 5 người chiếm 23,33% với 7 hộ, quy mô gia đình hộ 3 người và 6 người chiếm 13,33% với 4 hộ, còn lại quy mô gia đình từ 7 người chiếm 10% tương ứng với 3 hộ trong 30 hộ điều tra.

Quy mô lao động: Quy mô lao động của hộ dân sản xuất ba khía muối có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Nhìn chung, đa số các hộ nông dân sản xuất ba khía muối ở địa bàn nghiên cứu có quy mô lao động tham gia vào sản xuất là 1 - 5 người sản xuất, các thành viên còn lại có thể là những người cao tuổi, người mất sức lao động, trẻ em đang trong độ tuổi đi học hoặc những người trẻ tuổi đang làm những ngành nghề khác.

Bảng 4.1.3: Kinh nghiệm sản xuất chủ hộ

Kinh nghiệm (năm)

Tần số (hộ)

Tỷ trọng (%)

Nhỏ hơn 10 năm

13

46,67

11 năm – 20 năm

10

30,00

21 năm đến 30 năm

4

13,33

Trên 30 năm

3

10,00

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Từ bảng 4.1.3 cho thấy, có 13 hộ với kinh nghiệm nhỏ hơn 10 năm chiếm 46,67%. Những hộ với kinh nghiệm từ 11-20 năm chiếm 30% với 10 hộ, kế tiếp là kinh nghiệm từ 21 – 30 năm chiếm 13,33% với 4 hộ. Cuối cùng là kinh nghiệm trên 30 năm với 3 hộ. Số năm kinh nghiệm của hộ dân nhìn chung khá thấp bởi vì nghề làm ba khía đa phần sử dụng thủ công, tốn nhiều công sức nên nhiều hộ đã chuyển sang nhiều ngành nghề nhẹ nhàng hơn. Phần khác, ba khía muối khá dễ làm nên các hộ dân cũng dễ học hỏi từ bạn bè, gia đình truyền lại, bà con hàng xóm hoặc các trang mạng Internet nên cũng không cần quá nhiều kinh nghiệm. Song song đó, những hộ dân càng có nhiều kinh nghiệm thì việc đi theo lối mòn là đơn nhiên, khó áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất, vô tình làm sản lượng không tăng và giậm chân tại chỗ.

Bảng 4.1.4: Nguồn kinh nghiệm của các hộ làm nghề muối ba khía

Nguồn gốc kinh nghiệm

Tần số (hộ)

Tỷ trọng (%)

Gia đình truyền lại

12

40,00

Internet, TV, radio

6

20,00

Bạn bè, hàng xóm

22

73,33

Từ các lớp tập huấn

0

0,00

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Bảng 4.1.5: Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn

Tần số (hộ)

Tỷ trọng (%)

Lớp 1 đến lớp 5

4

13,33

Lớp 6 đến lớp 9

17

56,67

Lớp 10 đến lớp 12

9

30,00

Cao đẳng, đại học

0

0,00

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Qua khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của người sản xuất chính khá đa dạng. Số lượng người sản xuất chính có trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm đa số với 57%. Việc chuyển giao và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ba khía muối thuận tiện hơn. Ngoài ra, người dân dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới để phát triển quy mô, tìm được nhiều con đường để tiêu thụ giúp ba khía muối có giá bán cao hơn. Trình độ học vấn ở địa bàn nghiên cứu khá thấp với đại đa số là cấp trung học cơ sở.

Bảng 4.1.6: Số giờ lao động và thuê lao động của hộ dân sản xuất ba khía muối

Giờ lao động

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giờ công lao động thuê

0,00

180,00

13,80

40,14

Giờ công lao động gia đình

24,25

720,00

177,03

174,84

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Theo kết quả bảng 4.1.6 cho thấy, số giờ công lao động thuê lớn nhất là 180 giờ và trung bình là 14 giờ thuê lao động. Nghiên cứu thấy trung bình một ngày công lao động của hộ dân sản xuất ba khía muối là 13 giờ. Với tiêu chí lấy công làm lời và do một số hộ sản xuất với quy mô nhỏ hộ dân sẽ tự làm các công đoạn từ mua ba khía tươi, rửa ba khía, đến công đoạn nấu và muối ba khía. Ngoài ra, có những hộ dân sản xuất với quy mô lớn nên cần thuê thêm người để kịp cung cấp đủ số lượng ba khía muối cho khách hàng.

Bảng 4.1.7: Tình hình vay vốn của hộ dân sản xuất ba khía muối, 2020

Vay vốn

Số hộ

Tỷ trọng (%)

Không vay vốn

28

93,33

Có vay vốn

2

6,67

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Từ bảng 4.1.7 ta thấy, phần lớn nông hộ được khảo sát là không vay vốn chiếm 93,33% với 28 hộ và có 2 hộ có vay vốn chiếm 6,67%. Việc các hộ dân sử dụng vốn vay hay vốn tự có cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của nông hộ. Nếu hộ dân sử dụng vốn tự có sẽ tiết kiệm được phần thanh toán lãi vay, điều này sẽ giúp các hộ dân giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập gia đình.

Bảng 4.1.8: Nguồn cung ba khía tươi

Nguồn cung ba khía tươi

Tần số (hộ)

Tỷ trọng(%)

Tự bắt

8

26,67

Mua ở vựa

8

26,67

Mua từ người quen, người dân địa phương

19

63,33

    

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Ba khía tươi được mua từ người quen, người dân địa phương được chọn mua chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với 19 hộ. Sở dĩ hộ nông dân chọn mua nguồn ba khía tươi từ người quen, dân địa phương vì sẽ không tốn thêm chi phí vận chuyển do người dân thường đến tận nơi để bán ba khía cho chủ hộ và giá mua cũng thấp hơn khi phải mua qua nhiều cơ sở, vựa lớn hay từ chợ. Vào mùa ba khía nhiều, các hộ nông dân thường tận dụng thời gian nhàn rỗi để tự bắt nhằm giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, tăng thêm thu nhập.

Bảng 4.1.9: tình hình tiêu thụ ba khía muối

Đối tượng tiêu thụ ba khía muối

Tần số (hộ)

Tỷ trọng (%)

Chợ, hội chợ

24

80,00

Bạn bè, người quen

30

100,00

Khách hàng từ các mạng xã hội

19

63,33

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2021

Theo bảng 4.1.9, Các hộ nông dân bán khá nhiều cho các chợ và hội chợ với 24 hộ chiếm 80% tổng số, sở dĩ hộ nông dân chở sản phẩm của mình ra chợ, hội chợ bán là vì họ thường giao sỉ cho các tiểu thương ở đó và cũng có một số hộ sản xuất với quy mô nhỏ với số lượng ít, nên có thể chở ra chợ bán lẻ. Đầu ra sản phẩm ba khía muối còn khá bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định nên các hộ dân dễ bị thương lái ép giá và hay bị tình trạng được mùa ba khía muối nhưng mất giá.

4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất ba khía muối của các hộ dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

4.2.1 Phân tích các chi phí sản xuất

Bảng 4.2.1: Các khoản mục chi phí đầu vào bình quân trong 1 kg ba khía muối

Đơn vị: Đồng/kg

Các khoản chi phí

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nguyên liệu

33.083,33

57.000,00

42.499,73

5.432,78

Nhiên liệu

0,00

  1.266,67

452,26

251,66

Vật tư

383,72

13.850,00

7.176,69

4.811,23

Lao động gia đình

8.223,35

21.000,00

13.548,42

79,37

Lao động thuê

0,00

2.741,12

277,35

735,78

Khấu hao công cụ, dụng cụ

308,60

2.921,74

1.011,81

548,19

Lãi vay

0,00

1.744,19

110,49

396,11

Khác

0,00

4.005,34

546,86

769,17

Tổng

 49.040,84

83.415,19 

65.623,62 

9.211,47 

Nguồn: Tính toán số liệu từ 30 hộ dân sản xuất ba khía muối, 2021

   Từ kết quả tính toán ở bảng 4.2.1, trong sản xuất ba khía muối chi phí nguyên liệu chiếm vị trí cao nhất trung bình là 42.500 đồng/kg, thấp nhất là chi phí lãi vay trung bình 111 đồng/kg và tổng chi phí của hộ dân sản xuất ba khía muối thấp nhất và cao nhất lần lượt là 49.000 đồng/kg và 83.000 đồng/kg. Như ta thấy có sự chênh lệch giữ tổng chi phí cao nhất và tổng chi phí thấp nhất là do có sự chênh lệch giữa các chi phí như: chi phí mua nguyên liệu (ba khía tươi), chi phí phụ gia (muối, đường,…); chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, than, củi); chi vật tư (keo, can nhựa, bao bì, tem nhãn); chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ; chi phí thuê lao động, chi phí lao động gia đình, chi phí lãi vay của các hộ có vay vốn tín dụng và cả những chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất.

4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Bảng 4.2.2 Bảng thống kê các yếu tố đầu vào trong sản xuất ba khía muối, 2020

Các yếu tố đầu vào

ĐVT

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Lượng ba khía tươi

Kg/năm

720,00

29.400,00

5.587,00

7.266.18

Lượng phụ gia

Kg/năm

330,00

19.800,00

4.324,50

4.986,27

Lượng xăng dầu

Lượng điện

Lượng than

Lượng củi

Lít/năm

KW/năm

Kg/năm

Võ/năm

0,00

0,00

0,00

0

255,00

660,00

255,00

6,00

27,70

281,00

13,50

1,67

66,20

217,58

49,57

1,67

Số giờ công lao động

Giờ/năm

291,00

10.800,00

2.290,00

2470,13

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát 30 hộ dân, 2021

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng lượng ba khía tươi sử dụng làm ba khía muối cao nhất là 29.400 kg/năm, trung bình là 5.587 kg/năm. Lượng phụ gia cho 1 năm lớn nhất 19.800 kg/năm, nhỏ nhất là 330 kg/năm. Theo số liệu điều tra thực tế, số ngày công lao động được tính từ tổng số ngày công lao động thuê và ngày công lao động gia đình trong một tháng, hộ dân sử dụng ít nhất 291 giờ/năm, nhiều nhất là 10.800 giờ/năm và trung bình là 2.290 giờ công lao động trong 1 năm. Hầu hết các hộ dân sử dụng lượng xăng dầu, lượng điện, lượng than và củi không đồng đều, tùy theo điều kiện từng gia đình mà người ta lựa chọn nhiên liệu cho phù hợp.

Bảng 4.2.3: Hiệu quả tài chính hộ dân sản xuất ba khía muối

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thấp nhất

Cao nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Sản lượng

Kg/năm

690,00

25.650,00

4.881,96

6.313,14

Giá bán

Đồng/kg

69.666,67

106.000,00

89.246,48

12.229,75

Doanh thu

Đồng/kg

69.666,67

106.000,00

89.246,48

12.229,75

Tổng doanh thu

Nghìn đồng/năm

69.000,00

1.795.500,00

389.649,40

450.543,80

Tổng chi phí

Đồng/kg

49.040,84

83.415,19

65.623,62

9.211,47

Chi phí chưa có LĐGĐ

Đồng/kg

39.095,56

71.415,9

52.075,20

8.609,49

Thu nhập

Đồng/kg

23.107,01

56.835,65

37.171,28

8.001,98

Lợi nhuận

Đồng/kg

13.025,00

38.681,30

23.622,86

6.91,.67

Các chỉ tiêu tài chính

    

Tỷ suất lợi nhuận

Lần

0,14

0,40

0,26

0.06

Doanh thu/ chi phí

Lần

1,17

1,67

1,36

0,11

Lợi nhuận/ chi phí

Lần

0,17

0,68

0,36

0,36

        

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát 30 hộ dân, 2021

Theo kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.9.3 cho  thấy,  tổng chi  phí  sản  xuất  ba khía muối của các hộ dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau trung  bình  là  65,62 đồng/kg. Trong tất cả các chi phí, chi phí nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất cao nhất. Với sản lượng ba khía muối trung bình là 4.9 nghìn kg ba khía muối/năm và giá bán trung bình tại thời điểm nghiên cứu là 89,25 nghìn đồng/kg. Doanh thu của hộ dân thu được trung bình là 389.65 triệu đồng/năm. Lợi  nhuận hộ dân  đạt  được  là 23,62 đồng/kg. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận đạt được của hộ dân là 0,26 lần.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng ba khía muối

Bảng 4.2.4: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng ba khía muối

Các biến độc lập

Tên biến

Hệ số

Mức ý nghĩa

Vif

Hằng số

 

0,111

 

 

Lnbakhiatuoi

X1

0,971***

0,000

5,63

Lnthan

X2

0,002ns

0,619

1,41

Lnlaodongthue

X3

0,003ns

0,442

2,47

Lnkhauhao

X4

-0,003ns

0,814

4,74

hocvan

X5

0,006**

0,017

1,14

kinhnghiem

X6

-0,001ns

0,190

1,20

tindung

X7

0,048*

0,072

1,49

Hệ số xác định R2

0,99

Prob>F

0,00

Ghi chú: *, ** , *** chỉ mức ý nghĩa thống kê tương ứng lần lượt ở mức 10%, 5%, 1% vàns: không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata từ số liệu khảo sát, 2021

Kết quả từ Bảng 4.2.4 cho thấy, có 3 yếu tố có ảnh hưởng đến lượng ba khía muối của các hộ dân đó là: lượng ba khía tươi, trình độ học vấn và vay vốn tín dụng. Trong khi đó, các yếu tố về lượng than, lượng lao động thuê, lượng khấu hao công cụ, dụng, máy móc và kinh nghiệm không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Từ đó,  ta ước lượng được phương trình hồi qui như sau như sau:

lnY = 0,111 + 0,971***ln(X1)+ 0,002nsln(X2) + 0,003nsln(X3) - 0,003ns ln(X4) + 0,006**ln(X5) -0,001nsln(X6) + 0,048* ln(X7)

Lượng ba khía tươi:

Lượng ba khía tươi có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng ba khía muối. Hệ số ước lượng của biến có ý nghĩa thống kê ở mức là 1%, có nghĩa là khi tăng 1% lượng ba khía tươi thì sản lượng ba khía muối hằng năm sẽ tăng 0,971% với điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi. Lượng ba khía tươi tăng dẫn đến sản lượng ba khía muối tăng bởi vì ba khía tươi là nguồn nguyên liệu chính cho ba khía muối. Lượng ba khía tươi đầu vào càng nhiều sẽ làm cho sản lượng và doanh thu tăng giúp người dân cải thiện đời sống và gắng bó với nghề muối ba khía lâu dài.

Trình độ học vấn:

Trong sản xuất ba khía muối trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng ba khía muối, hệ số ước lượng của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, có nghĩa là khi tăng 1% số năm học vấn thì sản lượng ba khía muối thu được hằng năm tăng thêm 0,006%. Nếu trình độ học vấn tăng lên thì việc ứng dụng công nghệ - khoa học vào sản xuất ba khía muối tốt hơn.

Vay vốn tín dụng:

Vay vốn tính dụng là một trong những cách để các hộ dân nâng cao nguồn lực kinh tế, các hộ có vay vốn tín dụng thì ngồn vốn cao sẽ dễ dàng mua các công cụ, dụng cụ tiên tiến, dễ dàng áp dụng các kha học vào trong sản xuất làm tăng sản lượng ba khía muối. Vì vậy, có vay vốn tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng ba khía muối hằng năm. Hệ số ước lượng của biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, có nghĩa là khi các hộ dân có vay vốn tín dụng thì sản lượng ba khía muối sẽ cao hơn so với những hộ không vay.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Qua kết quả điều tra cho thấy, năng suất ba khía muối còn tương đối thấp nhưng các chi phí các yếu tố đầu vào là ba khía tươi hiện nay đang dần khan hiếm do đánh bắt quá nhiều. Giá ba khía tươi tăng nhiều dẫn đến lợi nhuận hộ dân thu được không cao.

 Mối liên kết giữa các hộ dân sản xuất ba khía muối với các nhà khoa học, các nhà đầu tư còn lõng lẻo, rời rạc và thiếu gắng bó dẫn đến đầu ra ba khía muối không ổn định, thị trường tiêu thụ khá bấp bênh do không có nguồn thu mua cố định nên giá ba khía dễ bị ép giá. Hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 thị trường ba khía càng thu hẹp lại, vận chuyển khó khăn và không được lưu thông nên thương lái hạ giá ba khía muối của các hộ dân, nhưng bán lại giá rất đắt.Quá trình vay vốn gặp nhiều khó khăn do cần tài sản thế chấp và quy trình vay vốn phức tạp.

Với  kết  quả nghiên  cứu  này,  nhóm  tác  giả  đề  xuất  một  số giải pháp đối với các hộ sản xuất ba khía muối ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau như sau:

Xây dựng mối quan hệ giữa người cung cấp ba khía tươi và hộ dân theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Ưu tiên lựa chọn ba khía tươi có nguồn gốc và sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các hộ dân phải cân nhắc kĩ càng khi sử dụng các lượng đầu vào một cách hợp lí, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, không hợp lí dẫn đến không đạt được hiệu quả và có thể gây những ảnh hưởng xấu đến chất lượng ba khía muối thành phẩm.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong sản xuất ba khía muối, chú trọng khâu bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh, cần khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân ở các làng nghề muối ba khía tham gia nghiên cứu khoa học, các sáng kiến kỹ thuật mới để sản xuất có hiệu quả hơn

Các hộ dân cần thường xuyên theo dõi giá cả thị trường từ các nguồn khác nhau để xác định được mức giá hợp lý tránh trường hợp bị thương lái ép giá do thiếu thông tin về giá cả thị trường.

Nhìn chung mặt bằng dân trí ở nơi khảo sát khá thấp và cần đổi mới thiết bị, công nghệ mới giúp các hộ dân nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh thị trường giúp cho các nghề muối ba khía đứng vững. Các hộ dân nên đọc thêm nhiều các báo chí, sách vở.Tham gia các tổ chức hội thảo tập huấn, thay đổi lối mòn sản xuất nhưng cũng phải lưu ý việc đổi mới thiết bị và công nghệ phải kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống thì mới giữ được nét đặc thù của sản phẩm.

Kết hợp phát triển du lịch và bán sản phẩm ba khía muối đặc sản. Sản phẩm làng nghề muối ba khía kết hợp phục vụ du lịch cần được quan tâm hơn, xem đây là một kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng mới của Cà Mau. Trước hết, cần nâng cao chất lượng sản phẩm ba khía muối, mẫu mã mới bắt mắt và đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bán đúng giá quy định và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

TS. Nguyễn Hữu Tâm; CN. Nguyễn Kim Ngân - Trường Đại học Cần Thơ